Thay thế astaxanthin bằng lutein trong thức ăn tôm liệu có khả thi?

Tôm và các loài giáp xác khác không có khả năng tổng hợp sinh học sắc tố carotenoid, điều này khiến chúng cần thiết phải thu được carotenoid từ chế độ ăn để đạt được và duy trì sắc tố cơ thể.

sắc tố carotenoid trên tôm
Sắc tố cơ thể sáng là một yếu tố quan trọng đối với sự ưa thích của người tiêu dùng tôm, phản ánh độ tươi và chất lượng của sản phẩm.

Astaxanthin giúp tăng cường khả năng chống căng thẳng bằng cách hoạt động như một chất chống oxy hóa hiệu quả, cũng như chất phụ gia để cải thiện hiệu suất tăng trưởng và sắc tố của nhiều động vật thủy sản. Tuy nhiên, việc bổ sung astaxanthin vào chế độ ăn được cho là có thể làm tăng đáng kể chi phí thức ăn cho tôm vì quá trình chế biến tổng hợp đắt tiền của sắc tố carotenoid này. Do đó, cần xác định các chất phụ gia hiệu quả về chi phí khác để thay thế astaxanthin trong khẩu phần ăn của tôm.

Các loài giáp xác có thể chuyển đổi nhiều sắc tố carotenoid như beta carotene thành astaxanthin. Điển hình là lutein, một trong những sắc tố carotenoid tự nhiên rẻ hơn đáng kể so với astaxanthin, có thể được chiết xuất từ một số loại rau như cúc vạn thọ. Các nghiên cứu trước đây đã chứng minh rằng cả lutein và astaxanthin đều đóng những vai trò thiết yếu trong hoạt động tăng trưởng, đề kháng cũng như sắc tố của động vật thủy sản. Tuy nhiên, liệu lutein có thể thay thế astaxanthin cho tôm thể chân trắng được hay không vẫn chưa được ghi nhận.

sắc tố carotenoid
Tôm được bổ sung sắc tố carotenoid có hiệu suất tăng trưởng cao. Ảnh minh họa

Theo báo cáo về một nghiên cứu trong đó chế độ ăn bổ sung có/không có lutein hoặc astaxanthin được so sánh về tác động của hai loại carotenoid đối với hiệu suất tăng trưởng, sức đề kháng và sự trao đổi chất của tôm thẻ. Kết quả cho thấy, tất cả các nghiệm thức được bổ sung sắc tố carotenoid đều có hiệu suất tăng trưởng cao hơn đáng kể so với nhóm không được bổ sung sắc tố trên.

Có hai lý do chính giải thích tại sao sắc tố carotenoid có thể cải thiện hiệu suất tăng trưởng của động vật giáp xác. Một là sắc tố carotenoid có thể điều chỉnh sự trao đổi chất của động vật và do đó thúc đẩy quá trình tiêu hóa chất dinh dưỡng của chúng. Hai là sắc tố carotenoid có thể rút ngắn khoảng thời gian chu kỳ lột xác của động vật giáp xác và điều chỉnh quá trình trao đổi chất để giảm tiêu thụ năng lượng, dẫn đến hiệu suất tăng trưởng được nâng cao.

Khả năng tiêu hóa và chuyển hóa chất dinh dưỡng ở động vật thủy sản cũng là những thông số quan trọng để đánh giá một loại chất phụ gia. Trong nghiên cứu này, không có sự khác biệt đáng kể về các enzym tiêu hóa khác nhau được tìm thấy giữa bốn nhóm sắc tố carotenoid, cho thấy rằng sắc tố carotenoid trong chế độ ăn không thể thay đổi khả năng tiêu hóa protein của tôm thẻ chân trắng, mặc dù dữ liệu liên quan chỉ ra rằng lutein và astaxanthin có thể cải thiện khả năng tổng hợp chất béo của loài tôm này.

Ngoài ra, mức độ thấp hơn đáng kể của các thông số chống oxy hóa khác nhau được quan sát trong bốn nhóm bổ sung sắc tố carotenoid, cho thấy lutein và astaxanthin có thể hoạt động như một chất chống oxy hóa và bảo vệ tế bào khỏi stress, đồng thời cải thiện khả năng chống oxy hóa của tôm. Bổ sung lutein trong chế độ ăn từ 62,5 đến 87,5 ppm có thể tạo ra tác dụng chống oxy hóa tương tự ở tôm thẻ chân trắng so với astaxanthin.

Các đặc tính chống oxy hóa của lutein và astaxanthin đã được báo cáo rộng rãi trong một số nghiên cứu trước đây, nhưng rất ít nghiên cứu tập trung vào khả năng chống viêm và các chức năng miễn dịch khác của các sắc tố carotenoid này. Việc bổ sung lutein hoặc astaxanthin trong chế độ ăn có thể ức chế quá trình apoptosis [quá trình chết tế bào theo chương trình xảy ra ở sinh vật đa bào ở tôm thẻ.

Nhìn chung, chế độ ăn bổ sung lutein dao động từ 62.5 đến 75ppm dẫn đến hiệu suất tăng trưởng, khả năng chống oxy hóa và phản ứng miễn dịch của L. vannamei tương tự so với chế độ ăn bổ sung 50ppm astaxanthin. Do đó, lutein trong chế độ ăn được đề xuất là đủ trong chế độ ăn của tôm thẻ chân trắng để thay thế astaxanthin.

Nguồn: Global Seafoods Alliance, Aquafeed Categories, 7/2/2022. Can astaxanthin be replaced with lutein in diets of Pacific white shrimp juveniles?

Đăng ngày 17/04/2022
Thư Mai @thu-mai
Nuôi trồng

FLOCponics: Sự tích hợp hoàn hảo của công nghệ biofloc và cây thủy canh

FLOCponics là một loại Aquaponics thay thế tích hợp công nghệ biofloc (BFT) với sản xuất cây trồng không sử dụng đất.

flocponics
• 15:51 07/03/2022

Mô hình nuôi ba ba lãi 300 triệu đồng/năm

Mô hình nuôi ba ba của ông Lương Thành Kỷ, ở thị trấn Búng Tàu, huyện Phụng Hiệp. Qua 14 năm phát triển, đến nay đàn ba ba sinh sản của ông Kỷ đã phát triển hơn 1.500 con, mỗi năm xuất bán ra thị trường từ 8.000-10.000 con giống, trừ hết các khoản chi phí, lợi nhuận gần 300 triệu đồng/năm.

Ba ba.
• 09:38 14/06/2021

Kinh tế ổn định nhờ nuôi ba ba sinh sản

Hơn 20 năm nuôi ba ba sinh sản, anh Nguyễn Đức Lợi, ấp Phước Thọ B, xã Mỹ Phước, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng có cuộc sống khấm khá. Gắn bó lâu năm với con ba ba một phần cũng vì sự yêu thích loài vật này, ba ba lại dễ nuôi, nhẹ công chăm sóc, thị trường tiêu thụ tốt, đem lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình anh.

• 15:40 03/03/2021

Thu trăm triệu đồng mỗi năm từ nuôi ba ba

Nuôi ba ba gai là một công việc đòi hỏi phải có nguồn vốn lớn và kỹ thuật cao. Nhưng bằng ý chí, nghị lực, sự đam mê tận tụy với công việc cùng với áp dụng các kiến thức khoa học kỹ thuật mà ông Phạm Tất Đạt ở xã Yên Bình, thành phố Tam Điệp đã thành công, vươn lên trở thành triệu phú.

kỹ thuật sản xuất giống baba
• 10:00 30/05/2017

Hiệu quả nuôi tôm quảng canh cải tiến

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang đứng trước nhiều thách thức về môi trường, dịch bệnh và chi phí sản xuất, mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến đang dần trở thành lựa chọn ưu tiên của nhiều hộ dân. Vậy mô hình có những đặc điểm gì nổi bật và vì sao ngày càng được bà con lựa chọn và đâu là các yếu tố quyết định hiệu quả của mô hình? Bài viết dưới đây sẽ mang đến cái nhìn tổng quan và chi tiết về hiệu quả của mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến – một hướng đi hứa hẹn cho tương lai ngành tôm Việt Nam.

Tôm sú
• 09:36 23/06/2025

Cá gì nuôi tốt tại khu vực miền núi?

Việt Nam có địa hình đa dạng với nhiều vùng sinh thái khác nhau, trong đó khu vực miền núi chiếm tỷ lệ lớn, đặc biệt là các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và một phần vùng duyên hải miền Trung. Mặc dù điều kiện địa lý và thời tiết ở những khu vực này có phần khắc nghiệt hơn so với vùng đồng bằng, nhưng đây cũng là nơi có nhiều tiềm năng để phát triển nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi cá nước ngọt.

Nuôi cá
• 09:00 21/06/2025

Tôm bơi lờ đờ và kéo đàn: Dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm trong ao nuôi

Một trong những hiện tượng khiến người nuôi tôm lo lắng và cần đặc biệt chú ý chính là tôm bơi lờ đờ và kéo đàn. Đây không chỉ là biểu hiện của sự suy yếu mà còn có thể là lời cảnh báo về những vấn đề nghiêm trọng đang xảy ra trong ao, từ môi trường xuống cấp đến sự bùng phát của dịch bệnh.

Tôm bơi lờ đờ
• 14:38 19/06/2025

Làm sao để phân biệt được ốc bươu vàng và ốc bươu đen?

Ốc bươu vàng và ốc bươu đen là hai loài thường xuyên được nhắc tới. Tuy nhiên, đây là hai loại ốc hoàn toàn khác nhau cả về sinh học, tác động đến môi trường và giá trị kinh tế. Việc phân biệt đúng giữa hai loài ốc này là vô cùng quan trọng đối với bà con nông dân, tránh những hậu quả đáng tiếc như thả nhầm ốc bươu vàng vào ao nuôi hoặc ruộng lúa.

Ốc bươu
• 13:36 18/06/2025

Mưa kéo dài: Nguy cơ âm thầm gây suy kiệt và hao hụt tôm

Mưa kéo dài, một trong những “kẻ thù thầm lặng” gây tổn thương nghiêm trọng đến sức khỏe của tôm, khiến chúng yếu dần, dễ nhiễm bệnh và chết lai rai nếu người nuôi không có biện pháp can thiệp kịp thời và đúng cách.

Xác tôm
• 04:22 24/06/2025

Xu hướng vùng nuôi: Cảnh báo khuẩn gan và ruột vẫn tiếp tục tăng cao

Tại báo cáo LAB kỳ 14-20/06/2025 có nhiều dấu hiệu cải thiện hơn so với kỳ trước. Tuy nhiên, tỷ lệ khuẩn đường ruột và gan tụy vẫn đang ở mức cảnh báo do có sự tăng cao.

Báo cáo LAB
• 04:22 24/06/2025

Cảnh báo về việc tiêu thụ cá sống, sashimi không rõ nguồn gốc

Hiện nay, xu hướng thích ăn cá sống, sashimi và các món hải sản tươi sống ngày càng phổ biến tại Việt Nam. Tuy nhiên, đi kèm với xu hướng này là nguy cơ về an toàn vệ sinh thực phẩm đang gây nhiều lo ngại, nhất là trong bối cảnh việc kiểm soát nguồn gốc và quy trình chế biến còn nhiều bất cập.

Sashimi
• 04:22 24/06/2025

Hiệu quả nuôi tôm quảng canh cải tiến

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang đứng trước nhiều thách thức về môi trường, dịch bệnh và chi phí sản xuất, mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến đang dần trở thành lựa chọn ưu tiên của nhiều hộ dân. Vậy mô hình có những đặc điểm gì nổi bật và vì sao ngày càng được bà con lựa chọn và đâu là các yếu tố quyết định hiệu quả của mô hình? Bài viết dưới đây sẽ mang đến cái nhìn tổng quan và chi tiết về hiệu quả của mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến – một hướng đi hứa hẹn cho tương lai ngành tôm Việt Nam.

Tôm sú
• 04:22 24/06/2025

Kỹ thuật trộn khoáng và vitamin vào thức ăn không bị hao hụt

Việc bổ sung khoáng chất và vitamin vào khẩu phần ăn của vật nuôi là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, nếu không áp dụng đúng kỹ thuật, khoáng – vitamin có thể bị hao hụt nghiêm trọng trong quá trình trộn, bảo quản hoặc cho ăn, từ đó làm giảm hiệu quả sử dụng, tốn kém chi phí và ảnh hưởng đến sự phát triển của vật nuôi.

Trộn thức ăn
• 04:22 24/06/2025
Some text some message..