Thay thế bột cá bằng nguồn protein khác trong thức ăn thủy sản

Sử dụng thực phẩm bền vững đang trở thành xu thế tiêu dùng hiện nay. Trong khi người tiêu dùng lo lắng về tính bền vững của thực phẩm do ngành chăn nuôi cung cấp thì các sản phẩm thủy sản được xem là sự chọn tối ưu. Tuy nhiên, sự thật là ngành nuôi trồng thủy sản vẫn không đáp ứng được các yêu cầu của thực phẩm theo hướng bền vững. Trữ lượng các loài cá nhỏ ngoài tự nhiên đang suy giảm nghiêm trọng do bị khai thác quá mức để sản xuất thức ăn thủy sản. Hiện nay, các nghiên cứu thay thế bột cá bằng nguồn protein khác đã tìm ra được nhiều nguồn protein thay thế có thể sử dụng trong thực tế sản xuất.

Thay thế bột cá bằng nguồn protein khác trong thức ăn thủy sản
Protein từ đậu nành được hy vọng có thể thay thế bột cá

Quỹ đầu tư X (X-Prize) trong lĩnh vực NTTS

F3 (Future of Fish Feed) là sự hợp tác của các tổ chức phi chính phủ, các nhà khoa học và một số tổ chức tư nhân gồm Đại học Arizona và Quỹ X-Prize để tìm ra nguồn protein mới thay thế bột cá trong thức ăn thủy sản.

Nguồn cung cấp bột cá và dầu cá hiện nay phần lớn là từ các loài cá nhỏ được đánh bắt từ tự nhiên như cá cơm, cá mòi và cá mòi dầu. Theo FAO, sản lượng nuôi trồng thủy sản chiếm 47% sản lượng toàn ngành thủy sản (2016), vì vậy nhu cầu sử dụng bột cá trong thức ăn thủy sản tăng nhanh là điều tất yếu, từ đó dẫn đến 2 vấn đề là giá bột cá tăng và gây cạn kiệt trữ lượng cá nhỏ trong tự nhiên.

Mới đây, F3 đã tổ chức cuộc thi F3 Challenge lần thứ 3 nhằm khuyến khích các công ty thức ăn thủy sản nghiên cứu, sản xuất và bán ra thị trường các loại thức ăn không sử dụng nguồn protein từ cá. Cuộc thi tập trung chủ yếu vào những loài thủy sản ăn động vật như: cá hồi, tôm, cá ngừ, cá tuyết. Nguồn thay thế bột cá trong cuộc thi chủ yếu bao gồm: thực vật, côn trùng, tảo và vi khuẩn. Theo F3, số lượng thức ăn thủy sản không sử dụng nguyên liệu từ cá được bán ra trong cuộc thi đã cứu 100 triệu con cá từ tự nhiên thoát khỏi số phận phải làm thức ăn cho ngành nuôi trồng thủy sản.

Thức ăn thủy sản dùng protein thay thế cần được nhân rộng

Cuộc thi F3 Chanllenge đã làm bùng nổ cuộc tranh cãi gay gắt giữa các tổ chức ở Mỹ. Một số tổ chức phản đối gay gắt hướng định hướng của F3. Trong đó Marine Ingredient Organization (IFFO) cho rằng việc sử dụng những nguồn nguyên liệu mới, nhất là sự phối trộn các nguyên liệu này với nhau có thể gây nên các tác hại trong tương lai mà F3 cũng như các công ty phát triển sản phẩm không thể lường trước được. Trong khi đó, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), Đoàn Ủy nhiệm Quản trị khí quyển và đại dương quốc gia (NOAA), Tổ chức Lương thức và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO) lại cho rằng việc thay thế bột cá bằng các loại nguyên liệu khác sẽ mở ra lối thoát cho ngành sản xuất thức ăn thủy sản và góp phần bảo vệ nguồn lợi cá tự nhiên.

Đối với vấn đề nguồn lợi thủy sản, các loài cá nhỏ bị khai thác để làm bột cá chắc chắn sẽ dần cạn kiệt trong tương lai, từ đó cũng sẽ ảnh hưởng đến các loài cá săn mồi dùng cá nhỏ làm thức ăn. Theo một nghiên cứu, nếu các loài cá nhỏ tiếp tục bị khai thác như hiện nay thì trữ lượng loài có thể sẽ đạt đến giới hạn sinh thái vào năm 2037. Điều này có nghĩa là các loài cá đang bị khai thác làm bột cá và các loài các trong chuỗi thức ăn đều sẽ cạn kiệt.

Ở khía cạnh của ngành sản xuất thức ăn thủy sản, trong những năm gần đây sự tăng nhanh nhu cầu sử dụng bột cá song song với sự giảm sút nguồn nguyên liệu đã khiến ngành công nghiệp nuôi trồng thủy sản nhiều lần cảnh báo nguy cơ thiếu thức ăn phục vụ sản xuất trong tương lai.

Hiện tại, việc sử dụng phụ phẩm, phế phẩm trong ngành chế biến cá cũng đang giảm gánh nặng lên việc khai thác các loài cá nhỏ. Dù chúng ta chấp nhận việc thay thế hoàn toàn bột cá và dầu cá đánh bắt từ tự nhiên để sản xuất thức ăn thủy sản là điều không thể, nhưng những thành công trong việc nghiên cứu sử dụng tảo, men, đậu nành và protein từ côn trùng để thay thế cho bột cá đang mang lại hy vọng mở ra một cuộc cách mạng cho ngành công nghiệp sản xuất thức ăn thủy sản trong tương lai.

The Forbes

Đăng ngày 01/10/2019
THẢO NGUYỄN Lược dịch
Kỹ thuật

Các biện pháp xử lý nước trước khi thả tôm

Đối với người nuôi tôm, việc xử lý nước nuôi tôm là rất quan trọng. Khi nguồn nước trong ao luôn sạch, sẽ giúp cho tôm khỏe mạnh, mau lớn và phòng tránh được rất nhiều loại bệnh. Sau đây là biện pháp xử lý nước trước khi thả tôm vào ao nuôi.

Xử lý nước
• 11:39 15/01/2025

Điểm danh các dấu hiệu tôm đang thiếu hụt dinh dưỡng

Tôm là loài sinh vật nhạy cảm với môi trường sống và chế độ dinh dưỡng. Khi thiếu hụt dinh dưỡng, tôm sẽ biểu hiện qua những dấu hiệu rõ rệt trên cơ thể và hành vi. Nhận biết sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có biện pháp khắc phục kịp thời, tránh gây thiệt hại nghiêm trọng.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:23 14/01/2025

Kiểm soát dịch bệnh do virus trên cá rô phi

Cá rô phi là một trong những loài thuỷ sản được nuôi phổ biến nhất trên thế giới, đóng vai trò quan trọng trong kinh tế xã hội và an ninh lương thực. Tuy nhiên, dịch bệnh do virus trên cá rô phi gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế và sản lượng. Để đối phó, việc kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh đòi hỏi những chiến lược tổng thể, tích hợp và bền vững.

Cá rô phi
• 09:44 14/01/2025

Các đặc điểm cần lưu ý khi chọn tôm giống

Việc chọn tôm giống chất lượng là bước đầu tiên và quan trọng nhất để đảm bảo thành công. Tôm giống khỏe mạnh sẽ giúp giảm thiểu rủi ro bệnh tật, tăng tỷ lệ sống sót và cải thiện năng suất ao nuôi. Tuy nhiên, để chọn được tôm giống đạt tiêu chuẩn, người nuôi cần nắm rõ một số đặc điểm quan trọng.

Tôm giống
• 09:49 13/01/2025

5 yếu tố "vàng" bà con cần lưu ý khi lựa chọn máy cho tôm ăn

Thức ăn chiếm tới 70% chi phí trong nuôi tôm – và đó cũng là lý do khiến nhiều hộ nuôi đau đầu với bài toán lợi nhuận. Bà con có biết, chỉ cần một chiếc máy cho tôm ăn tự động phù hợp, bạn có thể tiết kiệm hàng chục triệu đồng mỗi vụ, giảm lãng phí, tăng năng suất vượt trội?

Máy cho tôm ăn
• 18:29 15/01/2025

Các biện pháp xử lý nước trước khi thả tôm

Đối với người nuôi tôm, việc xử lý nước nuôi tôm là rất quan trọng. Khi nguồn nước trong ao luôn sạch, sẽ giúp cho tôm khỏe mạnh, mau lớn và phòng tránh được rất nhiều loại bệnh. Sau đây là biện pháp xử lý nước trước khi thả tôm vào ao nuôi.

Xử lý nước
• 18:29 15/01/2025

Giá cá tra xuất khẩu đầu năm 2025: Tín hiệu tăng trưởng lạc quan

Bước vào đầu năm 2025, thị trường cá tra xuất khẩu đang chứng kiến những tín hiệu tích cực. Sau giai đoạn suy giảm trong năm ngoái do ảnh hưởng của kinh tế toàn cầu, giá cá tra hiện đang phục hồi ổn định và có xu hướng tăng.

Cá tra
• 18:29 15/01/2025

Rong biển: Người dọn dẹp tiềm năng cho môi trường thủy sản

Rong biển, một loài thực vật biển đa năng, không chỉ đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái mà còn mang lại nhiều lợi ích cho ngành thủy sản. Với khả năng làm sạch môi trường nước và hỗ trợ nuôi trồng thủy sản bền vững, rong biển đang trở thành một giải pháp tự nhiên được nhiều quốc gia quan tâm và áp dụng.

Rong biển
• 18:29 15/01/2025

Vẹm xanh: Nhiều công dụng tuyệt vời với sức khức khỏe con người

Vẹm xanh – loài nhuyễn thể hai mảnh từ đại dương – không chỉ là món ăn giàu dinh dưỡng mà còn mang lại nhiều giá trị tuyệt vời cho sức khỏe. Với hàm lượng dinh dưỡng vượt trội, vẹm xanh thực sự xứng đáng được gọi là “siêu thực phẩm” cho sức khỏe.

Vẹm xanh
• 18:29 15/01/2025
Some text some message..