Thay thế protein đậu nành cho cá mú bao nhiêu là đủ?

Các loài cá khác nhau thích ứng một mức protein đậu nành cô đặc nhất định, đối với cá mú có thể dùng bao nhiêu % là tối ưu nhất?

cá mú giống
Thay thế bao nhiêu % protein đậu nành cho cá mú là đủ.

Ưu điểm của protein từ bột đậu nành cô đặc

Hiện nay, trong thức ăn viên cá mú chứa các thành phần chính như bột cá cao cấp, dầu cá, bã đậu nành, bột mì, vitamin và khoáng chất. Nguồn cung cấp protein chính đến từ bột cá, bên cạnh đó bột đậu nành là một trong những lựa chọn thay thế phù hợp nhất để thay thế bột cá trong thức ăn động vật thủy sản do hàm lượng protein cao, cân bằng tốt các axit amin thiết yếu và chi phí thấp hơn. Protein đậu nành cô đặc có hàm lượng protein thô và axit amin thiết yếu tương tự như bột cá, cùng với các yếu tố chống dinh dưỡng thấp hơn.

Một số nghiên cứu đã đánh giá ảnh hưởng của protein đậu nành cô đặc đối với cá trong 20 năm qua và kết quả cho thấy các loài khác nhau có mức độ thích ứng không đồng đều, có thể thay thế hiệu quả bột cá như một nguồn protein trong chế độ ăn của một số loài cá quan trọng về mặt thương mại như cá hồi Đại Tây Dương, cá mú, trong khi các loài khác chỉ thích ứng một số mức protein đậu nành cô đặc nhất định.

Cá mú là một loài cá thương mại quan trọng phát triển nhanh chóng, có khả năng kháng bệnh mạnh, chủ yếu được nuôi bằng thức ăn viên công nghiệp. Là một loài ăn thịt điển hình, cá mú cần protein cao và phụ thuộc nhiều vào lượng bột cá cao cấp trong chế độ ăn để đáp ứng nhu cầu protein, dẫn đến chi phí sản xuất cao hơn. Hiện vấn đề thay thế bột cá bằng protein đậu nành cho cá mú vẫn đang được thảo luận và gây nhiều tranh cãi.

Ảnh hưởng qua các mức độ thay đổi khác nhau

Trong nghiên cứu, cá mú được nuôi trong hai tuần với chế độ ăn hai lần một ngày, lượng thức ăn của mỗi chế độ ăn và tỷ lệ tử vong của cá được ghi lại trong mỗi bể. Sáu chế độ ăn isonitrogen và isocaloric (46% protein thô, 18 MJ / kg tổng năng lượng) đã được xây dựng và sử dụng trong nghiên cứu. Trong chế độ ăn này, protein đậu nành cô đặc thay thế bột cá từ 0 đến 75% protein bột cá (SPC0, SPC15, SPC30, SPC45, SPC60 và SPC75). Sau khi cho cá ăn 30 phút, thức ăn thừa được lấy ra và sấy khô qua đêm ở 50oC trước khi cân để tránh nhiễm bẩn với phân. Các yếu tố thủy lí hóa đều được giữ ở mức ổn định.

Tỉ lệ sống của cá mú bị ảnh hưởng đáng kể dựa trên nồng độ protein đậu nành cô đặc trong chế độ ăn uống, trong đó, tỷ lệ sống của cá cao hơn ở các nhóm protein đậu nành cô đặc 15%, 30% và 45% (từ tỷ lệ sống từ 94 đến 96%). Tăng trọng lượng cơ thể (BWG), tốc độ tăng cân (WGR), tốc độ tăng trưởng cụ thể (SGR) và tỷ lệ hiệu quả protein (PER) tăng ở cá được nuôi bằng chế độ ăn 15% protein đậu nành cô đặc, nhưng giảm dần khi tăng tỷ lệ. Ngược lại, giá trị tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR) giảm đáng kể trong các nhóm cho ăn protein đậu nành cô đặc 15%, 30% và 45%, nhưng tăng trong nhóm protein đậu nành cô đặc 75%, nghiên cứu cho thấy các nhóm 15%, 30% và 45% có FCR cao hơn đáng kể.

Lượng thức ăn hàng ngày (DFI) cao hơn đáng kể ở nghiệm thức không dùng protein đậu nành cô đặc so với các nhóm khác cho thấy có tác dụng đáng kể của protein đậu nành cô đặc trong việc cải thiện lượng thức ăn hàng ngày. Chỉ số gan (HSI; tỷ lệ trọng lượng gan trên tổng trọng lượng cơ thể - thước đo dự trữ năng lượng của động vật, đặc biệt là ở cá) của cá cao hơn đáng kể ở nhóm không dùng protein đậu nành cô đặc so với nhóm 30% và 75%, nhưng không có sự khác biệt đáng kể với tỷ lệ nhóm cho ăn 15%, 45% và 60% protein đậu nành cô đặc.

Dựa trên mức tăng trọng trung bình, mức thay thế protein đậu nành cô đặc tối ưu là 11,71%. Tuy nhiên, dựa trên tốc độ tăng trưởng cụ thể và mức thay thế protein đậu nành cô đặc trong chế độ ăn tối ưu là 14,41%.

Kết quả đã chứng minh rằng cá mú có khả năng dung nạp protein đậu nành cô đặc rất hạn chế. Mức độ thay thế protein đậu nành cô đặc tối đa cho bột cá trong chế độ ăn của cá mú, theo mức tăng trọng lượng và tốc độ tăng trưởng cụ thể, được ước tính là từ 11 đến 14%. Tuy nhiên, sự thay thế 30% protein đậu nành cô đặc đã cho thấy ảnh hưởng tích cực đến việc giữ protein và axit amin. Do đó, nghiên cứu đề nghị protein đậu nành cô đặc thay thế bột cá cho cá mú không nên quá 30%.

Đăng ngày 30/07/2020
Đặng Tuấn @dang-tuan
Nuôi trồng

Sử dụng mật rỉ đường trong nuôi tôm

Mật rỉ đường từ lâu đã được sử dụng trong thâm canh tôm bởi dễ tìm, giá thành rẻ,..mà còn có nhiều công dụng tốt cho ao nuôi như kiểm soát, cân bằng độ pH trong ao hay giúp nuôi cấy vi sinh, tạo màu nước…Tuy nhiên, bà con cần thấu hiểu về liều lượng, nồng độ sử dụng thích hợp cho ao, nâng cao tỷ lệ thành công của vụ nuôi.

Mật rỉ đường
• 16:07 18/03/2024

Rong đáy xuất hiện làm biến động ao nuôi

Rong đáy phát triển trong ao nuôi tôm là vấn đề phổ biến gây ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe tôm. Việc xử lý rong đáy cần được thực hiện cẩn trọng và đúng cách để đảm bảo an toàn cho tôm và hiệu quả cho ao nuôi.

Ao nuôi
• 15:52 18/03/2024

Chủ động phòng dịch bệnh cho cá tôm mùa hạn hán

Mùa hạn hán thường dẫn đến sự thay đổi đột ngột của các yếu tố môi trường nước như nhiệt độ, độ pH, oxy hòa tan, ... tạo điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh phát triển trên cá tôm. Do vậy, việc chủ động phòng dịch bệnh cho cá tôm trong mùa hạn hán là vô cùng quan trọng. 

Ao nuôi tôm
• 14:05 15/03/2024

Nhận biết thời gian thích hợp để cắt mồi cho ao tôm

Quản lý lượng thức ăn tôm tiêu thụ mỗi ngày là công việc quan trọng của người nuôi. Việc này giúp bà con nuôi tôm có thể nhận biết được tình hình tăng trưởng cũng như tình trạng tôm dưới ao có đang ổn định hay không? Nhưng, việc cắt mồi vẫn là một khái niệm còn nhiều thắc mắc, vì vậy hôm nay Tép Bạc sẽ tìm hiểu cùng bà con nhé!

Tôm trong nhá tôm
• 08:00 15/03/2024

Mới có 17,4% cơ sở nuôi tôm được cấp mã số nhận diện

Cục Thủy sản cho biết, kết quả cấp Giấy xác nhận đăng ký nuôi (mã số nhận diện) đối với tôm nước lợ đến nay mới đạt 17,4%, dẫn đến khó khăn trong truy xuất nguồn gốc đáp ứng yêu cầu của thị trường, đặc biệt là thị trường Trung Quốc, Mỹ, EU.

Ao tôm
• 17:03 19/03/2024

Sử dụng mật rỉ đường trong nuôi tôm

Mật rỉ đường từ lâu đã được sử dụng trong thâm canh tôm bởi dễ tìm, giá thành rẻ,..mà còn có nhiều công dụng tốt cho ao nuôi như kiểm soát, cân bằng độ pH trong ao hay giúp nuôi cấy vi sinh, tạo màu nước…Tuy nhiên, bà con cần thấu hiểu về liều lượng, nồng độ sử dụng thích hợp cho ao, nâng cao tỷ lệ thành công của vụ nuôi.

Mật rỉ đường
• 17:03 19/03/2024

Rong đáy xuất hiện làm biến động ao nuôi

Rong đáy phát triển trong ao nuôi tôm là vấn đề phổ biến gây ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe tôm. Việc xử lý rong đáy cần được thực hiện cẩn trọng và đúng cách để đảm bảo an toàn cho tôm và hiệu quả cho ao nuôi.

Ao nuôi
• 17:03 19/03/2024

Nguyên nhân xuất hiện từng loại khí độc trong ao tôm

Trong ngành nuôi trồng tôm, việc quản lý chất lượng nước trong ao tôm là một yếu tố quan trọng nhằm đảm bảo sức khỏe và phát triển của tôm. Một trong những vấn đề thường gặp và gây ra nhiều lo ngại cho người nuôi là sự xuất hiện của các loại khí độc trong ao tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 17:03 19/03/2024

Sóc Trăng nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh lớn nhất nước

Trên cả nước, tỉnh Sóc Trăng nuôi tôm về tổng diện tích chỉ đứng thứ 4 nhưng diện tích thâm canh và bán thâm canh lớn nhất nước nên có sản lượng đứng thứ ba.

Ao tôm
• 17:03 19/03/2024