Thế mạnh thành... thế yếu - Vỡ mộng cá nước lạnh

Cách đây chưa đến 10 năm, tỉnh Lâm Đồng xác định cá nước lạnh sẽ là bước đột phá kinh tế của tỉnh, nhưng nay không ít doanh nghiệp nuôi cá lặng lẽ bỏ cuộc vì sản xuất không có lãi.

cá tầm
Cá tầm Đà Lạt sau hơn 12 tháng mới cho thu hoạch - Ảnh: Lâm Viên

Những năm 2006 - 2007 là thời điểm hoàng kim của nghề nuôi cá nước lạnh ở Lâm Đồng. Lúc đó trên địa bàn có 22 doanh nghiệp (DN) đầu tư nuôi cá hồi vân và cá tầm Nga, diện tích hồ nuôi tăng nhanh qua từng năm. Với lợi thế về nhiệt độ, môi trường thiên nhiên hơn hẳn những địa phương khác để phát triển nuôi cá nước lạnh, tỉnh Lâm Đồng kỳ vọng sẽ trở thành trung tâm nuôi cá nước lạnh của Đông Nam Á.

Theo quy hoạch khi đó của tỉnh Lâm Đồng, đến năm 2015 diện tích cá nước lạnh của tỉnh đạt 75 ha, với sản lượng 1.500 tấn cá thương phẩm (trong đó cá tầm 1.000 tấn, cá hồi 500 tấn); đến năm 2020 diện tích mặt hồ tăng gấp đôi và sản lượng cá nước lạnh tăng lên 3.000 tấn. Tuy nhiên, theo Sở NN-PTNT Lâm Đồng, năm 2014, sản lượng cá nước lạnh cả tỉnh chỉ đạt gần 450 tấn.

Ông Trần Văn Hào, Chủ tịch Hiệp hội Phát triển cá nước lạnh Lâm Đồng, cho biết hiện nay toàn tỉnh có khoảng 30 đơn vị đăng ký nuôi cá nước lạnh, nhưng chỉ có 13 DN sản xuất mang tính chuyên nghiệp. Gần đây, nhiều DN nuôi cá nước lạnh bị thất bại do nhiều nguyên nhân. Về phía các DN, do cách quản lý hoặc không nắm vững kỹ thuật nuôi cá nên thất bại.

Một chủ trang trại cá tầm ở xã Đa Nhim, H.Lạc Dương, cho biết nguồn nước lạnh tại vùng Đa Nhim, Long Lanh (Lạc Dương) không còn trong lành như những năm đầu, bởi có thời điểm các DN đua nhau mở rộng diện tích một cách thiếu khoa học làm ảnh hưởng chung đến nguồn nước, ảnh hưởng đến tăng trọng của cá và chi phí chăm sóc, phòng bệnh.

Ngoài ra, ông Nguyễn Văn Toản, chủ trang trại nuôi cá tầm Trường Toàn (xã Lát, H.Lạc Dương), nêu vấn đề về sức ép từ cá Trung Quốc. Có nhiều thời điểm, cá nước lạnh cùng chủng loại của Trung Quốc được nhập về VN ồ ạt với giá thấp hơn giá thành sản xuất trong nước, khiến cho nhiều DN điêu đứng. Trước đây, giá cá thương phẩm trong nước từ 210.000 - 220.000 đồng/kg, nay hạ xuống chỉ còn 170.000 - 180.000 đồng/kg.

Điều đáng lo hơn là cá Trung Quốc nhưng khi bán ra thị trường bị mạo danh là cá tầm, cá hồi Đà Lạt. Trong khi chất lượng cá Trung Quốc không thể sánh bằng cá Đà Lạt. Cá tầm Đà Lạt nuôi từ 12 - 15 tháng mới đạt 2 kg/con và cho thu hoạch, còn cá Trung Quốc do có chất kích thích tăng trưởng nên chỉ 9 tháng cho thu hoạch, nên cá bở và nhạt. Theo ông Toản, nếu các thương lái chỉ vì lợi nhuận, không chấm dứt tình trạng mạo danh cá Đà Lạt thì người tiêu dùng và cả nhà sản xuất cá trong nước phải gánh chịu thiệt thòi.

Nhìn nhận số DN nuôi cá nước lạnh đang trên đà giảm sút, tuy nhiên trao đổi với Thanh Niên, người đứng đầu Hiệp hội Phát triển cá nước lạnh Lâm Đồng cho rằng những DN nào chú tâm đầu tư cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, con giống tốt thì vẫn mang lại hiệu quả kinh tế do nhu cầu tiêu thụ cá tầm ngày càng tăng.

Thanh Niên, 24/07/2015
Đăng ngày 24/07/2015
Lâm Viên
Nuôi trồng

TP.HCM tổ chức Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm

Ngày 11/11, Trung tâm khuyến nông TP.HCM phối hợp cùng công ty Tép Bạc tổ chức trực tuyến Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2021.

Hội thảo nuôi tôm
• 08:00 17/11/2021

TTKN Vĩnh Phúc tiên phong chuyển đổi số vào nuôi cá nước ngọt thâm canh

Buổi hội thảo tập huấn với chủ đề “Ứng dụng hệ thống cảm biến kiểm soát các yếu tố môi trường nước trong nuôi cá” được Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Phúc phối hợp cùng công ty Tép Bạc vào ngày 1/11 đã mở đầu cho hành trình chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản tại tỉnh Vĩnh Phúc.

lắp đặt tủ điện
• 10:21 15/11/2021

Tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ

Lạng Sơn tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ trong lồng, bè trên sông và hồ chứa

khuyến nông
• 10:49 19/10/2021

Kể câu chuyện nghề: Tôi học để làm thầy nông dân

Khi có điều kiện gặp gỡ nông dân, tôi thường được giới thiệu là “thầy” và cũng được họ gọi là “thầy” do nghề nghiệp của bản thân. Nhưng tôi cũng đã từng làm “thầy” của nông dân với tư cách là người “dạy” cho họ về nuôi thủy sản. Phải nói rằng làm “thầy” của nông dân không dễ và vì thế tôi đã đi “học” người nông dân để có thể làm “thầy” của họ.

kể câu chuyện nghề
• 15:19 18/10/2021

Hiểu rõ lợi ích của Edta trong nuôi tôm

Khi thảo luận về việc hiểu rõ lợi ích của Edta trong nuôi tôm, không thể phủ nhận vai trò quan trọng mà chất này mang lại trong quá trình chăm sóc và duy trì môi trường sống cho tôm.

Ao tôm
• 08:00 01/05/2024

Chủ động bảo vệ thủy sản nuôi trong mùa nắng nóng

Nhiệt độ nước là một trong những thông số quan trọng trong quản lý chất lượng môi trường nuôi, là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của động vật thủy sản. Hiện nay, trên địa bàn các tỉnh miền Trung, thời tiết nắng nóng kéo dàu, nhiệt độ phổ biến 37 – 39 độ C, có nơi trên 40 độ C.

Ao tôm
• 08:00 30/04/2024

Bình Định: Tập huấn phòng chống dịch bệnh trong nuôi thủy sản

Sáng ngày 25.4, Chi cục Chăn nuôi và Thú y ( Sở NN&PTNT Bình Định) phối hợp UBND xã Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ tổ chức tập huấn tuyên truyền phòng chống dịch bệnh thủy sản cho cán bộ phụ trách thủy sản và 40 hộ dân nuôi trồng thủy sản của 3 thôn Xuân Bình Nam, Hưng Lạc và Hưng Tân.

Ao nuôi tôm
• 10:05 26/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 11:48 25/04/2024

Hiểu rõ lợi ích của Edta trong nuôi tôm

Khi thảo luận về việc hiểu rõ lợi ích của Edta trong nuôi tôm, không thể phủ nhận vai trò quan trọng mà chất này mang lại trong quá trình chăm sóc và duy trì môi trường sống cho tôm.

Ao tôm
• 14:18 01/05/2024

Tăng cường quản lý nuôi cá lồng bè trên các hồ chứa nước ngọt

Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hiện tượng El Nino kéo dài từ năm 2023 đến hết tháng 4/2024 làm mực nước trên các sông, hồ giảm mạnh, ảnh hưởng đến hoạt động nuôi thuỷ sản lồng bè.

Nuôi lồng bè
• 14:18 01/05/2024

Hai loài cá sở hữu hàm răng giống con người

Trong tự nhiên không thiếu những động vật có răng, dưới đại dương cũng có rất nhiều loài cá sở hữu những chiếc răng để thuận tiện cho việc tiêu hóa thức ăn. Tuy nhiên, hai loài cá dưới đây có bộ răng rất độc đáo: Một loài thì có hàm răng đều tăm tắp, còn răng của loài kia cứ như hút thuốc lâu ngày.

Cá răng người
• 14:18 01/05/2024

Chủ động bảo vệ thủy sản nuôi trong mùa nắng nóng

Nhiệt độ nước là một trong những thông số quan trọng trong quản lý chất lượng môi trường nuôi, là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của động vật thủy sản. Hiện nay, trên địa bàn các tỉnh miền Trung, thời tiết nắng nóng kéo dàu, nhiệt độ phổ biến 37 – 39 độ C, có nơi trên 40 độ C.

Ao tôm
• 14:18 01/05/2024

Thả giống thực hiện mô hình nuôi thương phẩm tôm thẻ ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Thực hiện Chương trình Khuyến nông năm 2024, Trung tâm Khuyến nông Bình Định đã triển khai mô hình Nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng bán thâm canh – thâm canh hai giai đoạn ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc trên ao nuôi diện tích 1.000 m2 của ông Phạm Xuân Phương, thôn Đức Phổ 1, xã Cát Minh, huyện Phù Cát, Bình Định

Thả tôm giống
• 14:18 01/05/2024