Thẻ vàng thủy sản ảnh hưởng lớn đến xuất khẩu của doanh nghiệp

Ngày 25/9, tại Hội nghị đánh giá 2 năm triển khai chương trình Doanh nghiệp Hải sản cam kết chống khai thác bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU), các doanh nghiệp đều cho rằng, thẻ vàng IUU đã ảnh hưởng lớn đến xuất khẩu thủy sản.

Thẻ vàng thủy sản
Cá tra xuất khẩu. Ảnh: Lê Hoàng Vũ
Xuất khẩu giảm vì thẻ vàng

EU là thị trường nhập khẩu thủy sản lớn thứ 2 của Việt Nam, mỗi năm mang lại từ 350 – 400 triệu USD. Đây cũng là thị trường chiếm từ 17 – 18% trong tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Tuy nhiên, kể từ khi Ủy ban châu ÂU (EC) phạt thẻ vàng IUU đối với thủy sản Việt Nam, sản lượng xuất khẩu sang thị trường này bắt đầu có dấu hiệu chững lại.

Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam  (VASEP) cho biết, sau 2 năm EC cảnh báo thẻ vàng đối với hải sản khai thác của Việt Nam, xuất khẩu hải sản của Việt Nam sang thị trường EU đã bị tác động rõ rệt, giảm 6,5% còn gần 390 triệu USD trong năm 2018 và tiếp tục chững lại trong 8 tháng đầu năm năm 2019 với 251 triệu USD. Từ vị trí thứ 2 trong các thị trường nhập khẩu hải sản Việt Nam, sau thẻ vàng, thị trường EU đã tụt xuống đứng thứ 5 và tỷ trọng của thị trường sụt giảm từ 18% xuống 13%.  

Các doanh nghiệp cho rằng, thẻ vàng IUU đã gây ra nhiều tác động xấu, ảnh hưởng trực tiếp đến việc xuất khẩu hải sản sang EU và kéo theo sau là ảnh hưởng đến thị trường Mỹ và các thị trường tiềm năng khác. Cụ thể, xuất khẩu hải sản sang EU sẽ giảm do khách hàng tại EU e ngại việc bị phạt theo quy định IUU nên sẽ giảm hoặc ngừng mua hàng của Việt Nam. Tên quốc gia bị cảnh báo cũng được công khai trên các tạp chí và website chính thức của EU làm xấu đi hình ảnh và ảnh hưởng xấu đến uy tín, thương hiệu của ngành hải sản Việt Nam.

Trong thời gian bị thẻ vàng, toàn bộ container hàng hải sản xuất khẩu sang EU đều bị giữ lại kiểm tra nguồn gốc khai thác gây mất thời gian và phát sinh thêm chi phí kiểm tra nguồn gốc 500 bảng Anh/container, phí lưu cảng. Nhưng rủi ro lớn nhất là tỷ lệ lớn các container hàng bị từ chối trả lại, tổn thất cho cho việc xuất khẩu hải sản sang EU khi bị thẻ vàng trung bình có thể lên đến 10.000 Euro/container.

Bà Cao Thị Kim Lan, Giám đốc Công ty cổ phần thủy sản Bình Định cho biết, Bình Định là một trong những tỉnh có số tàu thuyền khai thác hải sản lớn ở khu vực miền Trung, phần lớn tàu thuyền đều đánh bắt xa bờ, phục vụ xuất khẩu. Trong đó, EU là thị trường xuất khẩu chính, chiếm từ 60-70% kim ngạch xuất khẩu hải sản của Bidifisco nhưng từ khi hải sản Việt Nam bị cảnh báo thẻ vàng IUU, việc xuất khẩu vào EU cực kỳ khó khăn.

Cụ thể, nếu như trước đây hải sản xuất vào EU được thông quan tự động thì nay bị chặn lại từ cảng để kiểm tra nguồn gốc khai thác khiến thời gian thông quan kéo dài lên 10 -15 ngày. Điều này không chỉ phát sinh chi phí lưu cảng, chi phí kiểm tra mà còn ảnh hưởng đến thời gian nhận hàng, kế hoạch kinh doanh của nhà nhập khẩu. Sau 2 năm, tỷ trọng xuất khẩu hải sản vào EU chỉ còn 40% tổng giá trị xuất khẩu, đạt khoảng 30 triệu USD/năm, doanh nghiệp phải tìm kiếm thị trường thay thế và tăng chế biến để giải quyết đầu ra.

Nỗ lực khắc phục

Theo bà Nguyễn Thị Thu Sắc, Phó Chủ tịch VASEP, nhận thức rõ ảnh hưởng của thẻ vàng IUU đối với xuất khẩu hải sản Việt Nam sang thị trường EU và uy tín sản phẩm thủy sản Việt Nam trên thị trường thế giới, xác định sự cần thiêt phải tiến tới phát triển bền vững ngành hải sản, từ ngày 25/9/2017, Ủy ban Hải sản VASEP (VMPC) và các doanh nghiệp chế biến-xuất khẩu hải sản Việt Nam đã luôn nỗ lực khắc phục.

Qua 2 năm kiên định với mục tiêu tháo gỡ thẻ vàng và sự phát triển bền vững của ngành khai thác và chế biến XK hải sản Việt Nam, các doanh nghiệp hải sản Việt Nam đã rất tích cực với các hoạt động của chương trình như: đồng loạt treo biển Cam kết chống khai thác IUU, thực hiện nghiêm túc cam kết chống khai thác IUU, chỉ thu mua nguyên liệu hải sản từ những tàu cá khai thác hợp pháp, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, chỉ nhập khẩu hải sản khai thác có nguồn gốc khai thác hợp pháp, tuân thủ các quy định của Mỹ, EU và Việt Nam chống khai thác IUU, tham gia các chương trình hội thảo, tập huấn, tuyên truyền và truyền thông về chống khai thác IUU.

Ủy ban Hải sản VASEP, Ban Điều hành IUU và các doanh nghiệp rất tích cực trong việc chung tay, phối hợp với các đơn vị liên quan và các địa phương thực hiện các khuyến nghị của EC, thể hiện rõ nhất trong việc tham gia, đề xuất, góp ý  sửa đổi, hoàn thiện khung pháp lý như Luật Thủy sản, Nghị định hướng dẫn Luật Thủy sản, các Thông tư có liên quan.

Ngoài ra, Hiệp hội VASEP đã phối hợp, hợp tác chặt chẽ với các bên như Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển, các Bộ ngành liên quan và tổ chức quốc tế trong việc truyền thông, tập huấn về IUU cho doanh nghiệp, ngư dân, đặc biệt duy trì mối quan hệ hợp tác tốt với EC báo cáo và chia sẻ thông tin về sự nỗ lực của Việt Nam trong hoạt động chống khai thác IUU.

Sau 2 năm thực hiện chương trình, VASEP và cộng đồng Doanh nghiệp hải sản Việt Nam cam kết sẽ tiếp tục chung tay đồng hành cùng các cơ quan quản lý nhà nước và cộng đồng ngư dân, kiên định với phương châm ”Nói không với IUU” - quyết tâm vì nghề cá bền vững của Việt Nam và vì mục tiêu giữ vững thị trường XK của các mặt hàng thủy hải sản của Việt Nam.

Hải Quan Online
Đăng ngày 26/09/2019
Lê Thu
Kinh tế

Thị trường tiêu thụ tôm trước những ngày cận kề tết dương lịch

Cứ mỗi dịp cuối năm, nhu cầu tiêu thụ tôm trên thị trường nội địa và quốc tế đều tăng đột biến. Trong đó, nổi bật nhất là sản phẩm tôm - một nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, thường được lựa chọn cho các bữa tiệc gia đình và những sự kiện quan trọng. Theo thông lệ, trong những ngày cận Tết Dương Lịch, tỷ lệ người dùng tôm gia tăng đến 25 - 30% so với các tháng bình thường.

Tôm thẻ
• 10:03 18/12/2024

Người nuôi tôm thẻ Tiền Giang trúng lớn nhờ giá tôm tăng vọt

Cuối năm 2024, giá tôm thẻ tại tỉnh Tiền Giang đạt mức cao nhất trong nhiều năm qua, mang lại lợi nhuận đáng kể cho người nuôi với mức lãi lên tới 50%. Đây là tín hiệu tích cực cho ngành thủy sản địa phương, đặc biệt trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ tăng mạnh dịp cuối năm.

Tôm thẻ
• 09:44 18/12/2024

Mỹ áp thuế đối với tôm nhập khẩu: “Cú hích” hay rào cản cho ngành thủy sản Việt Nam?

Vào cuối năm 2024, thông tin về việc Mỹ áp thuế đối với tôm nhập khẩu đã thu hút sự chú ý lớn từ ngành thủy sản toàn cầu. Là một trong những thị trường xuất khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam, Mỹ không chỉ mang lại doanh thu khổng lồ mà còn là điểm tựa giúp nâng cao giá trị và thương hiệu cho tôm Việt.

Tôm thẻ
• 10:15 10/12/2024

Xuất khẩu thủy sản gần tới đích 10 tỷ đô

Xuất khẩu thủy sản trong 11 tháng đã đạt gần 9,2 tỷ USD, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, đích 10 tỷ USD năm 2024 trong tầm tay.

Tôm đông lạnh
• 11:08 03/12/2024

Phụ phẩm từ mực và bạch tuộc được tận dụng như thế nào?

Ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là mực và bạch tuộc, đang ngày càng phát triển với sự gia tăng của nhu cầu tiêu thụ toàn cầu. Tuy nhiên, một lượng lớn phụ phẩm như đầu, xúc tu, nội tạng, da, và nước thải từ quá trình chế biến lại bị bỏ phí hoặc chưa được sử dụng hiệu quả. Việc tận dụng các phụ phẩm này không chỉ giúp giảm thiểu lãng phí mà còn mang lại giá trị kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mực
• 11:33 19/12/2024

Điểm danh các loài cá cảnh đắt tiền và quý hiếm

Nuôi cá cảnh không chỉ là thú vui giải trí mà còn là một cách thể hiện phong cách sống, sự tinh tế và đẳng cấp của người chơi.

Cá cảnh
• 11:33 19/12/2024

Điều kiện tự nhiên thuận lợi để nuôi cá tầm lấy trứng ở nước ta

Cá tầm, một loài cá quý hiếm và có giá trị kinh tế cao, đặc biệt với sản phẩm trứng cá tầm (caviar), được coi là một trong những thực phẩm xa xỉ bậc nhất thế giới. Tại Việt Nam, nhờ điều kiện tự nhiên lý tưởng, ngành nuôi cá tầm lấy trứng đang dần trở thành một hướng đi triển vọng trong lĩnh vực thủy sản.

Trứng cá tầm
• 11:33 19/12/2024

Tập trung vào các phương pháp nuôi tôm thân thiện với môi trường

Nuôi tôm đã và đang là ngành kinh tế quan trọng tại nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, những áp lực đối với tài nguyên thiên nhiên và môi trường đang gây nhiều thách thức cho ngành. Để đảm bảo phát triển bền vững, việc áp dụng các phương pháp nuôi tôm thân thiện với môi trường là hết sức cần thiết.

Tôm thẻ
• 11:33 19/12/2024

Top 6 doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ đóng hộp hàng đầu Việt Nam

Cá ngừ đóng hộp Việt Nam đang chinh phục thị trường quốc tế, đặc biệt là Mỹ - nơi chiếm 36% tổng kim ngạch xuất khẩu. Với sự phát triển vượt bậc trong những năm qua, ngành cá ngừ đóng hộp không chỉ góp phần gia tăng giá trị xuất khẩu mà còn nâng cao vị thế thương hiệu thủy sản Việt Nam.

Cá ngừ đóng hộp
• 11:33 19/12/2024
Some text some message..