Theo dấu văn thơ - Đi tìm "Ông cá hô"

Một nhà thơ lặng lẽ xếp bút nghiên hòa mình theo đoàn người hạ bạc săn cá hô mưu sinh trên sông Hậu. Từ câu chuyện này, một nhà văn nổi tiếng đã xây dựng thành nhân vật trong phim và truyện ngắn Ông cá hô.

Một con cá hô to dính lưới
Một con cá hô to dính lưới - Ảnh: T.D

Từ đời đến sách và phim

Bộ phim Ông cá hô do Hãng phim truyền hình TP.HCM trình chiếu đã tạo ấn tượng với những thước phim đẹp về sông nước miền Tây, dù phim chỉ dài 90 phút. Phim được quay năm 1999, do Trần Mỹ Hà làm đạo diễn, Lê Vũ Cầu vào vai chính: Ông cá hô. Lê Vũ Cầu hóa thân vào vai người đánh cá hô xuất thần nên nhắc tới ông người ta lại gọi là ông cá hô.

Bộ phim trên được chuyển thể từ truyện ngắn cùng tên Ông cá hô của nhà văn Lê Văn Thảo. Truyện ngắn này nhà văn Lê Văn Thảo viết trong năm 1995, nhân vật là đào Hồng Điệp và kép Hoàng Dương đi theo gánh hát lưu diễn tứ xứ rồi lỡ vận phải nương náu sống tại cồn Te, gần thị xã Long Xuyên, An Giang. Kép Hoàng Dương si mê Hồng Điệp nên cất cái chòi nhỏ ven sông, bỏ ánh đèn sân khấu chuyển sang nghề săn bắt cá hô, là loài cá khổng lồ, bán kiếm tiền cho đào Hồng Điệp gầy dựng gánh hát... Kết thúc truyện, kép Hoàng Dương già xọm sống đơn lẻ trong căn chòi ven sông cùng một tình yêu mộng mị, còn đào Hồng Điệp yên ấm cùng chồng bên kia bờ thị xã.

Nhà thơ Phạm Nguyên Thạch, Hội Văn nghệ An Giang cho biết Ông cá hô là một phần hóa thân của nhà thơ Lý Văn Be, bút danh là Lộc Vũ, sống ở An Giang. Lộc Vũ viết nhiều bài thơ được đăng báo, tập san sau đó do hoàn cảnh phải chuyển về quê vợ ở cồn Te. Ngày ấy, Lộc Vũ - một thư sinh trói gà không chặt, còn dân cồn Te phần nhiều là ngư dân. Lạc lõng giữa đất cồn, Lộc Vũ không còn cái nghề nào khác, đã theo ngư dân học cách đánh lưới cá hô. Cái ngày mà Lộc Vũ xuống lưới không ai tin nổi chàng công tử bột ấy sẽ trụ được với cái nghề sương gió. Nhưng không ngờ Lộc Vũ lại trở thành ngư dân chính hiệu với cái duyên sát cá vượt qua các ngư dân. Cánh nghệ sĩ hay đi đò qua cồn Te gặp Lộc Vũ cuối tuần. Đó là cồn nhỏ nằm trên sông Hậu nên không khí mát rượi, cây trái mọc ven sông nhìn rất hữu tình.

Lộc Vũ bỏ thơ văn, người đen xạm vì nắng gió nhưng chất hào sảng của nhà thơ vẫn còn. Trong tiệc vui, nhiều nhà văn, nhà thơ lặng người nghe tâm sự của Vũ về cái cơ cực của nghề “đâm hà bá”. Nhìn ngư dân buông lưới chờ cá hô mắc lưới thấy nhàn hạ lắm nhưng tâm trạng của họ xốn xang, lo sợ, thấp thỏm, trông chờ, căng thẳng... mấy ai hiểu được. Thấy cá hô lên ngớp bèn theo dấu bủa lưới nhưng bao ngày nhẫn nại chờ đợi mà lưới vẫn nhẹ hều. Rồi khi một con cá to mắc lưới, ngư dân được tung hô nhưng mấy ai rõ cái nghèo túng cơm ngày qua bữa của ngư dân. Vậy đó, lênh đênh theo con nước sông Hậu, con cá hô đã nuôi sống nhà thơ và gia đình trong những tháng ngày bĩ cực.

Rồi tình cờ nhà văn Lê Văn Thảo có dịp về Long Xuyên và câu chuyện nhà thơ đi săn cá hô đã cuốn hút ông xây dựng chuyện tình người nghệ sĩ đi đánh lưới cá hô. Năm 1999, phim Ông cá hô khởi quay, lấy bối cảnh là cồn Te và nhà thơ Lộc Vũ được mời làm hướng dẫn kỹ thuật lưới cá hô. Đó là những thước phim cuối cùng mà nhà thơ Lộc Vũ tham gia cùng đoàn phim. Tháng 5.1999 nhà thơ mất do tai nạn.

Thương tiếc bạn hiền, nhà văn Trịnh Bửu Hoài đã làm bài thơ nhan đề Bạn tôi: Bạn dừng chân phiêu bạt/ Về bên bến quê buồn/ Quanh năm nghề hạ bạc/ Neo đời một khúc sông/ ... Ai vào cuộc bể dâu/ Bạn đùa trăng vọc nước/ Ai bon chen xuôi ngược/ Bạn lênh đênh mái chèo/ Quanh quẩn bến quê nghèo/ Gió mưa mòn chí lớn/ Xem đời như giấc mộng...

Bây giờ còn ai nhớ hội cá hô

Bối cảnh trong phim được quay ở cồn Te, căn nhà ven sông là nhà của Lộc Vũ. Ngư dân xem phim Ông cá hô thích lắm vì phần đời của họ bàng bạc qua từng thước phim. Nhưng nhiều người nhận xét chưa đã lắm vì cảnh bắt cá hô trong phim và ngoài đời khác xa. Nhưng họ nói cũng thông cảm bởi vào thời điểm dựng phim, cá hô gần như tuyệt tích trên đoạn sông Hậu chảy qua cồn Te. Bắt được con cá nặng vài chục ký còn khó huống chi tìm được cá khổng lồ nặng hàng trăm ký cho nó lên màn ảnh.

Vào thời điểm ấy, cá hô đã có tên trong Sách đỏ Việt Nam. Cồn Te vẫn còn bên bờ sông Hậu nhưng theo con nước lớn ròng, bóng cá hô đã mất dần. Ngư dân bảo lúc trước vào tháng 3 là mùa cá hô hội nên vui lắm, bến sông trải dài bóng lưới giăng cá hô. Vậy mà mới đó đã là quá khứ, như số phận của nhà thơ Lộc Vũ và diễn viên Lê Vũ Cầu đan xen nhau một cách kỳ lạ, cả hai người đều là văn nghệ sĩ và số phận éo le như nhau. Lê Vũ Cầu là người bụi đời bỏ nhà đi giang hồ, còn Lộc Vũ có gia đình nhưng nếm trải nỗi đau mất con trai tên Vũ.

Bây giờ, Lê Vũ Cầu và Lộc Vũ đã đi tìm con cá hô ở chốn vĩnh hằng. Con cá hô may mắn hơn các loài cá quý hiếm khác ở nước ta vì tên tuổi chúng còn xuất hiện trên phim ảnh, lưu dấu một thời cá to đầy sông rạch...

Tới năm 2004, các nhà khoa học thuộc Trung tâm giống quốc gia thủy sản nước ngọt Nam bộ tọa lạc tại Tiền Giang ương ép thành công loài cá này thì cá hô mới được hồi sinh. Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn đau đáu một nỗi niềm: cá hô được bảo tồn nhưng là cá nhỏ, nuôi lâu lắm mới được vài chục kg/con; họ mong sở hữu được con cá hô khổng lồ để nuôi vỗ, nghiên cứu tập quán của chúng, đo xương của chúng để biết rõ chúng đã sống bao năm mới được kích cỡ to như thế. Tiếc thay, cá hô to vừa dính lưới là trong tích tắc xẻ thịt bán liền, cá còn thoi thóp thì không đủ tiền mua nguyên con. Thịt cá hô tùy theo phần đầu, thân, đuôi mà có giá từ vài trăm ngàn đến vài triệu đồng/kg.

Báo Thanh Niên
Đăng ngày 29/07/2013
Thanh Dũng
Nông thôn

Chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Sáng ngày 18.9, tại xã Cát Khánh (huyện Phù Cát), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng thâm canh – bán thâm canh hai giai đoạn ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc cho 20 hộ nuôi tôm trên địa bàn xã.

Tập huấn nuôi tôm
• 09:00 21/09/2024

Bình Định hỗ trợ hơn 91 tỷ đồng cho các tàu cá trong đợt 2/2024

Vừa qua UBND tỉnh Bình Định ban hành quyết định số 3210 /QĐ-UBND ngày 11 tháng 9 năm 2024 phê duyệt Đợt 02 năm 2024 các tàu cá được hỗ trợ chi phí nhiên liệu chuyến biển theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu Bình Định
• 09:00 16/09/2024

Cà Mau tập huấn nuôi tôm công nghệ cao cho hàng trăm người

Vừa qua, Chi cục Thủy sản tỉnh Cà Mau phối hợp với Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ tổ chức tập huấn nuôi tôm công nghệ cao cho 120 người ở các doanh nghiệp, hợp tác xã và gia đình đang nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh trong tỉnh.

Thu tôm
• 12:00 07/09/2024

Một gia đình ở Cần Thơ cưu mang nhiều tấn cá dưới sông

Gia đình anh Dương Anh Tuấn ở phường Cái Khế (Ninh Kiều, Cần Thơ) đang cho ăn, chăm sóc, bảo vệ nhiều tấn cá tự nhiên dưới sông.

Anh Tuấn
• 10:08 30/08/2024

Tại sao người Nhật ăn cá sống mỗi ngày mà không sợ bị nhiễm ký sinh trùng?

Văn hóa ăn cá sống ở Nhật Bản không chỉ là một nét đặc trưng độc đáo mà còn nổi tiếng trên toàn thế giới qua các món ăn như sushi và sashimi. Điều thú vị là mặc dù ăn cá sống, người Nhật ít lo lắng về nguy cơ nhiễm ký sinh trùng hay các mầm bệnh từ thực phẩm sống.

sashimi
• 11:33 30/09/2024

Vi khuẩn phát sáng Vibrio harveyi

Vibrio harveyi là một loại vi khuẩn phát sáng thuộc họ Vibrionaceae, được tìm thấy phổ biến trong môi trường nước biển.

Vi khuẩn
• 11:33 30/09/2024

Sau mưa bão khí độc trong ao thường tăng cao

Sau những cơn mưa bão, một hiện tượng phổ biến trong ao nuôi thủy sản là nồng độ các loại khí độc tăng cao, đặc biệt là khí NH3 (ammonia), H2S (hydro sulfide), và CO2 (carbon dioxide). Điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của các loài thủy sản nuôi như cá và tôm, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm.

tôm thẻ
• 11:33 30/09/2024

Vai trò của rong và cá nuôi ghép với nuôi tôm theo hình thức sạch nước

Nuôi tôm theo hình thức sạch nước là một phương pháp thân thiện với môi trường và bền vững. Trong mô hình này, việc kết hợp với rong (tảo) và cá nuôi ghép đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì cân bằng sinh thái và cải thiện chất lượng nước ao nuôi. Cả rong và cá đều có những chức năng cụ thể giúp tối ưu hóa quá trình nuôi tôm.

Cá rô phi
• 11:33 30/09/2024

Khuyến khích người dân áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nuôi trồng thủy sản

Nuôi trồng thủy sản là một ngành kinh tế quan trọng tại nhiều tỉnh thành trên cả nước, trong đó có Đồng Nai.

Ao tôm
• 11:33 30/09/2024
Some text some message..