Thí điểm mô hình cho vay theo chuỗi giá trị tôm tại Sóc trăng, Bạc Liêu, Cà Mau

Đó là đề xuất được đưa ra tại Hội thảo tham vấn “Chính sách tài chính khuyến khích phát triển chuỗi liên kết thủy sản trong bối cảnh Việt Nam tham gia các Hiệp định thương mại tự do” vừa diễn ra tại Cần Thơ.

Thí điểm mô hình cho vay theo chuỗi giá trị tôm tại Sóc trăng, Bạc Liêu, Cà Mau
Hội thảo tham vấn “Chính sách tài chính khuyến khích phát triển chuỗi liên kết thủy sản trong bối cảnh Việt Nam tham gia các Hiệp định thương mại tự do” vừa diễn ra tại Cần Thơ.

Hội thảo này là một hoạt động quan trọng của dự án “Phát triển chuỗi giá trị sản xuất tôm bền vững và công bằng tại Việt Nam (SusV)” do Liên minh Châu Âu tài trợ. Trong khuôn khổ dự án, Oxfam và ICAFIS phối hợp cùng Viện Nghiên cứu chính sách Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện nghiên cứu về thực trạng và tiềm năng phát triển cho vay theo chuỗi giá trị tôm tại 03 tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau.
.
Từ đó, nhóm nghiên cứu đề xuất các gói giải pháp về mặt hành lang pháp lý, định chế tài chính, vai trò và trách nhiệm của doanh nghiệp và các bên liên quan bao gồm các viện nghiên cứu, các tổ chức xã hội nghề nghiệp và cơ quan quản lý địa phương nhằm thúc đẩy phát triển chuỗi giá trị tôm bền vững, công bằng. Đồng thời, xây dựng bộ tiêu chí cho vay theo chuỗi giá trị tôm và tổ chức tham vấn để thống nhất ý kiến nhằm hiện thực hóa việc triển khai. 

Bên cạnh những kiến nghị bao gồm các giải pháp mang tính tổng thể và dài hạn, để đảm bảo tính thực tế, Oxfam và nhóm nghiên cứu đã đề xuất xây dựng thí điểm mô hình cho vay theo chuỗi giá trị cho chuỗi tôm tại các tỉnh Sóc trăng, Bạc Lêu và Cà Mau.

Bà Đỗ Thúy Hà, Quản lý chương trình, Oxfam tại Việt Nam chia sẻ: “Trong khuôn khổ các dự án phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp, Oxfam đã và đang thực hiện hiệu quả các hoạt động hỗ trợ và kết nối đa phương, nhằm giải quyết hai thách thức chính cho sự phát triển bền vững của ngành thủy sản Việt Nam, là thiếu vốn và thiếu tính liên kết chuỗi. Oxfam thúc đẩy chính sách cho vay theo chuỗi giá trị chính là nhằm giải quyết cả hai thách thức này”.

Hội thảo do Tổ chức Oxfam và đối tác là Trung tâm nuôi trồng và phát triển thủy sản bền vững ( ICAFIS- thuộc Hội nghề cá Việt Nam) phối hợp cùng Học viện Tài chính (Bộ Tài chính), Hiệp hội cá tra (VINAPA), Viện chính sách chiến lược (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) tổ chức.

Báo Đầu Tư
Đăng ngày 23/09/2017
Nông thôn

Quảng trường con tôm ở Cà Mau: Tăng vốn đầu tư lên 43 tỷ đồng

Quảng trường Phan Ngọc Hiển tại thành phố Cà Mau đang trở thành một trong những dự án trọng điểm với nhiều thay đổi lớn về diện tích, vốn đầu tư và thời gian thi công. Mới đây, UBND tỉnh Cà Mau đã quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư cho dự án này, tăng vốn đầu tư thêm hơn 43 tỷ đồng và kéo dài thời gian thực hiện đến năm 2026.

Biểu tượng con tôm
• 08:00 22/12/2024

Lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ năm 2025

Vừa qua, Cục Thủy sản đã hướng dẫn khung lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ và một số nội dung quản lý, tổ chức sản xuất nuôi tôm nước lợ năm 2025 cụ thể như sau:

Thả giống
• 10:06 16/12/2024

Ngư dân Bình Định trúng đậm cá chù

Vừa qua, rất nhiều tàu thuyền của ngư dân hành nghề lưới vây rút ngày ở xã Mỹ An, huyện Phù Mỹ, Bình Định cập bến với cá chù đầy khoang. Mỗi thuyền sau mỗi chuyến đánh bắt từ 2 đến 3 ngày thu được sản lượng từ 1 đến 2 tấn cá. Với giá cá chù 50.000 đồng/kg, mỗi thuyền thu nhập từ 50 đến 100 triệu.

Cá chù
• 10:28 13/12/2024

Cà Mau đẩy mạnh quảng bá con tôm đến thị trường Mỹ

Trong chuyến công tác tại Hoa Kỳ, đoàn công tác Cà Mau do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử dẫn đầu đã làm việc với Seafood Watch (SFW) để tổ chức Hội nghị “Tôm sú bền vững từ Việt Nam” tại Boston, Hoa Kỳ và triển khai chương trình hợp tác với trường Đại học Arizona.

Tôm sú
• 10:23 09/12/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 01:51 21/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 01:51 21/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 01:51 21/12/2024

Đa dạng sinh học trong ao nuôi là gì?

Đa dạng sinh học trong nuôi tôm đề cập đến sự phong phú và cân bằng của các loài sinh vật sống trong ao, bao gồm tôm, cá, động thực vật phù du, vi sinh vật và các loài khác. Một hệ sinh thái ao có đa dạng sinh học cao sẽ có khả năng tự cân bằng, giảm thiểu các tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài và hỗ trợ sự phát triển của tôm nuôi.

Đa dạng sinh học
• 01:51 21/12/2024

Làm thế nào để xây dựng chuỗi giá trị thủy sản bền vững từ khâu sản xuất đến tiêu dùng?

Hiện nay, chuỗi giá trị thủy sản tại Việt Nam còn tồn tại nhiều vấn đề như thiếu liên kết giữa các khâu, công nghệ sản xuất chưa đồng bộ và giá trị gia tăng thấp. Vì vậy, việc xây dựng chuỗi giá trị bền vững từ sản xuất đến tiêu thụ là một nhiệm vụ quan trọng để nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo sự phát triển lâu dài của ngành thủy sản Việt Nam.

Nhá tôm
• 01:51 21/12/2024
Some text some message..