Thị trường bạch tuộc Châu Âu năm 2015

Bạch tuộc được tiêu thụ chủ yếu ở các nước Nam Âu như Ý và Tây Ban Nha. Châu Âu NK bạch tuộc chủ yếu từ các nước Bắc Phi và Mexico.

chuỗi giá trị

Nhập khẩu

Hầu hết bạch tuộc NK vào Châu Âu là mặt hàng đông lạnh. Bạch tuộc sống, tươi hoặc ướp lạnh, hun khói và nấu chín, khô hoặc ướp muối và chế biến NK vào Châu Âu với khối lượng rất ít. Năm 2014, tổng giá trị NK bạch tuộc đông lạnh của Châu Âu đạt 615 triệu euro, trong khi đó, tổng giá trị NK bạch tuộc sống, tươi hoặc ướp lạnh đạt 43 triệu euro, và giá trị NK bạch tuộc chế biến của Châu Âu chỉ đạt 15 triệu euro. Bạch tuộc khô, ướp muối, hun khói và nấu chín chỉ chiếm khoảng 1% tổng NK bạch tuộc của Châu ÂU. Các sản phẩm bạch tuộc giá trị gia tăng là do các công ty tại Châu Âu chế biến.

Giá trung bình NK của Châu Âu dao động từ 3,7 - 6 euro/kg. Sự chênh lệch giá lớn như vậy là do phụ thuộc vào cán cân cung cầu cũng như các yếu tố khác như tỷ giá, ví dụ như đồng Yên Nhật và đồng Đôla Mỹ so với đồng euro. Các thị trường NK bạch tuộc hàng đầu thế giới là Hàn Quốc và Nhật Bản (chiếm 40% thị trường thế giới), Ý và Tây Ban Nha (chiếm 30%) và Mỹ và Bồ Đào Nha (chiếm khoảng 5% thị trường thế giới).

Các nhà cung cấp bạch tuộc hàng đầu gồm Trung Quốc, Ma-rốc, Việt Nam, Mauritania, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Indonesia. Mất cân đối cung - cầu có thể dẫn đến giá bạch tuộc đạt mức thấp và mức đỉnh tạm thời. Tại Châu Âu, năm 2011 giá cao và giá trung bình NK là 5,89 euro/kg; năm 2013 giá thấp và giá trung bình NK là 3,74 euro/kg. Giá ở Châu Âu phụ thuộc chủ yếu vào tình hình thị trường tại Tây Ban Nha và Ý và nguồn cung tại Ma-rốc (nhưng điều này phải được xem xét trong bối cảnh cân bằng  cung - cầu quốc tế), Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Ý.

Ma-rốc là nhà cung cấp chính bạch tuộc đông lạnh cho thị trường Châu Âu. Năm 2014, Ma-rốc XK bạch tuộc sang Châu Âu đạt khối lượng 31.000 tấn, thấp hơn so với 41.000 tấn của năm 2013. Do vậy, giá NK bạch tuộc trong năm 2014 đạt 6,50 euro/kg, tăng khoảng 50% so với 4,33 euro/kg của năm 2013. Trong giai đoạn 2010-2014, giá trung bình NK bạch tuộc đông lạnh của Ma-rốc dao động 4,30 - 8,90 euro/kg.

Ý và Tây Ban Nha là nhà NK chính bạch tuộc đông lạnh. Ý NK 47.000 tấn trong năm 2014, tăng 9% so với năm 2013, trong khi Tây Ban Nha NK 44.000 tấn, tăng 6% so với năm 2013. Bên cạnh đó, Bồ Đào Nha NK 14.000 tấn trong năm 2014, các nước khác trong khối EU chỉ NK với khối lượng nhỏ (dưới 6.000 tấn). Số liệu NK từ các nước này cho thấy, bạch tuộc được ưa chuộng nhiều ở Nam Âu.

Xuất khẩu

Tổng kim ngạch XK bạch tuộc đông lạnh của EU trong năm 2014 đạt 46.000 tấn, trị giá 267 triệu euro. Thương mại trong nội khối EU chiếm trên 85% tổng kim ngạch. XK của Châu Âu chủ yếu là tái XK - bạch tuộc đông lạnh được NK từ các nước ngoài EU - sang các nước trong khối này. XK sang Mỹ chiếm khoảng 8-9% tổng kim ngạch.

Tái XK bạch tuộc trong khu vực Châu Âu chủ yếu là giữa các nhà NK chính bạch tuộc: Italy và Tây Ban Nha. Trong năm 2014, Tây Ban Nha XK 8.600 tấn bạch tuộc đông lạnh sang Ý và 6.900 tấn sang Bồ Đào Nha. Ngược lại, Bồ Đào Nha cũng XK 12.600 tấn sang Tây Ban Nha.

Khai thác

Năm 2014 là năm có sản lượng khai thác bạch tuộc trên thế giới đạt cao nhất kể từ năm 2009. Các nước chính khai thác bạch tuộc XK sang thị trường Châu Âu là Morocco, Mauretania, và Mexico. Trong khu vực Châu Âu, các nước khai thác chính bạch tuộc là Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Ý. Trong năm 2012, sản lượng khai thác bạch tuộc tại các nước này tương ứng là 9.300 tấn, 3.500 tấn và 3.300 tấn.

Nguồn cung giảm nhẹ trong năm 2015, do đó giá dự kiến ​​sẽ tăng vừa phải.

Tiêu thụ

Các sản phẩm bạch tuộc được tiêu thụ chủ yếu ở miền nam Châu Âu. Lý do chính là người tiêu dùng ở các nước này đã quen thuộc với sản phẩm này. Tại Tây Ban Nha, bạch tuộc, mực ống, và mực nang được tiêu thụ bình quân 1,5kg/người trong năm 2011.

Các nước còn lại trong khối EU, tiêu thụ thấp hơn nhiều. Tại Bắc Âu, bạch tuộc được bán chủ yếu tại những nơi cố định như các nhà hàng Asian hoặc Địa Trung Hải. Tuy nhiên, giới trẻ ngày càng quan tâm tới các sản phẩm bạch tuộc trong các nhà hàng. Đây có thể là cơ hội để bán một khối lượng nhỏ bạch tuộc sang các nước ở Bắc Âu.

Nhìn chung, tiêu thụ bạch tuộc ở Châu Âu tương đối ổn định.

Chứng nhận bền vững

Hiện nay, có nhiều lo ngại về mức độ bền vững trong khai thác bạch tuộc tại Bắc Phi. Khai thác bạch tuộc có thể đang bị lạm thác. Chứng nhận bền vững có thể là một phương tiện để cải thiện hoạt động khai thác bạch tuộc, khiến cho khai thác bạch tuộc trở nên bền vững hơn, và cải thiện hình ảnh của nghề khai thác này. Hiện, không có chứng nhận  MSC hoặc FOS cho khai thác bạch tuộc. Nếu bạn có thể trở thành một trong những nhà XK bạch tuộc đầu tiên đạt được chứng nhận này, thì bạn sẽ có cơ hội bán sản phẩm bạch tuộc cho nhiều khách hàng mới hoặc thâm nhập vào các phân khúc thị trường khác
Tại một số nước như Tây Ban Nha và Chile, hiện nay có những sáng kiến phát triển nuôi bạch tuộc. Nếu nuôi bạch tuộc có khả thi về mặt kinh tế trong dài hạn, thì sẽ có ảnh hưởng đáng kể trên thị trường bạch tuộc toàn cầu.

Sự biến động của thị trường bạch tuộc

Do nguồn cung bạch tuộc phụ thuộc chủ yếu vào vụ khai thác theo mùa ở miền bắc Châu Phi và Mexico, nên sự biến động về sản lượng khai thác hoặc hạn ngạch sẽ có tác động trực tiếp đến các thị trường quan trọng nhất. Đối với một nhà XK bạch tuộc thì thông tin mới nhất về thị trường là rất quan trọng, từ đó bạn có thể có được giá tốt nhất cho sản phẩm bạch tuộc XK.

Cơ hội cho sản phẩm bạch tuộc giá trị gia tăng

Hầu hết bạch tuộc NK là sản phẩm đông lạnh, sau đó sẽ được các công ty tại EU chế biến gia tăng giá trị. Trong nhiều siêu thị tại Châu Âu, bạch tuộc được bán là hàng giá trị gia tăng. Điều này là phù hợp với nhu cầu ngày càng gia tăng đối với các sản phẩm chế biến sẵn và tiện lợi. Đây là cơ hội cho các nhà XK bạch tuộc chú ý hơn tới sản phẩm giá trị gia tăng và làm tăng doanh số bán hàng tại Châu Âu.

Bạch tuộc NK vào Châu Âu chủ yếu là đông lạnh. Hầu hết các hoạt động chế biến gia tăng giá trị khác và chế biến thứ cấp là do các công ty chế biến thủy sản ở châu Âu thực hiện. Các nhà bán lẻ lớn nhất và các công ty dịch vụ thực phẩm bán bạch tuộc không có nguồn gốc, nhưng lại sử dụng một vài công ty NK và công ty bán buôn lớn như là nhà cung cấp ưa thích của họ.

Tập đoàn bán lẻ ở Châu Âu thường có công thức khác nhau, khác nhau từ các siêu thị cao cấp đến các cửa hàng giảm giá. Trong hầu hết các trường hợp, mỗi công thức đều có hệ thống thu mua và hệ thống phân phối riêng của mình

Giá tiêu dùng cho các sản phẩm bạch tuộc trong năm 2012-2014

Sản phẩm

Giá (euro/kg)

Nước

Bạch tuộc đông lạnh

6,09

Đức

Bạch tuộc nấu chín

14,20

Tây Ban Nha

Tua bạch tuộc nấu chín

19,80

Tây Ban Nha

Bạch tuộc cắt khúc đông lạnh

18,48

Italy

Bạch tuộc cắt khúc ngâm dầu ôliu

26,22

Tây Ban Nha

Bạch tuộc cắt lát mỏng (carpaccio)

32,90

Italy

Bạch tuộc cắt khúc ngâm nước xốt tỏi

30,61

Đan Mạch

 

Vasep, 22/03/2016
Đăng ngày 23/03/2016
Ngọc Thủy
Thế giới

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 10:20 22/11/2024

Xu hướng tôm sinh thái: Tiềm năng mở rộng thị trường châu Âu và Mỹ

Trong bối cảnh người tiêu dùng tại Châu Âu và Mỹ ngày càng quan tâm đến sức khỏe và môi trường, tôm sinh thái nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản. Sản phẩm này không chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về môi trường, mà còn mang đến lợi ích rõ rệt cho sức khỏe.

Tôm sú
• 10:52 07/11/2024

Thị trường cá rô phi biến động, tác động gì đến cá tra Việt Nam

Cá rô phi và cá tra là hai loài cá thịt trắng phổ biến trên thế giới nhờ giá thành hợp lý, thịt thơm ngon và giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, hiện nay, thị trường cá rô phi đang trải qua nhiều biến động về nguồn cung, sức tiêu thụ và giá cả, đặc biệt tại thị trường lớn như Hoa Kỳ.

Cá rô phi
• 10:21 06/11/2024

Ngành nuôi tôm ở Thái Lan 2024: Thành công và thách thức đáng chú ý

Năm 2024 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng cho ngành nuôi tôm ở Thái Lan, khi quốc gia này liên tục ghi nhận những thành tựu về sản lượng và chất lượng tôm, đồng thời đối mặt với nhiều thách thức từ biến đổi khí hậu và dịch bệnh.

Ao tôm
• 11:08 21/10/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 08:43 26/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 08:43 26/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 08:43 26/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 08:43 26/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 08:43 26/11/2024
Some text some message..