Thị trường không phải chốn 'bao dung', 'từ thiện'!

Thông cảm cho nỗi vất vả người nông dân, nhưng nếu cứ lặp đi lặp lại tình trạng dư thừa nông sản cục bộ tại một số địa phương, một số sản phẩm thì người tiêu dùng trong nước sẽ phải đóng vai “hiệp sĩ” để giải cứu bà con đến bao giờ?

Thị trường không phải chốn
Giải cứu nông sản đến bao giờ?. Hình minh họa

Trong một báo cáo gần đây của ADB, các chuyên gia cho biết, nếu giai đoạn trước đây nông nghiệp chiếm 18% trong tổng GDP Việt Nam thì bình quân từ năm 2011 đến nay, tốc độ tăng trưởng nông nghiệp chỉ đạt khoảng 2,4%.

Chưa nói đến những con số vĩ mô khó tưởng tượng, chỉ nhìn vào thực tế, trong vài năm trở lại đây, cụm từ “giải cứu” nông sản được báo chí nhắc đến liên tục cũng có thể thấy rõ sự không hiệu quả trong lĩnh vực nông nghiệp.

Còn nhớ, mấy năm trước, cả nước tổng động viên sát vai bên nhau giải cứu dưa hấu, rồi nay là giải cứu thịt lợn. Chuyện “được mùa mất giá, được giá mất mùa”, nông dân “khóc ròng” bên thửa ruộng… như một điệp khúc lặp đi lặp lại. Hết năm nay rồi năm khác, hết địa phương này rồi đến địa phương khác, rồi mặt hàng này đến mặt hàng khác… để rồi, kinh tế thị trường trở thành một nền kinh tế “bao dung”, “từ thiện”.

giải cứu nông sản

Thông cảm cho nỗi vất vả người nông dân, nhưng nếu cứ lặp đi lặp lại tình trạng dư thừa nông sản cục bộ tại một số địa phương, một số sản phẩm thì người tiêu dùng trong nước sẽ phải đóng vai “hiệp sĩ” để giải cứu bà con đến bao giờ?

Hôm vừa rồi, một người bạn tham gia giải cứu dưa hấu cho bà con miền Trung có chia sẻ với tôi chuyện cô cùng bạn bè rủ nhau mua nông sản rồi phải bán cắt lỗ, chỉ bởi vì dưa dù quả to nhưng quá nhạt, không thể cạnh tranh với những chủng loại dưa khác trong siêu thị và cả ngoài chợ dân sinh.

Thất bại của người nông dân là dễ lý giải, khi chất lượng dưa khó cạnh tranh nhưng sản xuất ồ ạtkhông có quy hoạch. Thị trường hướng đến của hầu hết các nông sản cần giải cứu là Trung Quốc, thế nên khi bị thương lái ép giá, người nông dân gần như không thể xoay xở được đầu ra. Thậm chí, có những thời điểm, vì mức giá quá rẻ mạt nên nông dân còn không buồn thu hoạch, hoặc đưa về làm thức ăn cho gia súc, gia cầm.

Trong khi đó, cũng mặt hàng đó, nếu nhập từ các thị trường khác về, người tiêu dùng vẫn phải mua với mức giá đắt đỏ. Một thị trường nội địa 93 triệu dân bị bỏ ngỏ, nông sản Việt thua đau ngay trên sân nhà. Đến cùng, người bị động và nghèo nhất vẫn nông dân và bên thu lợi, “nắm đầu chuôi” vẫn là thương lái.

Chúng ta cũng chẳng thể vì thế mà quy kết sự tàn nhẫn của thương lái, sự khốc liệt của thị trường. Đã là làm ăn kinh doanh thì nguyên tắc muôn đời là “lời ăn, lỗ chịu”. Khi thất bát, không ai có thể chịu trách nhiệm cho quyết định nuôi/trồng của người nông dân ngoài chính họ. Chẳng ai có thể tham gia giải cứu mãi và giải cứu cũng hoàn toàn không phải là cách mang lại sự ổn định của người nông dân.

Nếu chúng ta cứ vùng vẫy mãi trong cái nôi nông nghiệp truyền thống với lối sản xuất lạc hậu, tầm nhìn ngắn hạn, chụp giật, lệ thuộc mãi vào một thị trường, thì đừng nói đến mục tiêu giúp người nông dân làm giàu trên mảnh đất của mình, mà ngay cả việc ổn định đời sống cho họ, giúp họ không còn phải ly hương, ly nông cũng khó mà đạt được.

Kêu gọi toàn dân ăn thịt lợn hay mua dưa ủng hộ cũng chỉ là giải pháp nhất thời, may mắn thì có thể giúp người nông dân thoát khỏi bờ vực phá sản, nhưng cũng chỉ là trong năm nay hay một vài năm nhất định. Nhưng điều này sẽ phá vỡ những nguyên tắc cơ bản của một nền “kinh tế thị trường” mà chúng ta đang hướng đến.

Với tư cách là một thành viên trong thị trường, người nông dân cần nhiều hơn sự hỗ trợ, tạo điều kiện về vốn, sự tư vấn về hướng đi, về khoa học kỹ thuật và hướng ra cho sản phẩm… để nắm thế chủ động cọ xát với thị trường, chứ không phải là “cầm hơi” sống sót trong một cuộc chiến mà họ luôn đóng vai là “nạn nhân”.

Trong đó, không thể không đặt trách nhiệm vào những ngành như công thương, nông nghiệp… trong chỉ đạo sản xuất, khai thác thị trường…

Báo Dân Trí
Đăng ngày 03/05/2017
Bích Điệp
Kinh tế

Sự phục hồi của thị trường tôm sú

Tôm sú đang trải qua thời kỳ phục hưng, đặc biệt là ở Ấn Độ và Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia như Ida Skancke của Kontali và Tiến sĩ Manoj Sharma cho rằng, việc loại bỏ tôm thẻ chân trắng là vẫn còn quá sớm và thật ngốc khi thực hiện điều đó.

Tôm sú
• 12:00 26/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 12:02 25/04/2024

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 11:01 18/04/2024

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 11:47 16/04/2024

Ảnh hưởng khi độ mặn thay đổi lên sự phát triển của tôm

Trong nuôi tôm, độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc xác định hiệu suất sản xuất, đặc biệt trong giai đoạn đặc biệt là trong giai đoạn nuôi tôm giống, sự thay đổi đột ngột về độ mặn có thể ảnh hưởng đáng kể đến quá trình tồn tại, sinh trưởng, phát triển và duy trì các chức năng sinh học của tôm. Do đó, cần phải xác định ngưỡng độ mặn trong phạm vi phù hợp để đảm bảo sự phát triển của tôm. Qua bài viết này, Tép Bạc sẽ điểm tầm quan trọng của độ mặn và mức độ ảnh hưởng khi độ mặn thay đổi trong ao tôm.

Đo độ mặn
• 06:19 29/04/2024

Tối ưu hiệu quả nuôi trồng với Chlorine AQUA - ORG cùng Plasma

Trong nuôi trồng thủy sản, việc duy trì môi trường nước đảm bảo sạch, loại bỏ các mầm bệnh ngoại lai, tảo độc,… là yếu tố được người nuôi lưu ý hàng đầu. Từ trước đến nay, người nuôi vẫn có nhiều phương pháp khác nhau để giải quyết vấn đề này. Trong số đó, sử dụng Chlorine vẫn được xem là lựa chọn tối ưu về hiệu quả và chi phí và được áp dụng nhiều nhất.

Chlorine AQUA - ORG
• 06:19 29/04/2024

Tôm nổi đầu vào lúc sáng sớm là do đâu?

Nhiều người nuôi thắc mắc rằng khi đi thăm ao vào buổi sáng sớm, thường bắt gặp hiện tượng tôm nổi đầu trên mặt nước, bơi lờ đờ hoặc tấp mé. Vậy khi xảy ra hiện tượng đó, liệu tôm có phải đang gặp vấn đề cần giải quyết kịp thời hay không? Cùng giải đáp qua bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 06:19 29/04/2024

Hội chứng chết sớm EMS trên tôm và giải pháp phòng ngừa hiệu quả.

Nuôi tôm không phải là một công việc dễ dàng. Trong quá trình nuôi tôm thường xuất hiện rất nhiều loại bệnh khác nhau. Một trong số đó là EMS, hay Hội chứng chết sớm, còn được gọi là AHPNS hoặc Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính.

Tôm nhiễm bệnh
• 06:19 29/04/2024

Sự phục hồi của thị trường tôm sú

Tôm sú đang trải qua thời kỳ phục hưng, đặc biệt là ở Ấn Độ và Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia như Ida Skancke của Kontali và Tiến sĩ Manoj Sharma cho rằng, việc loại bỏ tôm thẻ chân trắng là vẫn còn quá sớm và thật ngốc khi thực hiện điều đó.

Tôm sú
• 06:19 29/04/2024