Thiếu vốn, bí đầu ra

Với mục tiêu phát triển thủy sản theo hướng bền vững, nâng cao năng suất, mang lại giá trị kinh tế cao, thân thiện với môi trường, TP Hà Nội quy hoạch xây dựng các vùng nuôi trồng thủy sản (NTTS) tập trung. Tuy nhiên, do thiếu vốn đầu tư nên hạ tầng kỹ thuật các vùng NTTS thiếu đồng bộ, trong khi đầu ra sản phẩm gặp nhiều khó khăn.

thu hoạch thủy sản
Thu hoạch thủy sản tại xã Đông Mỹ (huyện Thanh Trì). Ảnh: Quang Thiện

Khó nhiều bề...

Tháng 2-2013, TP Hà Nội phê duyệt quy hoạch phát triển thủy sản đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Theo đó, có 13 dự án xây dựng vùng NTTS tập trung được triển khai thực hiện tại 10 huyện với diện tích 2.400ha. Tuy nhiên, đến nay chỉ có 2 dự án NTTS tập trung ở các xã Trung Tú, Đồng Tân (Ứng Hòa) và xã Nghiêm Xuyên (Thường Tín) đang triển khai, còn lại các dự án “đắp chiếu” do thiếu vốn đầu tư.

Chưa được đầu tư đồng bộ, nhiều địa phương có thế mạnh NTTS đang gặp nhiều khó khăn trong sản xuất. Đơn cử huyện Ba Vì, trên cơ sở quy hoạch của thành phố đã lập dự án xây dựng vùng NTTS tập trung tại 5 xã (Cổ Đô, Phú Đông, Phong Vân, Vạn Thắng và Phú Cường) với quy mô 350ha. Các dự án vẫn "dậm chân tại chỗ" vì thiếu vốn. Giám đốc HTX Thủy sản Đồng Tâm, xã Phú Đông Chu Văn Hồng cho biết, toàn bộ đường giao thông vùng NTTS của xã là đường đất nên đến mùa mưa là lầy lội, ảnh hưởng không nhỏ đến việc vận chuyển thức ăn, đem cá thương phẩm đi tiêu thụ. Hệ thống kênh mương, thủy lợi trong vùng NTTS của HTX cũng chưa được đầu tư khiến người dân gặp nhiều khó khăn khi lấy nước để nuôi cá.

Hiện, các vùng NTTS đã được ngân sách thành phố hỗ trợ đầu tư, bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân. Tiếc là, một số công trình phục vụ NTTS lại được đầu tư thiếu đồng bộ. Chẳng hạn như vùng NTTS tập trung xã Trung Tú (Ứng Hòa), nhờ nguồn lực thành phố hỗ trợ, đến nay, toàn bộ trục đường giao thông chính trong khu NTTS 232ha đã đào đắp, xây dựng. Còn lại các tuyến đường giao thông nhánh và một số công trình phụ trợ trong vùng NTTS thì vẫn dở dang do chưa huy động được đóng góp của người dân. Ông Lê Văn Đạt hộ NTTS xã Trung Tú cho rằng, trung bình mỗi hộ phải bỏ ra vài trăm triệu đồng để làm đường giao thông là số tiền quá lớn so với khả năng của người dân địa phương.

Trong khi đó, do nhiều nguyên nhân mà đầu ra cho sản phẩm thủy sản đang gặp không ít khó khăn, còn giá thức ăn chăn nuôi luôn ở mức cao. Ông Nguyễn Văn Liệu, hộ nuôi cá sạch ở xã Vạn Thắng (Ba Vì) cho biết, sản phẩm cá của xã Vạn Thắng được người tiêu dùng đánh giá cao, nhưng do chưa xây dựng được thương hiệu cá an toàn nên người dân vẫn tự sản tự tiêu, giá cả bấp bênh phụ thuộc vào mùa vụ và thường bị thương lái ép giá. Còn tại các huyện Ứng Hòa, Thường Tín, thủy sản đến kỳ thu hoạch, song thương lái thu mua chậm khiến nông dân như ngồi trên đống lửa.

Hướng đến sản xuất bền vững

Chủ tịch UBND xã Vạn Thắng (Ba Vì) Phùng Văn Điền cho biết, việc quy hoạch vùng NTTS tập trung có ý nghĩa quan trọng tạo ra năng suất cao, an toàn thực phẩm, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật tạo thuận lợi cho các dịch vụ đi kèm như giống, thức ăn, thuốc hóa chất, tiêu thụ sản phẩm và liên kết giữa các hộ. Thực tế, NTTS đã mang lại thu nhập khá cho một bộ phận không nhỏ người dân xã Vạn Thắng. Để phát triển ổn định, ông Phùng Văn Điền kiến nghị, thành phố quan tâm hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ từ đường giao thông, thủy lợi, nhà lạnh bảo quản sản phẩm để người dân yên tâm đầu tư sản xuất; đồng thời xây dựng các mô hình nuôi năng suất cao và mở các lớp đào tạo, tập huấn chuyển giao công nghệ cho người dân về kỹ thuật NTTS bảo đảm an toàn thực phẩm…

Thực tế cho thấy, trên cùng diện tích canh tác thì đầu tư cho NTTS hiện nay đang có hiệu quả cao hơn so với một số lĩnh vực trong sản xuất nông nghiệp. Không ít địa phương NTTS có thu nhập khá, nhiều hộ giàu lên. Do vậy, các ngân hàng từ trung ương xuống địa phương nên xem xét tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người dân được vay vốn ưu đãi dài hạn, trung hạn, để phát triển NTTS. Các sở, ngành liên quan cần đẩy mạnh hơn nữa việc xây dựng chuỗi liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp, siêu thị, tìm đầu ra ổn định sản phẩm; hỗ trợ người dân tham gia các hội chợ xúc tiến thương mại; xây dựng thương hiệu cá an toàn để nâng cao giá trị sản phẩm...

Hà Nội mới, 01/02/2017
Đăng ngày 02/03/2017
Ngọc Quỳnh
Kinh tế
Bình luận
avatar
avatar avatar
(>item.username<)

(>item.add_time*1000 | date:'y-M-d HH:mm:ss'<)

(>item.total_like<)

(>item.content<)

Tết về! Buồn của người nuôi tôm xa xứ!

Cái nghề nuôi tôm thăng trầm lắm. Tỷ phú cũng có mà nợ ngập đầu cũng có. Bởi vậy người ta thường nói cái nghề này thật sự nó bạc bẽo lắm, nhất là vào những ngày Tết.

nuôi tôm ngày tết
• 10:48 01/01/2023

Dự báo lũ đẹp vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Mùa nước lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) năm nay được dự báo là “mùa lũ đẹp”, mang theo phù sa, thau rửa đồng ruộng và hứa hẹn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Lũ miền Tây
• 11:06 20/09/2022

Đầu nguồn mùa nước nổi

Tháng 7 nước nhảy khỏi bờ” là quy luật tự nhiên được cư dân vùng đầu nguồn đúc kết từ nhiều đời. Đây cũng là lúc mùa nước nổi bắt đầu, cư dân bước vào vụ làm ăn mới. Năm nay, nước lũ về sớm, dự báo sẽ dồi dào. Mọi người háo hức mong chờ mùa “lũ đẹp”, để khai thác sản vật từ thiên nhiên ban tặng.

cá linh
• 15:57 05/09/2022

Dưới sông cá chốt...

Hôm qua, tôi vô chợ, thật bất ngờ khi thấy một chị nọ mua 1kg cá chốt với giá 250.000 đồng. Không thể nào ngờ cá chốt bây giờ có giá cao như vậy.

Cá chốt sông
• 19:33 30/08/2022

Tôm càng xanh toàn đực "đẻ" ra tiền, cho hiệu quả bất ngờ

Từ hiệu quả bất ngờ ở những mô hình ban đầu, năm nay, huyện Bố Trạch (Quảng Bình) đã tiếp tục mở rộng diện tích nuôi tôm càng xanh toàn đực.

Tôm càng xanh
• 11:33 31/05/2023

Nuôi trai lấy ngọc, dễ làm kiếm khá

Trong giai đoạn 2017 - 2021, Dự án ’Phát triển nghề nuôi trai cấy ngọc tại Tonga và Việt Nam’ giúp cải thiện phương pháp nuôi, hướng tới phát triển nghề trai ngọc bền vững.

Nuôi trai
• 11:55 29/05/2023

Cá cảnh - ngành nghề chuyên biệt của TP.HCM mở ra cơ hội xuất khẩu

Sáng 27/5, Lễ hội cá cảnh TP.HCM năm 2023 đã khai mạc, thu hút đông đảo khách tham quan trong và ngoài nước, mở ra cơ hội ký kết giao thương.

Gian hàng cá
• 11:48 28/05/2023

Chàng trai gác bằng kỹ sư xây dựng, đầu tư nuôi cá Koi

Gác bằng kỹ sư xây dựng, anh Đỗ Nguyễn Hoàng Khang (26 tuổi, ngụ Q.Cái Răng, TP.Cần Thơ) nuôi cá Koi, thu nhập hơn 200 triệu đồng mỗi năm.

Cá koi
• 11:12 27/05/2023

Thích ứng kịp thời với thay đổi thị trường thủy sản

Giá trị xuất khẩu thủy sản thu về 3,47 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm, giảm đến 25,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, theo nhìn nhận của Bộ NN&PTNT, con số này không có ý nghĩa quá tiêu cực, bởi ngành thủy sản Việt Nam đã có sự tăng trưởng đột phá trong năm 2022.

Chế biến tôm
• 22:10 01/06/2023

Kiêng tôm khi bị ho?

Người bị ho nên chú ý bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày của mình một số nhóm thực phẩm giàu vitamin, kháng viêm. Việc kiêng một số loại hải sản như tôm là chưa có căn cứ khoa học.

Lột vỏ tôm
• 22:10 01/06/2023

Gặp gỡ nông dân trao đổi kinh nghiệm nuôi cá lồng trên biển

Sáng ngày 30.5, tại hội trường UBND phường Hải Cảng, TP Quy Nhơn, Trung tâm Khuyến nông phối hợp với Chi cục Thủy sản Bình Định tổ chức Chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với nông dân về tiến bộ khoa học kỹ thuật mới và kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp “Nuôi cá lồng trên biển”.

Nuôi cá lồng
• 22:10 01/06/2023

Tăng tốc độ lột xác trên tôm cải thiện hiệu suất ao nuôi

Đối với các loài giáp xác như tôm, cua thì sự lột xác của tôm được lặp đi lặp lại trong suốt quá trình sống của chúng. Sự lột xác có ý nghĩa rất quan trọng, giúp tôm sinh trưởng tăng trọng lượng và kích thước cơ thể, là một giai đoạn quan trọng không thể thiếu trong sự phát triển và sinh sản của tôm.

Tôm lột vỏ
• 22:10 01/06/2023

Loài thủy sản Việt Nam đã "bơi" đến 92 nước đang chờ sự tiếp sức từ gói tín dụng 10.000 tỷ đồng

Nhiều doanh nghiệp và bà con trong ngành chế biến, xuất khẩu tôm đang rất chờ đợi sự tiếp sức từ gói tín dụng 10.000 tỷ đồng mà Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu trong tháng 5 này.

Tôm đông lạnh
• 22:10 01/06/2023