Thoát khí độc hydro sunfua trong ao nuôi thủy sản

Nhằm giúp người sản xuất ngăn ngừa khí độc trong ao nuôi trồng thủy sản, tăng hiệu quả kinh tế, kỹ sư Trần Ngọc Hải Bình, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nam Định, đã nghiên cứu và áp dụng thành công hệ thống thoát khí độc hydro sunfua.

sàng lọc ngao giống
Sàng lọc ngao giống trước khi đưa ra thị trường. (Ảnh: Quang Quyết/TTXVN)

Hydro sunfua là một dạng khí độc phổ biến xuất hiện dưới ao nuôi tôm công nghiệp. Loại khí này gây bệnh cấp và mãn tính cho đàn tôm nuôi. Tôm có thể chết dần hoặc chết ngay do khí hydro sunfua kết hợp rất mạnh với tế bào máu, khiến tôm không lấy đủ lượng ôxy cần thiết.

Theo kỹ sư Trần Ngọc Hải Bình, trong nuôi tôm nước lợ, do nuôi công nghiệp mật độ cao từ 10-40 con/m2 đã khiến lượng chất thải của tôm vào môi trường nước là rất lớn. Sau ba tháng nuôi lượng chất thải có thể nâng độ dày chất đáy lên từ 15-25cm. Chất thải tích tụ lâu dưới ao gặp thời tiết bất lợi sẽ tạo điều kiện cho sinh vật yếm khí phát triển, vi khuẩn khử lưu huỳnh gây nên khí độc hydro sunfua.

Hiện nay trên thế giới cũng như trong ao nuôi tôm nội địa chưa có biện pháp triệt để hạn chế sự gia tăng hàm lượng hydro sunfua trong ao khiến tôm bị chết. Một số phương pháp phòng tránh mang tính truyền thống như nạo vét chất đáy, chạy máy hút bùn bẩn ở đáy ao, xử lý đáy ao bằng men vi sinh hoặc hóa chất chỉ mang tính khắc phục tạm thời, chi phí lớn.

Hệ thống thoát khí độc hydro sunfua cho ao nuôi công nghiệp có cấu trúc đơn giản bằng các ống tuýp đục lỗ được gắn nổi trên mặt ao. Ngay khi bắt đầu vụ nuôi, hệ thống thoát khí độc được lắp đặt đúng vị trí các máy quạt nước và dòng chảy sẽ có tác dụng gom tụ đống chất thải nhỏ lại. Chất thải được gom thành đống và được lắp đặt hệ thống thoát khí độc nối từ đống chất thải nổi trên mặt ao. Giải pháp này giúp đáy ao tôm luôn được bổ sung ôxy nên không xuất hiện vi khuẩn khử lưu huỳnh tạo ra khí độc hydro sunfua.

Điểm sáng tạo của giải pháp là hệ thống chủ động thoát khí độc từ đầu vụ nuôi, hạn chế việc phải khắc phục khi ao tôm có sự cố. Hệ thống thoát khí độc hydro sunfua này cũng không phải đầu tư nhiều vì hệ thống cơ học, chi phí rất thấp, hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần nếu sử dụng phương pháp cũ.

Kỹ sư Trần Ngọc Hải Bình cho biết thử nghiệm trên ao nuôi tôm công nghiệp của xã Giao Phong, xã Bạch Long (Nam Định) và các ao huyện Yên Hưng (Quảng Ninh) đã cho kết quả khả quan hơn rất nhiều so với các ao đối chứng. Những yếu tố bất lợi của tháng nuôi đầu, tháng nuôi thứ hai như tôm bị dịch bệnh do môi trường ô nhiễm, thời tiết thay đổi, tảo tàn, mưa lớn, ao thiếu ôxy đều không xảy ra trên ao mẫu. Tôm lớn nhanh, không bị nhiễm độc, vỏ sáng, thịt chắc, cho năng suất cao.

Giải pháp thoát khí độc hydro sunfua đã giải quyết được vấn đề kinh tế cho các hộ nuôi tôm công nghiệp, nhất là các mô hình nuôi tôm theo công nghệ VietGAP, một mô hình nuôi đòi hỏi năng suất, sản lượng cao nhưng vốn đầu tư khá lớn; đồng thời khắc phục được vấn đề môi trường vì những vùng nuôi tập trung có nhược điểm là sử dụng nhiều hóa chất, thuốc kháng sinh khi tôm bị bệnh nên môi trường bị ô nhiễm nặng nề. Hậu quả là tầng nước ngầm bị ảnh hưởng và sinh thái tự nhiên quanh vùng bị phá hủy. Hệ thống thoát khí độc hydro sunfua trong ao nuôi trồng thủy sản rất thân thiện với môi trường, không gây suy thoái môi trường do sử dụng hóa chất.

Bên cạnh đó, giải pháp còn có khả năng áp dụng cho tất cả những ao nuôi trồng thủy sản nước lợ và ao nuôi trồng thủy sản nước ngọt, nước tĩnh (ao tù, không có dòng chảy và cửa cống lưu thông nước) ở tất cả các địa phương, địa bàn có nuôi trồng thủy sản./.

TTXVN/Vietnam+
Đăng ngày 21/08/2013
Thùy Dung
Kỹ thuật

Lầm tưởng về tôm SPF

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, khái niệm SPF (Specific Pathogen Free) đã trở nên quen thuộc, đặc biệt là khi nói đến tôm. Tuy nhiên, có nhiều lầm tưởng xoay quanh thuật ngữ này, gây hiểu lầm cho người nuôi tôm và ảnh hưởng đến quyết định quản lý và sản xuất. Dưới đây là một số lầm tưởng phổ biến về tôm SPF và sự thật đằng sau chúng.

Tôm thẻ
• 10:06 02/10/2024

Sau mưa bão khí độc trong ao thường tăng cao

Sau những cơn mưa bão, một hiện tượng phổ biến trong ao nuôi thủy sản là nồng độ các loại khí độc tăng cao, đặc biệt là khí NH3 (ammonia), H2S (hydro sulfide), và CO2 (carbon dioxide). Điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của các loài thủy sản nuôi như cá và tôm, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm.

tôm thẻ
• 10:00 30/09/2024

Vai trò của rong và cá nuôi ghép với nuôi tôm theo hình thức sạch nước

Nuôi tôm theo hình thức sạch nước là một phương pháp thân thiện với môi trường và bền vững. Trong mô hình này, việc kết hợp với rong (tảo) và cá nuôi ghép đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì cân bằng sinh thái và cải thiện chất lượng nước ao nuôi. Cả rong và cá đều có những chức năng cụ thể giúp tối ưu hóa quá trình nuôi tôm.

Cá rô phi
• 09:31 30/09/2024

Cải tạo ao nuôi tôm và gây màu

Cải tạo ao nuôi tôm và gây màu nước là hai bước cực kỳ quan trọng để chuẩn bị cho vụ nuôi tôm đạt hiệu quả cao. Quá trình này không chỉ tạo ra môi trường sống lành mạnh cho tôm mà còn giúp cân bằng hệ sinh thái trong ao, ngăn ngừa dịch bệnh và cải thiện chất lượng nước.

Ao nuôi
• 09:40 27/09/2024

Tảo Thalassiosira trong sản xuất giống tôm

Trong các loại thức ăn bổ sung, sử dụng vi tảo biển Thalassiosira làm thức ăn tươi sống cho ấu trùng zoea của tôm cua biển được xem là hiệu quả tốt nhất.

Tảo Thalassiosira
• 07:18 03/10/2024

Lầm tưởng về tôm SPF

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, khái niệm SPF (Specific Pathogen Free) đã trở nên quen thuộc, đặc biệt là khi nói đến tôm. Tuy nhiên, có nhiều lầm tưởng xoay quanh thuật ngữ này, gây hiểu lầm cho người nuôi tôm và ảnh hưởng đến quyết định quản lý và sản xuất. Dưới đây là một số lầm tưởng phổ biến về tôm SPF và sự thật đằng sau chúng.

Tôm thẻ
• 07:18 03/10/2024

Cá tra hao hụt giống 95%, nuôi thương phẩm 30 - 50%

Dự án thất thoát thực phẩm trong chuỗi giá trị cá cá tra (do Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Australia và Trung tâm nghiên cứu phát triển quốc tế đồng tài trợ) cho kết quả nghiên cứu bước đầu rất đáng quan tâm. Thông tin từ Tiến sỹ Nguyễn Văn Kiền và Kim Alexander của dự án.

Cá tra
• 07:18 03/10/2024

Triển khai các biện pháp để khắc phục khuyến cáo của Đoàn thanh tra EU về xuất khẩu thủy sản

Từ ngày 24/9/2024 đến ngày 17/10/2024, Đoàn thanh tra của Tổng vụ Sức khỏe và Bảo vệ người tiêu dùng, Ủy ban châu Âu (DG SANTE) sẽ tổ chức thanh tra Chương trình giám sát dư lượng thuốc thú y, thuốc trừ sâu và các chất ô nhiễm trong thủy sản nuôi dùng làm thực phẩm tại Việt Nam để xuất khẩu vào EU.

Chế biến thủy sản
• 07:18 03/10/2024

Khác biệt và cách chăm sóc: Cá cảnh biển và cá cảnh nước ngọt

Nuôi cá cảnh hiện vẫn đang là một thú vui tao nhã, mang lại không chỉ niềm vui mà còn giúp cải thiện sức khỏe tinh thần, giảm stress. Dù là cá cảnh biển hay nước ngọt, mỗi loại đều có nét đẹp và yêu cầu chăm sóc riêng biệt. Và với nhu cầu nuôi cá cảnh biển và nước ngọt đang ngày càng tăng, người chơi cá cần nắm rõ sự khác biệt giữa hai loại cá này để chăm sóc chúng đúng cách.

cá cảnh
• 07:18 03/10/2024
Some text some message..