Thoát nghèo nhờ nuôi ếch Thái trong lồng

Thời gian gần đây, mô hình nuôi ếch Thái trong lồng được nhiều nông dân xã Hiệp Thành (TP. Bạc Liêu) áp dụng. Do vốn đầu tư ít, dễ nuôi, cho hiệu quả kinh tế cao nên ngày càng có nhiều nông dân áp dụng mô hình này.

Nuôi ếch trong vèo lưới
Những lồng nuôi ếch Thái của ông Nguyễn Văn Mót. Ảnh: H.L

Theo ông Nguyễn Minh Đạo, cán bộ nông nghiệp xã Hiệp Thành, ếch là một loài động vật dễ nuôi, không tốn nhiều công chăm sóc nhưng lại cho hiệu quả kinh tế cao. Nhiều nông dân nhờ nuôi ếch Thái trong lồng đã thoát nghèo, từng bước vươn lên khá giàu.

Ông Nguyễn Văn Mót (ấp Giồng Giữa, xã Hiệp Thành, TP. Bạc Liêu) cho biết: “Năm 2012, tôi bắt đầu nuôi ếch vì loài này rất dễ nuôi, lợi nhuận cao, đầu ra dễ dàng. Với giá 50.000 đồng/kg ếch, bình quân, cứ nuôi 1.000 con tôi lãi hơn 5 triệu đồng, 3 - 4 tháng thu hoạch một lần. Nhờ nuôi ếch mà gia đình tôi có thu nhập ổn định, cuộc sống được cải thiện. Tôi dự định sẽ mở rộng diện tích nuôi và thử nghiệm cho ếch sinh sản”.

Nhiều hộ nuôi ếch chia sẻ, để nuôi ếch đạt năng suất, sản lượng cao, trước tiên phải chú ý đến khâu chọn giống. Nên chọn những con khỏe mạnh, không bị dị tật, kích cỡ đều nhau. Mật độ thả tùy vào diện tích lồng nuôi. Chủ yếu sử dụng thức ăn công nghiệp dạng viên, cá tạp, ốc bươu xay nhuyễn. Mỗi ngày cho ếch ăn từ 2 - 3 lần, tránh dư thừa thức ăn quá nhiều làm ô nhiễm nguồn nước. Khi thấy nước trong ao bị đục, có mùi hôi thì thay nước hoặc xử lý bằng hóa chất. Thời điểm thuận lợi để nuôi ếch là từ tháng 3 - 7 (vì đây là mùa nắng nên ếch ít nhiễm bệnh).

Mô hình nuôi ếch Thái lồng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Vì vậy, để nhân rộng mô hình này, ngành Nông nghiệp tỉnh cần tăng cường tập huấn, hướng dẫn cách nuôi ếch cho bà con.

Báo Bạc Liêu
Đăng ngày 23/10/2013
HOÀNG LAM
Nuôi trồng

Phân tích tác động kinh tế và môi trường của việc loại bỏ kháng sinh

Kháng sinh đã được sử dụng phổ biến để phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi, từ đó nâng cao năng suất và giảm rủi ro dịch bệnh. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng, bao gồm nguy cơ kháng kháng sinh, ô nhiễm môi trường, và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Tôm thẻ
• 09:49 26/12/2024

Thuần hóa tôm giống trước khi thả

Thuần hóa tôm giống trước khi thả vào ao nuôi là một trong những bước quyết định sự thành bại của vụ nuôi. Quá trình này không chỉ giúp tôm thích nghi với môi trường mới mà còn tăng khả năng sinh trưởng và giảm tỷ lệ hao hụt trong giai đoạn đầu. Để đảm bảo thành công, người nuôi cần nắm rõ các bước và áp dụng phương pháp phù hợp.

tôm giống
• 10:10 24/12/2024

Xu hướng công nghệ trong nuôi trồng thủy sản năm 2025

Trước sức ép gia tăng nhu cầu thực phẩm toàn cầu, nuôi trồng thủy sản được kỳ vọng đáp ứng hơn 60% sản lượng thủy sản tiêu thụ vào năm 2030. Tuy nhiên, ngành này đang đối mặt với nhiều thách thức như dịch bệnh, sự suy thoái môi trường, và tác động từ biến đổi khí hậu. Trong bối cảnh đó, việc ứng dụng công nghệ hiện đại đã trở thành yếu tố cốt lõi để đảm bảo sự phát triển bền vững.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:50 24/12/2024

Những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP trên tôm

Bệnh vi bào tử trùng EHP là một trong những bệnh nguy hiểm đối với tôm nuôi, gây ra thiệt hại lớn cho ngành thủy sản. Bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn gây khó khăn trong quản lý ao nuôi. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP và các giải pháp hiệu quả mà người nuôi tôm cần biết.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:03 23/12/2024

Tình hình sản xuất tôm của các tỉnh miền Tây vào cận dịp tết

Với sự phục hồi của giá tôm nguyên liệu trong những tháng cuối năm 2024, ngành nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đang chuẩn bị một mùa Tết đầy hy vọng.

Tôm thẻ
• 20:11 26/12/2024

Chẩn đoán đúng bệnh, điều trị đúng thuốc: Kháng sinh đồ cho tôm cá

Sự gia tăng các vấn đề dịch bệnh đã khiến nhiều hộ nuôi đối mặt với những tác động nặng nề. Bạn đã bao giờ tự hỏi liệu mình có đang sử dụng kháng sinh một cách hiệu quả hay không? Làm thế nào để đảm bảo rằng các loại thuốc mà bạn đang dùng thực sự phù hợp với tác nhân gây bệnh? Câu trả lời chính là kháng sinh đồ. Nhưng liệu bạn đã hiểu đúng cách đọc và áp dụng kháng sinh đồ để tối ưu hóa quy trình điều trị chưa?

Đĩa khuẩn
• 20:11 26/12/2024

Tiềm năng của cá cảnh trong thị trường xuất khẩu

Ngành nuôi trồng thủy sản không chỉ tập trung vào tôm, cá nuôi thương phẩm mà còn bao gồm cả ngành cá cảnh, một lĩnh vực đang ngày càng khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế. Với sự phát triển của công nghệ nuôi trồng và nhu cầu ngày càng tăng từ các thị trường lớn, cá cảnh đã trở thành một sản phẩm xuất khẩu đầy tiềm năng.

Cá cảnh
• 20:11 26/12/2024

Câu chuyện thành công trong nuôi tôm

Những ngày gần đây, bà con nông dân nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ đang thu được những thành công lớn từ mô hình nuôi tôm kết hợp với trồng lúa, đặc biệt là khi giá tôm đạt mức kỷ lục. Những câu chuyện thành công từ các mô hình nuôi tôm, đặc biệt là ở Kiên Giang và Cà Mau, đang được chia sẻ rộng rãi và tạo động lực lớn cho người dân trong khu vực và trên cả nước.

Tôm thẻ chân trắng
• 20:11 26/12/2024

Phân tích tác động kinh tế và môi trường của việc loại bỏ kháng sinh

Kháng sinh đã được sử dụng phổ biến để phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi, từ đó nâng cao năng suất và giảm rủi ro dịch bệnh. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng, bao gồm nguy cơ kháng kháng sinh, ô nhiễm môi trường, và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Tôm thẻ
• 20:11 26/12/2024
Some text some message..