Thoát nghèo nhờ nuôi rắn hổ hèo

Câu lạc bộ (CLB) thanh niên nuôi rắn hổ hèo TX.Ngã Bảy (Hậu Giang) thuộc loại “có một không hai” ở miền Tây. Nhờ con rắn hổ hèo, nhiều gia đình trẻ nơi đây đã mau chóng thoát nghèo và “phất” lên khá giả.

Anh La Minh Vũ đang chăm sóc con rắn nái đẻ.
Anh La Minh Vũ đang chăm sóc con rắn nái đẻ.

“Bén duyên” với rắn

La Minh Vũ “bén duyên” với con rắn hổ hèo hết sức tình cờ. Năm 2008, anh lên Sài Gòn thăm người bạn thân. Lúc ngồi lai rai, người bạn khuyên Vũ nên nuôi rắn hổ hèo vì ít tốn công chăm sóc lại bán được giá cao. “Để thử thời vận, tôi về quê mượn tiền mua con giống nuôi. Do không rành kỹ thuật nuôi nên rắn chết hàng loạt, chỉ còn lại số lượng rất ít nhưng bù lại bán được giá cao ngất”, Vũ nói.

Sau nhiều lần học hỏi cách nuôi từ bạn bè, anh trăn trở tìm cách làm sao để rắn không bị mất sức do tranh mồi với nhau. Thế rồi anh bắt tay nghiên cứu, thiết kế chuồng rắn thành từng hộc riêng biệt, mỗi hộc đều có cửa, lỗ thông hơi rồi đổ đất và thả rắn giống vào nuôi. Theo kinh nghiệm của anh Vũ, mỗi hộc chỉ nên thả nuôi một con, không nên nuôi chung với số lượng nhiều; cách 3 ngày phải lo thức ăn, nước uống, độ ẩm, lâu lâu sổ giun cho rắn; đặc biệt phải chăm sóc lúc rắn lột da, sinh đẻ…

Khi đã nuôi một vài lứa rắn hổ thịt và bán được giá, anh Vũ bắt đầu chia giống cho hàng chục thanh niên địa phương. Gắn chóa đèn pin lên trán, một tay cầm cây móc, một tay thò vào hộc lôi ra con rắn hổ to đùng còn đang phùng mang, anh Vũ tính : “Con này nặng gần 3 kí, mỗi kí giá 1 triệu đồng, mỗi năm nó đẻ 2 lứa, mỗi lứa trung bình 15 trứng, giá dao động từ 150.000 - 300.000 đồng/trứng. Tổng cộng con rắn hổ này cho thu nhập khoảng 7 triệu đồng đó”.

Hiện 11 thành viên của CLB đang sở hữu hàng ngàn con rắn bố mẹ, rắn thịt. Riêng anh Vũ, mỗi năm cũng xuất bán được từ 1.500 - 2.000 trứng, 500 kg rắn thịt và hàng ngàn con giống cho khách hàng ở các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang, Vĩnh Long… Tổng thu nhập chí ít cũng tiền tỉ.

“Sắp tới chúng tôi sẽ đề xuất nhân rộng mô hình nuôi rắn hổ này với chính quyền địa phương. Giá rắn vào thời điểm thấp nhất cũng tròm trèm 750.000/kg, lúc cao nhất khoảng 1,2 triệu đồng/kg; cộng với đầu ra ổn định, rắn càng lớn càng có giá nên không sợ quá lứa hay bị ép giá”, anh Vũ phấn khởi nói.

Cùng nhau thoát nghèo

Cách đây gần một năm, khi ngồi uống cà phê với anh em đang nuôi rắn, anh Vũ đưa ra ý tưởng liên kết những người cùng nghề lại thành một hội để hỗ trợ lẫn nhau và giúp đỡ thanh niên thoát nghèo. Quan trọng nhất là tập hợp được tiếng nói của những người nuôi rắn hổ chuyên nghiệp để đề đạt những nguyện vọng, tâm tư tình cảm lên chính quyền, cơ quan kiểm lâm. Thế là CLB thanh niên nuôi rắn hổ ra đời.

Anh Dương Văn Tám thuộc diện hộ nghèo, hằng ngày phải làm hồ, chạy xe ôm, trồng rau bán… Thấy mô hình nuôi rắn đạt hiệu quả cao nên anh bàn với vợ lấy 20 triệu đồng đầu tư xây chuồng và mua 60 con rắn giống. Lúc mới nuôi, lứa rắn giống đầu tiên bị chết phân nửa, hai vợ chồng lắc đầu, ôm nhau khóc và định… đập chuồng. Nhờ biết cách học hỏi, trao dồi kinh nghiệm, hiện anh đang sở hữu vài trăm hộc rắn bố mẹ, có thể tự ấp trứng và nở được rắn con.

Anh Hoàng Công Hậu là cán bộ Hạt Quản lý đê điều TX.Ngã Bảy cũng quyết định làm thêm nghề nuôi rắn. Được sự giúp đỡ nhiệt tình của anh Vũ và những anh em đi trước, anh vừa bán 20 kg rắn lứa đầu, thu được mười mấy triệu đồng. “Hiện giờ tôi còn nuôi 200 con, nếu xuất bán cũng được trăm ngoài triệu”, anh Hậu hồ hởi cho biết.

Ông Từ Nhuần Hiệp, Phó phòng Kinh tế TX.Ngã Bảy cho biết rắn hổ hèo không có nọc độc, thịt ngon, giá trị kinh tế cao và có công dụng trong y học. CLB nuôi rắn hổ hèo ở Ngã Bảy là mô hình kinh tế hiệu quả. Tuy nhiên, đây là loại động vật nằm trong sách đỏ Việt Nam nên vấn đề nuôi nhốt, vận chuyển, buôn bán phải có giấy phép của cơ quan chức năng. Thời gian qua, nhờ phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, mô hình nuôi rắn hổ hèo đã đi đúng hướng, giúp thanh niên thoát nghèo và phát triển kinh tế địa phương.

Thanh niên
Đăng ngày 14/11/2012
Nông thôn

Từ lão nông nghèo đã trở thành triệu phú nhờ nuôi cá lồng

Nhờ mạnh dạn chuyển sang nuôi cá lồng trên dòng sông Đà, ông Lò Văn Bân đã có cuộc sống sung túc và thoát nghèo…

Ông Bân thoát nghèo nhờ nuôi cá lồng
• 15:46 06/07/2023

Nghề lạ đất Mũi, ngồi nhà trói cua Cà Mau kiếm 300.000 đồng/ngày

Nghề trói cua, lựa cua tại các cơ sở thu mua cua ở Cà Mau đã giúp cho nông dân nơi đây có thêm nguồn thu nhập khá.

Nghề trói cua Cà Mau
• 11:45 20/04/2023

Hai loại tôm lạ trên thị trường đắt hơn tôm hùm được nhiều người săn lùng

Hai loại tôm lạ này được đánh gia ngon hơn cả tôm hùm. Dù giá cao, chúng vẫn được nhiều người lùng mua thưởng thức.

Tôm tít
• 12:07 15/04/2023

Cà Mau: Giá cua tăng cao, nông dân mừng như "trúng số"

Việc nguồn cung khan hiếm, kéo theo nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng tăng mạnh trong những ngày qua là nguyên nhân khiến giá cua biển ở Cà Mau tăng cao.

Cua tăng giá
• 17:51 21/03/2023

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 11:29 19/04/2024

Chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Sáng ngày 12/4, tại xã Cát Minh (huyện Phù Cát), Trung tâm Khuyến nông Bình Định phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Phù Cát tổ chức lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng bán thâm canh – thâm canh hai giai đoạn ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc cho 20 hộ nuôi tôm trên địa bàn xã.

Tập huẩn
• 09:50 17/04/2024

Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản

Sáng ngày 05/4, Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản cho các hộ dân trên địa bàn các huyện Phù Mỹ và Tuy Phước để chuẩn bị công tác triển khai thực hiện các mô hình trong năm 2024.

Hộ dân
• 21:22 06/04/2024

Các địa phương trong không khí chào mừng 65 năm ngày truyền thống ngành thủy sản

Với ngành thuỷ sản Việt Nam thì ngày 1/4/1959 là ngày có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu một dấu mốc quan trọng với ngành thuỷ sản nước ta, chính vì vậy mà các địa phương trên mọi miền đất nước đã và đang phát động nhiều phong trào nhằm kỷ niệm ngày lễ này.

Thả giống
• 08:00 31/03/2024

“Tuổi thọ” ao ảnh hưởng như thế nào đến cá tra?

Cá tra là loài cá đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, từ khoảng năm 2018, ngành công nghiệp cá tra Việt Nam đã gặp phải khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt từ các nước sản xuất cá tra khác như Ấn Độ và Bangladesh, cùng với những rào cản thương mại ngày càng tăng từ các thị trường nhập khẩu chính như Hoa Kỳ và Châu Âu.

Cho cá ăn
• 20:44 20/04/2024

Tép Bạc và Thai Union ký hợp tác phân phối thức ăn tôm tại Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn Thai Union tại Việt Nam, sản phẩm thức ăn tôm Thái cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy Mahachai của Thai Union.

7 dòng thức ăn của Thai Union
• 20:44 20/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 20:44 20/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 20:44 20/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 20:44 20/04/2024