Thời điểm "dễ ăn, dễ nuôi" của con cá tra đã qua

Năm 2012, kim ngạch xuất khẩu cá tra chỉ đạt 1,74 tỷ USD, giảm 3,4% so với năm trước. Nhiều chuyên gia kinh tế nhận định, thời điểm con cá tra “dễ nuôi, dễ ăn” đã qua.

Thu hoạch cá tra. (Ảnh: Duy Khương/TTXVN)
Thu hoạch cá tra. (Ảnh: Duy Khương/TTXVN)

Hiện nay, cả người nuôi lẫn doanh nghiệp đều gặp sóng gió bởi giá cá luôn ở mức thấp. Theo dự báo, tình hình này sẽ còn tiếp diễn khó khăn trong năm 2013 nếu như không triển khai các giải pháp tháo gỡ ngay từ bây giờ.

Người nuôi và doanh nghiệp gặp khó

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long hiện có trên 5.470ha nuôi cá tra. Dự báo nguồn cá tra nguyên liệu chế biến xuất khẩu sẽ khan hiếm vào cuối năm nên không ít nông dân hăm hở bắt tay vào thả nuôi, với hy vọng gỡ lại phần nào thua lỗ vụ trước.

Tuy nhiên, mọi hy vọng đã không thành vì giá cá tra loại 1 hiện chỉ còn khoảng 20.000-21.000 đồng/kg, giảm 500-700 đồng/kg so với đầu tháng 12/2012. Với mức giá này, người nuôi lỗ từ 3.000-3.300 đồng/kg.

Gia đình ông Nguyễn Văn Hải ở Đồng Tháp cho biết nếu bán cá lấy tiền chậm thì mới được 22.000 đồng/kg; còn lấy tiền ngay thì chỉ được 19.000-20.000 đồng/kg. Ông Hải cho biết, nếu tình trạng này cứ kéo dài thì không biết đến bao giờ mới thu lại vốn. Chỉ tính riêng tỉnh Đồng Tháp, hiện có khoảng 80ha ao nuôi của bà con vẫn tiếp tục “treo” do không có vốn tái đầu tư.

Không những chịu áp lực bởi tình trạng giá giảm, người nuôi cá tra còn luôn trong cảnh lo sợ thương lái “quỵt tiền”, bởi hầu hết các hộ nuôi đều không ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm với thương lái, doanh nghiệp ngay từ đầu mà thường chờ đến ngày ao cá gần thu hoạch mới tìm người mua. Vì vậy, khó tránh khỏi chuyện bị thương lái ép giá, chậm trả tiền.

Các chuyên gia ngành thủy sản cho rằng nguyên nhân dẫn đến tình trạng giá cá giảm như hiện nay là do chính các doanh nghiệp đua nhau giảm giá để chào hàng với giá xuất thấp. Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) từng khuyến cáo giá cá tra xuất khẩu phải ở mức tối thiểu 3 USD/kg thì mới bảo đảm các bên có lãi. Nhưng do tranh giành khách hàng, nhiều doanh nghiệp đã chào với mức giá chỉ 1,8-2,3 USD/kg. Chính điều này kéo theo giá cá nguyên liệu giảm.

Không chỉ khó khăn về thị trường, có một thực tế là hiện nay là cả doanh nghiệp lẫn người nuôi cá đều thiếu vốn, đặc biệt là nông dân, họ gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận vốn ngân hàng vì không còn tài sản thế chấp.

Ông Phạm Anh Tuấn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản cũng thừa nhận thực tế này. Ông Tuấn đưa ra bằng chứng điển hình là đến nay nhiều doanh nghiệp cá tra vẫn chưa tiếp cận được nguồn vốn hỗ trợ. Trong khi, Ngân hàng Nhà nước khẳng định đến tháng 9/2012 đã có trên 38.200 tỷ đồng cho vay phục vụ nuôi trồng, tiêu thụ cá tra. Dư nợ cho vay đạt trên 20.700 tỷ đồng, tăng 14% so với cuối năm 2011.

Hiện nay, do thiếu vốn mua nguyên liệu nên nhiều doanh nghiệp chỉ nhận đơn hàng vừa và nhỏ. Đại diện một doanh nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh cho biết doanh nghiệp đang có rất nhiều đơn hàng cho quý I-2013 nhưng không đủ vốn mua nguyên liệu nên chỉ có thể nhận đơn hàng vừa phải. Ngoài ra, để cạnh tranh với các nhà xuất khẩu nước khác có giá bán rẻ hơn, nhiều doanh nghiệp đã chấp nhận bán sản phẩm với giá bằng hoặc thấp hơn giá thành nhưng vẫn không có khách hàng.

Với những khó khăn này, theo VASEP, hiện có khoảng 160 doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, giảm 30% so năm 2011 nhưng chỉ có chừng 20% doanh nghiệp duy trì xuất khẩu ổn định. Số doanh nghiệp còn lại chỉ hoạt động cầm chừng.

Cần các giải pháp cấp bách

Để vực dậy ngành sản xuất, chế biến, xuất khẩu cá tra, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát đã chỉ đạo Cục Quản lý chất lượng nông-lâm và thủy sản khẩn trương xây dựng Thông tư quy định về hàm lượng, các chất phụ gia tăng trọng… để nâng chất lượng cá tra. Đặc biệt cần có biện pháp chống tình trạng gian lận, phá giá, góp phần bình ổn thị trường xuất khẩu cá tra đang xuống dốc.

Cũng theo Bộ trưởng Cao Đức Phát, Chính phủ đã giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn xây dựng đề án tăng cường xúc tiến thương mại đối với cá tra. Tổng cục Thủy sản xây dựng và sớm trình Bộ để ban hành thực hiện ngay từ năm 2013, góp phần đẩy mạnh xuất khẩu đối với mặt hàng này.

Phó Chủ tịch VASEP ông Nguyễn Hữu Dũng cho rằng, cần giảm bớt doanh nghiệp tham gia sản xuất mà không có nhà máy; đặc biệt, kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm việc sử dụng hóa chất nuôi cá tra, thậm chí cấm sử dụng hóa chất tăng trọng; tiến tới nói không với chất tăng trọng cho cá tra và trước mắt thực hiện nghiêm đối với sản phẩm xuất sang thị trường Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản.

Đồng thời, cần có các chính sách giải quyết khó khăn về vốn nuôi và chế biến cá tra như thực hiện giãn nợ và cơ cấu lại nợ cho các doanh nghiệp cá tra thực sự có năng lực sản xuất và xuất khẩu.

Nhằm giúp người nuôi cải thiện chất lượng thịt cá thương phẩm, tránh tình trạng bị ép giá, giảm giá như hiện nay, các tỉnh khuyến cáo người nuôi mở rộng liên kết với doanh nghiệp trong quá trình sản xuất và tiêu thụ cá tra vì hình thức này mang lại hiệu quả kinh tế cao, bền vững.

Nhiều doanh nghiệp cho rằng tới đây phải đẩy mạnh khâu quảng bá hình ảnh thông qua các chương trình xúc tiến thương mại quy mô ở tầm quốc gia, nhất là khi cá tra đã đi vào sản xuất bền vững theo tiêu chuẩn ASC (nuôi cá tra theo tiêu chuẩn quốc tế).

Theo ông Dương Ngọc Minh, Chủ tịch Ủy ban Cá nước ngọt, trong thời gian tới, các cơ quan chức năng hiệp hội, doanh nghiệp cần phải phối hợp với Quỹ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên (WWF), ASC… tiến hành quảng bá rộng rãi hình ảnh cá tra Việt Nam được nuôi có trách nhiệm ra toàn thế giới.

Để gỡ khó về vốn cho các doanh nghiệp thủy sản, ông Nguyễn Huy Điền, Phó Tổng cục trưởng Tổng Cục Thủy sản cho biết, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đang đề nghị Chính phủ xem xét sử dụng nguồn vốn vay ODA từ một số tổ chức tài chính quốc tế để các doanh nghiệp vay phục vụ sản xuất với lãi suất thấp hơn so với lãi suất vay từ các ngân hàng thương mại.

Bên cạnh đó, trước những thông tin khác nhau về tình hình sử dụng vốn vay đối với cá tra, mới đây, Bộ đã thành lập đoàn công tác liên ngành gồm có các thành viên là đại diện Hội Nghề cá Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước, VASEP, lấy An Giang làm điểm để kiểm tra, xác minh vốn vay trong năm 2012 từ các ngân hàng thương mại đối với các hộ gia đình, doanh nghiệp nuôi và chế biến xuất khẩu cá tra tại tỉnh này./. 

vietnamplus
Đăng ngày 24/01/2013
Kinh tế

Tăng cường tiêu thụ nội địa: Thị trường thủy sản Việt Nam bùng nổ với cá lóc, ếch và cá nuôi biển

Trong những năm gần đây, thị trường tiêu thụ thủy sản nội địa Việt Nam đã chứng kiến sự tăng trưởng đáng kể, đặc biệt là đối với các loại cá lóc, ếch và cá nuôi biển. Sự gia tăng này được thúc đẩy bởi nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao, thay đổi trong thói quen ăn uống ưu tiên các sản phẩm thủy sản sạch, có nguồn gốc rõ ràng.

Chợ hải sản
• 10:47 11/02/2025

Tại sao cần chú trọng liên kết chuỗi sản phẩm

Ngành thủy sản đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, không chỉ cung cấp nguồn thực phẩm dinh dưỡng mà còn góp phần tạo việc làm và thúc đẩy xuất khẩu. Tuy nhiên, để phát triển bền vững và nâng cao giá trị, việc liên kết chuỗi sản phẩm thủy sản trở thành một yếu tố thiết yếu. Liên kết chuỗi không chỉ giúp tăng hiệu quả sản xuất, đảm bảo chất lượng sản phẩm mà còn mở ra nhiều cơ hội cho người nuôi, doanh nghiệp và cả nền kinh tế.

Thủy hải sản
• 09:34 10/02/2025

Tác động của giá nguyên liệu đầu vào lên giá bán tôm

Ngành nuôi tôm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp, đặc biệt ở các nước nhiệt đới như Việt Nam.

Tôm thẻ
• 08:00 31/01/2025

Cập nhật giá tôm thẻ hiện nay và dự báo xu hướng thị trường

Tôm thẻ chân trắng từ lâu đã trở thành một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, góp phần quan trọng vào nền kinh tế thủy sản quốc gia.

Giá tôm thẻ
• 08:00 29/01/2025

Ảnh hưởng của dinh dưỡng đến tỷ lệ sống của tôm giống

Trong nuôi tôm giống, dinh dưỡng đóng vai trò cực kỳ quan trọng quyết định đến tỷ lệ sống và khả năng phát triển của tôm. Tôm giống khỏe mạnh, phát triển đều đặn không chỉ giúp người nuôi đạt năng suất cao mà còn giảm thiểu rủi ro trong suốt quá trình nuôi. Để đạt được điều này, người nuôi cần hiểu rõ vai trò của dinh dưỡng và cách tối ưu hóa khẩu phần ăn cho tôm giống.

Tôm giống
• 20:03 18/02/2025

Ứng dụng một số công nghệ trong chế biến và bảo quản thủy sản

Công nghệ chế biến và bảo quản thủy sản đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn chất lượng, kéo dài thời gian sử dụng, và nâng cao giá trị thương mại của các sản phẩm thủy sản.

Thủy sản
• 20:03 18/02/2025

Sinh vật bám phao và ảnh hưởng đến tôm

Trong quá trình nuôi tôm, người nuôi thường quan tâm đến chất lượng nước, thức ăn và các yếu tố môi trường khác. Tuy nhiên, một vấn đề ít được chú ý nhưng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm chính là sự xuất hiện của các sinh vật bám trên phao và các bề mặt khác trong ao nuôi. Những sinh vật này bao gồm thực vật thủy sinh, riêu, tảo và hàu chỉ, có thể tác động đến môi trường ao nuôi và sức khỏe của tôm theo nhiều cách khác nhau. Hiểu rõ về nhóm sinh vật này và cách kiểm soát chúng sẽ giúp người nuôi tối ưu hóa quy trình quản lý ao tôm một cách hiệu quả hơn.

Hàu chỉ
• 20:03 18/02/2025

Ba tỉnh hàng đầu nuôi và xuất khẩu tôm nước lợ

Ngày 14/2/2025, tại tỉnh Bạc Liêu, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị phát triển ngành tôm nước lợ năm 2025.

Nuôi tôm
• 20:03 18/02/2025

Phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026 - 2030

Vừa qua, UBND tỉnh Bình Định thông qua Quyết định phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026- 2030, định hướng đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Ngư dân
• 20:03 18/02/2025
Some text some message..