Thu bạc tỷ từ nuôi tôm siêu thâm canh

Nhà nông Cà Mau đang có những “bước đi” được xem là táo bạo khi dồn hết gia tài, vốn liếng để đầu tư mô hình nuôi tôm siêu thâm canh.

Thu bạc tỷ từ nuôi tôm siêu thâm canh
Thu hoạch tôm siêu thâm canh tại Công ty Việt Mỹ (Cà Mau).

Rút kinh nghiệm từ mô hình nuôi tôm thâm canh trên ao đất, mô hình nuôi tôm siêu thâm canh mới xuất hiện trong khoảng hai năm trở lại đây nhưng có sức hấp dẫn với nông hộ nuôi tôm ở Cà Mau - nơi được xem là “thủ phủ” con tôm ở vùng ĐBSCL và của cả nước. Năng suất nuôi tôm vượt trội, tỷ lệ thành công lớn là nguyên nhân chính khiến diện tích nuôi tôm siêu thâm canh tăng như hiện nay. Đầm Dơi, Cái Nước, Phú Tân, TP Cà Mau là những địa phương có diện tích nuôi tôm siêu thâm canh lớn tại Cà Mau.

Ông Huỳnh Văn Đường (56 tuổi, ngụ ấp Nhị Nguyệt, xã Trần Phán, huyện Đầm Dơi), có ao tôm siêu thâm canh 1.200m2, cho biết: Sau ba tháng thả nuôi, vào ngày 27-1 vừa qua, ông thu hoạch vụ nuôi thứ hai, được hơn 7,3 tấn tôm thẻ, loại 25,3 con/1kg. Với giá thương lái thu mua tại đầm tôm là 194.000, sau khi trừ đi tất cả chi phí, ông Đường còn lời hơn 700 triệu đồng.

Chia sẻ với phóng viên, ông Đường tiết lộ: Có được thành công bước đầu như nêu trên là nhờ áp dụng quy trình nuôi tôm siêu thâm canh của Công ty TNHH Dịch vụ và Thương mại MTV Việt Mỹ (Công ty Việt Mỹ). “Công ty bỏ vốn đầu tư ban đầu gần 750 triệu đồng để thiết kế ao nuôi lót bạt, hệ thống xử lý nước, cung cấp con giống, thức ăn, vi sinh xử lý và hỗ trợ toàn bộ kỹ thuật suốt quá trình nuôi. Nhờ tuân thủ thực hiện tốt các hướng dẫn của công ty Việt Mỹ mà tôm lớn nhanh, không nhiễm kháng sinh, bán giá cao hơn mặt bằng chung của thị trường” - ông Đường vui mừng cho biết.

Cũng theo ông Đường, nếu như tính luôn vụ nuôi đầu tiên thì chỉ sau nửa năm nuôi tôm siêu thâm canh, ông đã hoàn trả được toàn bộ vốn mà Công ty Việt Mỹ đã đầu tư ban đầu và còn có dư được vài trăm triệu. Với đà thành công ấy, ông Đường sẽ thực hiện thả tiếp vụ thứ ba trong khoảng 10 ngày tới đây.

Qua tìm hiểu thực tế mới biết, ông Đường đang áp dụng quy trình nuôi tôm “tuần hoàn nước khép kín” của Công ty Việt Mỹ.

Theo kỹ sư Đặng Hải Đăng, phụ trách kỹ thuật của Công ty Việt Mỹ: Ưu điểm của quy trình nuôi “tuần hoàn nước khép kín” là: Tái sử dụng lại nguồn nước giúp người nuôi giảm chi phí xử lý nước; kiểm soát tốt dịch bệnh; không chịu tác động môi trường từ bên ngoài và không gây ô nhiễm môi trường…

Theo kỹ sư Đăng, hiện tại Công ty Việt Mỹ có hơn 300 ha nuôi tôm theo hình thức siêu thâm canh, với tổng số ao nuôi trực tiếp từ 130-150 (mỗi ao 1.200m2). Trong đó, có hơn 100 ao nuôi của hàng chục nông hộ được Công ty Việt Mỹ liên kết, hỗ trợ đầu tư đầu vào một phần hoặc toàn phần: Từ vật tư trang bị ao nuôi, vi sinh xử lý nước, con giống, thức ăn, kể cả việc thu mua tôm nguyên liệu khi thu hoạch… “Qua đúc kết thực tiễn cho thấy, hộ liên kết với công ty tuân thủ và thực hiện đúng quy trình nuôi tôm “tuần hoàn nước khép kín”, tỷ lệ thành công đạt từ 80% trở lên. Tức là, với ao nuôi bình quân 1.200 m2, mỗi vụ trúng người nuôi tôm có lợi nhuận từ 300 đến 700 triệu đồng” - Kỹ sư Đăng tiết lộ.

Sau hội nghị ngành tôm Việt Nam tổ chức đầu năm 2017 tại Cà Mau, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Cà Mau đẩy mạnh thực hiện các giải pháp nhằm góp phần cùng với cả nước hiện thực hóa “giấc mơ” xuất khẩu tôm đạt 10 tỷ USD. Một trong những giải pháp quan trọng mà chính quyền tỉnh đã và đang thực hiện là phát triển nuôi tôm công nghệ cao, nuôi tôm siêu thâm canh ở các vùng trọng điểm đã quy hoạch, góp phần gia tăng năng suất, sản lượng và thu nhập bền vững cho người nuôi tôm địa phương. Chỉ hơn một năm triển khai, đến thời điểm hiện tại, toàn tỉnh Cà Mau đã có gần 1.000 ha nuôi theo hình thức siêu thâm canh (tăng hơn 820 ha so với năm 2016), chiếm hơn 1/10 diện tích nuôi tôm thâm canh của toàn tỉnh.

Trước lợi nhuận hấp dẫn (từ 3-7 tỷ/ha), diện tích nuôi tôm siêu thâm canh dự báo còn tăng “chóng mặt” trong thời gian tới đây. Để kiểm soát tốt tình hình, giúp người dân tránh được thiệt hại trong sản xuất, cơ quan chức năng tỉnh đang thực hiện các giải pháp đồng bộ, trong đó có việc ban hành quy định tạm thời về điều kiện nuôi tôm siêu thâm canh; khuyến khích hộ nuôi áp dụng các quy trình nuôi tôm khép kín tuần hoàn nước; kiên quyết xử lý những trường hợp hộ dân nuôi tự phát nhưng không bảo đảm các điều kiện cần thiết theo quy định.

Báo Nhân Dân
Đăng ngày 29/01/2018
Hữu Tùng
Nông thôn

Chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Sáng ngày 12/4, tại xã Cát Minh (huyện Phù Cát), Trung tâm Khuyến nông Bình Định phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Phù Cát tổ chức lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng bán thâm canh – thâm canh hai giai đoạn ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc cho 20 hộ nuôi tôm trên địa bàn xã.

Tập huẩn
• 09:50 17/04/2024

Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản

Sáng ngày 05/4, Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản cho các hộ dân trên địa bàn các huyện Phù Mỹ và Tuy Phước để chuẩn bị công tác triển khai thực hiện các mô hình trong năm 2024.

Hộ dân
• 21:22 06/04/2024

Các địa phương trong không khí chào mừng 65 năm ngày truyền thống ngành thủy sản

Với ngành thuỷ sản Việt Nam thì ngày 1/4/1959 là ngày có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu một dấu mốc quan trọng với ngành thuỷ sản nước ta, chính vì vậy mà các địa phương trên mọi miền đất nước đã và đang phát động nhiều phong trào nhằm kỷ niệm ngày lễ này.

Thả giống
• 08:00 31/03/2024

Bình Định tổ chức gặp mặt ngư dân đầu xuân 2024

Chiều 23.2, phường Tam Quan Bắc, thị xã Hoài Nhơn, Bình Định tổ chức buổi gặp mặt 200 chủ tàu và ngư dân trên địa bàn triển khai kế hoạch khai thác hải sản năm 2024 và tuyên truyền động viên ngư dân kiên trì vươn khơi, bám biển khai thác hải sản đạt kết quả cao nhất.

Họp
• 11:12 04/03/2024

Quan trắc cảnh báo môi trường phục vụ nuôi tôm

Phần lớn hạ tầng vùng nuôi tôm vẫn dùng chung với hệ thống thủy lợi sản xuất nông nghiệp khiến nguồn nước dễ bị ô nhiễm, phát sinh dịch bệnh. Cho nên, công tác quan trắc, cảnh báo môi trường, giám sát dịch bệnh tại những vùng nuôi tôm trọng điểm có vị trí đặc biệt quan trọng và năm nay, nhiều địa phương rất quan tâm.

Môi trường khu nuôi tôm
• 10:08 18/04/2024

Cơn sốt mang tên “Nuốc” Huế - Dân tình đổ xô đi mua về ăn

Nuốc Huế bỗng dưng "gây sốt" trên mạng xã hội trong thời gian gần đây. Nhiều video review món nuốc thu hút hàng triệu lượt xem, khiến nhiều người tò mò và muốn thử trải nghiệm

Con nuốc Huế
• 10:08 18/04/2024

Chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Sáng ngày 12/4, tại xã Cát Minh (huyện Phù Cát), Trung tâm Khuyến nông Bình Định phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Phù Cát tổ chức lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng bán thâm canh – thâm canh hai giai đoạn ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc cho 20 hộ nuôi tôm trên địa bàn xã.

Tập huẩn
• 10:08 18/04/2024

VASEP kiến nghị tháo gỡ vướng mắc cho xuất khẩu hải sản

Ngày 08/4/2024, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) Trương Đình Hòe thừa ủy quyền Chủ tịch Hiệp hội ký Công văn số 44 /CV-VASEP gửi tới Văn phòng Chính phủ cùng nhiều cơ quan, báo cáo tình hình xuất khẩu quý I/2024 và kiến nghị tháo gỡ một số vướng mắc cho xuất khẩu hải sản.

Tàu
• 10:08 18/04/2024

Tránh stress cho tôm vào mùa nắng nóng

Với tình hình nắng nóng như hiện nay, các vật nuôi rất dễ bị sốc nhiệt, nhiễm bệnh. Đặc biệt ở nuôi tôm, khi thời tiết khắc nghiệt tôm dễ rơi vào trạng thái stress. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả chăn nuôi và sản lượng vụ mùa. Do đó, Tép Bạc xin gợi ý một số biện pháp hạn chế stress cho tôm.

Ao nuôi tôm
• 10:08 18/04/2024