Thú chơi san hô cảnh, cá xăm mình của người trẻ

Một chiều trung tuần tháng 10, ghé vào nhà Nguyễn Lâm Tuấn Huy (23 tuổi, Q.Thủ Đức, TP.HCM, làm nghề kinh doanh gạo), tôi được mãn nhãn với chiếc hồ bằng kính gần một mét vuông nhưng có tới hàng chục rặng san hô dập dềnh sắc màu. Hồ tuy nhỏ nhưng số tiền đầu tư của Huy đã lên đến gần 50 triệu đồng.

Thú chơi san hô cảnh, cá xăm mình của người trẻ
San hô và cá két xăm là 2 thú chơi đang nổi lên trong giới trẻ. Ảnh: Tép Bạc

Từ sức hút san hô…

Theo lời Huy, ban đầu nhìn thấy những hình ảnh san hô đủ màu sắc qua các clip trên mạng, cậu đã mê mẩn. Sau đó Huy đã quyết định dùng số tiền dành dụm để tậu về một hồ với nhiều loại san hô mềm, cứng như: Montipora, Acanthastrea Coral, Anacropora…

Nguyễn Lâm Tuấn Huy bên hồ san hô của mình. Ảnh: Tấn Hiệp

Bắt đầu thú chơi này với kiến thức là con số 0, nhưng từ sự yêu thích, Huy đã lân la tìm hiểu ở các hội yêu san hô - cá cảnh biển, CLB cá cảnh biển TP.HCM…, và tìm đọc các cuốn sách để trau dồi kinh nghiệm.

“Tôi không mê cá cảnh nhưng lại thích san hô. Mỗi lần nhìn vào, tôi thấy lòng mình nhẹ nhỏm, bớt muộn phiền. Cũng từ sở thích này, tôi ít đi chơi bời hay tụ tập ăn nhậu những lúc rảnh rỗi, mà thay vào đó là chăm chút cho chiếc hồ mình có một phong cách riêng, lung linh hơn”, Huy vừa kể vừa thò tay vào hồ bốc lên rặng san hô đang co bóp cho tôi xem, bảo rằng nếu mang sang hô ra ngoài không khí, nó sẽ nhả nước ra và sau vài chục phút sẽ chết.


Nhiều người trẻ bị quyến rủ bởi sự bung tỏa muôn sắc màu của san hô. ẢNH: TẤN HIỆP


Từ đam mê Lê Khuân đã biến hồ san hô của mình làm kế sinh nhai. ẢNH: TẤN HIỆP

Để có được hồ san hô nuôi lâu dài không phải là chuyện dễ, ban đầu Huy phải chạy chương trình vi sinh cho dưới đáy hồ được sạch, tạo môi trường tốt cho san hô không bị bệnh khi bỏ vào nuôi. Huy cho biết để nuôi được san hô không chỉ tốn tiền mà còn tốn công vì mỗi ngày phải cho san hô ăn vitamin, đo nồng độ canxi, nhiệt độ, độ PH,… Tuy san hô ở nước nhưng rất dễ bị sâu bệnh và chết nếu nguồn nước có vấn đề. “Tôi ở không có máy lạnh, nhưng san hô thì phải có vì nhiệt độ giúp san hô sống tốt từ 24 - 27 độ C”, Huy nói về những phức tạp khi đã đem lòng đam mê san hô.

Cũng có điểm xuất phát như Huy, Lê Khuân, (26 tuổi, cựu sinh viên Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM), cũng vì mê màu sắc huyền hoặc của san hô lẫn cá cảnh nên bỏ kiến thức chuyên ngành học của mình để theo đuổi một công việc không liên quan. Rồi từ đam mê, Khuân biến đó thành kế sinh nhai cho mình.

Hiện tại Khuân đang mở một cửa hàng chuyên về san hô ở Q.10, TP.HCM, mỗi ngày có khi thu nhập vài triệu đồng. Khuân cho biết những loại san hô đắt tiền thường nhập từ Úc, Nhật… Khuân cũng kinh doanh luôn các loại thuốc để phòng tránh bệnh cho san hô. Trong hồ san hô của Khuân, có những nhánh tuy nhỏ chưa bằng lòng bàn tay nhưng có giá hơn 4 triệu đồng.


San hô tuy kích thước nhỏ nhưng nhiều loại có giá tiền triệu. ẢNH: TẤN HIỆP


Thú chơi san hô ban đầu chỉ dành cho những người… chịu chi. ẢNH: TẤN HIỆP


Để đầu tư chiếc hồ bài bản phải tốn hàng trăm triệu đồng. ẢNH: TẤN HIỆP

“Chơi san hô chỉ dành cho người chịu chi. Hồ 1,5 m, nếu thiết kế bài bản phải mất 150 triệu đồng/hồ. Mình mất mấy năm để tìm hiểu về loại động vật này và tốn nhiều công sức đi tìm san hô đẹp, tìm hiểu về cách cấy để san hô sinh sản cũng như kỹ thuật trị bệnh. Buổi tối khi chỉ thấy san hô và đèn thì vẻ đẹp càng nhân lên gấp bội. Lúc nhìn không chỉ là cái đẹp về thị giác mà còn sự đẹp trong tâm hồn, nhưng chỉ người yêu thích thật sự mới thấu hiểu hết”, Khuân tâm sự và nói thêm nếu hồ 1,5 m phải dùng dàn đèn gần 20 triệu đồng để đủ ánh sáng cho san hô, cộng thêm tiền để mua bình lọc khí thải hơn 10 triệu đồng. Và số tiền chăm sóc, nuôi dưỡng san hô sẽ tùy theo mực nước, nếu 100 lít nước trong hồ sẽ tốn từ 600.000/tháng trở lên.

… đến cá xăm mình

Cá cảnh từ lâu đã trở thành thú chơi của nhiều người, thế nhưng ngày nay có những loại cá cảnh siêu độc là cá có xăm hình trên mình. Đó có thể là những bông hoa hồng, dòng chữ, hình trái tim… rất bắt mắt gây sự tò mò khiến nhiều người tìm hiểu.


Cá xăm mình chủ yếu là loại cá Hồng Két. Những bông hồng, hình trái tim, chữ viết… trên thân cá làm nhiều người tò mò về loại cá này. ẢNH: TẤN HIỆP.

Ở Sài Gòn có lẽ nơi bán nhiều loại cá xăm hình nhất chính là đường Lưu Xuân Tín (thuộc Chợ Lớn, Q.5). Dạo quanh con đường chưa đầy 200 mét nhưng có nhiều cửa hàng bán cá cảnh và đặc biệt có loại cá đầy hình xăm.

Tôi gặp Dương Quang Tuấn, 24 tuổi, nhân viên văn phòng ở Q.1, TP.HCM, có niềm đam mê về cá cảnh. Sau khi tham dự Ngày hội cá cảnh TP.HCM, nhìn thấy những con cá có hình xăm lạ mắt, cậu đã quyết định đến đường Lưu Xuân Tín tìm mua cá về nuôi. Tuấn đang loay hoay tìm thì được anh Cường, chủ một tiệm cá cảnh ở con đường này, cho biết muốn tìm cá xăm mình đến khu vực này là chuẩn nhất. Vì ở đây là “đại bản doanh” chuyên bán cá cảnh.

Anh Cường cho biết: “Cá xăm hình chủ yếu là cá Hồng Két, có giá từ 100.000 - 150.000 đồng/con. Người trong nước cũng có xăm cá này nhưng các cửa hàng ít nhập mà nhập từ Đài Loan, Trung Quốc”.

Người mua thắc mắc liệu xăm hình có ảnh hưởng tuổi thọ cũng như sức khỏe cá không? Anh Cường khẳng định không giảm tuổi thọ, hình xăm không phai màu, thức ăn cũng cho ăn như bao loại cá khác, nhưng qua thời gian cá lớn lên màu sắc sẽ bị giãn ra. Người chủ quán này cũng nói thêm ngày cận tết có bán những loại cá in hình chữ phúc, lộc, thọ… hoặc khách yêu cầu hình xăm gì cũng có thể đặt trước.

Sau một hồi được tư vấn và ngắm nghía, Tuấn chọn mua 10 con cá với hình bông hồng, trái tim. “Mua về nuôi được thì mang biếu làm quà cho những bạn mê cá. Tuy không nhiều tiền, nhưng với người nuôi cá, có 'hàng độc' chắc sẽ trân quý hơn những thứ vật chất khác”, anh Tuấn chia sẻ.

Báo Thanh Niên
Đăng ngày 12/11/2018
Tấn Hiệp
Nuôi trồng

Các loại thức ăn giúp thúc đẩy sự phát triển của tôm thẻ chân trắng

Thức ăn là một trong những yếu tố quan trọng cần lưu ý trong quá trình nuôi tôm, so với các nhu cầu khác của ao thì chi phí thức ăn chiếm 40 – 70% chi phí sản xuất.

Động vật phù du
• 10:54 08/11/2024

Lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm

Sử dụng hóa chất có thể giúp phòng bệnh và tăng năng suất tạm thời, nhưng việc lạm dụng có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe tôm, môi trường và người tiêu dùng. Vậy lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm là gì, nguy cơ từ nó ra sao và làm thế nào để giảm thiểu vấn đề này?

Tôm thẻ chân trắng
• 09:45 08/11/2024

Quản lý chất thải trong ao nuôi tôm

Nuôi tôm thâm canh sử dụng thức ăn công nghiệp có thành phần dinh dưỡng cao, đặc biệt đạm và phốt pho. Thức ăn tôm dư thừa và phân tôm là nguyên nhân làm tăng hàm lượng chất thải hữu cơ rắn và lơ lửng trong ao.

Cải tạo ao nuôi
• 09:42 08/11/2024

Lý do vì sao nên xét nghiệm EHP cho tôm giống?

Bệnh do vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) gây ra, khiến tôm chậm lớn và khó đạt kích thước tối ưu, ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng tôm.

Tôm giống
• 09:52 07/11/2024

Các loại thức ăn giúp thúc đẩy sự phát triển của tôm thẻ chân trắng

Thức ăn là một trong những yếu tố quan trọng cần lưu ý trong quá trình nuôi tôm, so với các nhu cầu khác của ao thì chi phí thức ăn chiếm 40 – 70% chi phí sản xuất.

Động vật phù du
• 03:50 09/11/2024

Cảnh báo về cơn bão Yinxing cho người dân nuôi trồng thủy sản

Sáng ngày 8/11/2024, cơn bão Yinxing chính thức đi vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 7 của năm. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, đây là một trong những cơn bão mạnh nhất năm nay, với sức gió vùng gần tâm bão đạt cấp 14 (từ 150 đến 166 km/h), giật đến cấp 17

Bão
• 03:50 09/11/2024

Xuất khẩu tôm của Ecuador giảm mạnh trong tháng 9

Theo báo cáo mới nhất từ Phòng Thủy sản Quốc gia Ecuador (CNA), xuất khẩu tôm đông lạnh của Ecuador trong tháng 9/2024 đã giảm đáng kể do nhu cầu suy giảm từ các thị trường quan trọng, đặc biệt là châu Á. Cụ thể, lượng xuất khẩu giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái, với mức sụt giảm đặc biệt rõ rệt ở các thị trường lớn như Trung Quốc và Mỹ.

Tôm thẻ chân trắng
• 03:50 09/11/2024

Lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm

Sử dụng hóa chất có thể giúp phòng bệnh và tăng năng suất tạm thời, nhưng việc lạm dụng có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe tôm, môi trường và người tiêu dùng. Vậy lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm là gì, nguy cơ từ nó ra sao và làm thế nào để giảm thiểu vấn đề này?

Tôm thẻ chân trắng
• 03:50 09/11/2024

Quản lý chất thải trong ao nuôi tôm

Nuôi tôm thâm canh sử dụng thức ăn công nghiệp có thành phần dinh dưỡng cao, đặc biệt đạm và phốt pho. Thức ăn tôm dư thừa và phân tôm là nguyên nhân làm tăng hàm lượng chất thải hữu cơ rắn và lơ lửng trong ao.

Cải tạo ao nuôi
• 03:50 09/11/2024
Some text some message..