Thu nhập bình quân ở địa phương có biển cao hơn bình quân cả nước

Nhiều địa phương có biển đã năng động, đầu tư khai thác các thế mạnh của biển nhằm tạo ra động lực tăng trưởng nhanh, đóng góp tích cực vào thành quả phát triển chung của đất nước.

Đánh bắt cá
Kinh tế biển đã, đang và sẽ là ngành kinh tế mũi nhọn.

Sau hơn 10 năm thực hiện Nghị quyết 09-NQ/TW, ngày 9/2/2007 về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X), tiềm năng, lợi thế biển của Việt Nam đã được phát huy.

Nhiều địa phương có biển đã năng động, đầu tư khai thác các thế mạnh của biển nhằm tạo ra động lực tăng trưởng nhanh, đóng góp tích cực vào thành quả phát triển chung của đất nước.Báo cáo Chính trị tại Đại hội XIII của Đảng cho thấy, thu nhập bình quân đầu người các tỉnh có biển cao hơn bình quân chung cả nước.

Đến nay, riêng vùng kinh tế trọng điểm phía Nam bao gồm 8 tỉnh, thành phố chiếm 20% dân số nhưng đóng góp đến 45% GDP và 40% thu ngân sách cả nước; có 3/8 địa phương của vùng trực tiếp giáp biển là Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa-Vũng Tàu và Tiền Giang, chiếm 65% GDP của cả vùng.

Ngay cả một số địa phương không trực tiếp giáp biển như Long An, Đồng Nai, Bình Dương cũng rất năng động phát triển một số ngành kinh tế gắn với biển như phát triển hệ thống cảng nội địa kết nối với các cảng biển quốc tế của vùng hoặc kết nối trực tiếp ra biển dựa vào những con sông lớn. Thành phố Hồ Chí Minh và Bà Rịa-Vũng Tàu là hai địa phương có hệ thống cảng biển quốc tế lớn nhất không chỉ ở vùng mà còn với cả nước với khối lượng vận tải biển chiếm 40% cả nước.

Ngoài cảng biển, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đã phát triển thành trung tâm du lịch biển, đảo; đánh bắt và chế biến hải sản, khai thác dầu khí… lớn hàng đầu cả nước và có khả năng cạnh tranh trong khu vực.

Tuy nhiên, việc phát triển kinh tế biển ở Việt Nam cũng còn nhiều hạn chế, khó khăn như Nghị quyết 36 của Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Báo cáo Chính trị tại Đại hội XIII của Đảng đã đề cập.

Cụ thể, phát triển kinh tế biển chưa gắn kết hài hoà với phát triển xã hội và bảo vệ môi trường. Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế biển chưa đạt mục tiêu đề ra. Một số địa phương có biển vẫn chưa khai thác được lợi thế từ biển, trong khi một số địa phương đã tìm được động lực từ biển nhưng lợi ích mang lại chưa lớn hoặc chưa thực sự bền vững.

Nhiều ngành kinh tế biển, nhất là một số ngành kinh tế mũi nhọn phát triển chưa tương xứng với tiềm năng; lợi thế cửa ngõ vươn ra thế giới chưa được phát huy đầy đủ; hệ thống cảng biển được quy hoạch nhưng thực hiện chưa tốt, nhất là cơ chế hợp tác vùng, dẫn đến tình trạng mất cân đối, nơi tắc nghẽn, nơi dư thừa công suất, gây lãng phí nguồn lực đầu tư, tăng chi phí và giảm hiệu quả kinh tế tổng thể; chưa xây dựng được thương cảng quốc tế và tập đoàn kinh tế mạnh về biển có khả năng cạnh tranh khu vực và thế giới.

Ngoài ra, việc tổ chức quản lý, điều phối phát triển kinh tế biển chưa thực sự tập trung, hiệu quả; đặc biệt sự liên kết giữa các vùng biển và ven biển, vùng ven biển với vùng nội địa, giữa địa phương có biển với địa phương không có biển và giữa các ngành, lĩnh vực còn rời rạc, kém hiệu quả…

Nghị quyết 36 của Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đề ra tầm nhìn kinh tế biển 2045 của Việt Nam là “trở thành quốc gia biển mạnh, phát triển bền vững, thịnh vượng, an ninh, an toàn; kinh tế biển đóng góp quan trọng vào nền kinh tế đất nước“, trong đó, các ngành kinh tế thuần biển đóng góp khoảng 10% GDP cả nước đến năm 2030; kinh tế của 28 tỉnh, thành phố ven biển chiếm 65-70% GDP cả nước; các ngành kinh tế biển phát triển bền vững theo các chuẩn mực quốc tế…

Báo cáo Chính trị Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng cũng đặt ra yêu cầu cần tiếp tục “Thực hiện tốt Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển“, trên cơ sở “Đẩy mạnh phát triển và nâng cao hiệu quả các ngành kinh tế biển“.

Là một địa phương đang phát triển nhanh chóng từ những lợi thế về biển, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng vừa diễn ra, đồng chí Phạm Viết Thanh, Bí thư Tỉnh ủy Bà Rịa-Vũng Tàu cho rằng cần tiếp tục cụ thể hóa tinh thần, các mục tiêu, nhiệm vụ được nêu tại Nghị quyết 36 bằng việc hoàn thiện các cơ chế, chính sách, pháp luật về kinh tế biển theo hướng thống nhất, kết hợp với cơ chế phân cấp phù hợp, đảm bảo tính liên kết, đồng bộ và hiệu quả, bảo đảm tuân thủ quy hoạch chung, quy hoạch tổng thể quốc gia, nhất là các quy hoạch về không gian biển, về phát triển các ngành kinh tế biển để tránh đánh mất lợi thế cạnh tranh của Việt Nam so với các nước trong khu vực và quốc tế.

Các mô hình khu kinh tế, khu công nghiệp ven biển cần được tiếp cận theo hướng bền vững, sinh thái, nhất là đối với các ngành công nghiệp xanh dương.

Đối với các ngành kinh tế biển đã định hình cần tiếp tục nâng cấp, nhất là du lịch cao cấp, kinh tế hàng hải, dịch vụ cảng biển, vận tải biển, bảo hiểm hàng hải, khai thác, chế biến dầu khí và các tài nguyên khoáng sản biển, nuôi trồng và đánh bắt, chế biến hải sản xa bờ…

Đặc biệt, các địa phương trong vùng cần hợp tác, liên kết chặt chẽ để cùng phát huy lợi thế của nhau, trong đó chú trọng việc phân công, chia sẻ nguồn lực đầu tư và điều phối cơ hội phát triển nhằm tạo ra lợi ích tổng thể lớn nhất cho cả vùng, đất nước và rất cần vai trò của Trung ương trực tiếp chỉ đạo, điều phối của cả vùng.

Song song đó, tiếp tục đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo, bảo đảm môi trường “Hòa bình, ổn định, tự do, an ninh, an toàn hàng hải, hàng không trên Biển Đông” trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế; phát triển kinh tế biển phải trên cơ sở bền vững, bảo vệ hệ sinh thái biển, phù hợp với các chuẩn mực quốc tế; ngăn ngừa, kiểm soát và giảm đáng kể ô nhiễm môi trường biển.

Đặc biệt, “cần phải kết hợp chặt chẽ giữa phát triển các ngành kinh tế biển với bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền biển, đảo, tài nguyên, môi trường biển; phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao đời sống nhân dân vùng biển, đảo” như Báo cáo Chính trị đã nhấn mạnh.

Ngoài ra, thực hiện chiến lược đô thị hóa biển, phát triển các trung tâm kinh tế biển mạnh. Mục tiêu nâng tỷ lệ đô thị hóa lên 45% đến năm 2025 và 50% đến năm 2030 phụ thuộc rất lớn vào khả năng tăng tốc của các địa phương có biển.

Do đó, các địa phương có biển cần tích hợp chiến lược đô thị hóa gắn với chiến lược phát triển kinh tế biển, tạo ra động lực tăng trưởng mạnh và sức lan tỏa lớn, gắn với môi trường sống tốt và sinh kế bền vững cho người dân.

Bên cạnh đó, những công nghệ tiên phong và việc tạo ra một số ngành kinh tế biển mới sẽ giúp Việt Nam mở rộng không gian phát triển, tạo việc làm và tăng trưởng kinh tế trong nhiều thập niên tới.

Để đạt được điều này, chúng ta phải ưu tiên nguồn lực và có chiến lược phù hợp trong việc đầu tư cho khoa học – công nghệ, nếu không, sẽ lỡ cơ hội, bị tụt lại và dần mất đi lợi thế so với các quốc gia trong khu vực.

Đến năm 2025 khi sân bay quốc tế Long Thành đưa vào hoạt động, cùng với Cái Mép-Thị Vải (là một trong 21 cảng biển nước sâu tốt nhất thế giới) có tốc độ tăng trưởng trên 20% năm trong 2 năm gần đây là cơ hội tạo ra sự kết nối đa phương thức giữa đường biển, đường thủy, đường hàng không, đường bộ, đường sắt.

Do đó, vùng Đông Nam Bộ nói chung và tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu nói riêng rất cần hệ thống đường cao tốc kết nối để tạo ra động lực mới cho phát triển. Theo đó, Bí thư Tỉnh ủy Bà Rịa-Vũng Tàu cho rằng, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đang rất cần Trung ương tiếp tục quan tâm đầu tư sớm các dự án hạ tầng giao thông kết nối các tỉnh trong vùng, cụ thể là Đường cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu, đường sắt Biên Hòa-Vũng Tàu, tuyến đường Vành đai 4 và lấy sân bay quốc tế Long Thành cùng cụm cảng Cái Mép-Thị Vải là trọng tâm phát triển cho cả vùng.

Cổng tin tức thành phố Hải Phòng
Đăng ngày 04/02/2021
Đoàn Mạnh Dương
Kinh tế

Cơ hội mới cho ngành khai thác thủy sản

Ngành khai thác thủy sản áp dụng linh hoạt các giải pháp phòng, chống dịch bệnh để đảm bảo chuỗi cung ứng khai thác thủy sản an toàn, hiệu quả, đặc biệt bảo đảm an toàn dịch bệnh tối đa.

đánh bắt cá
• 13:16 22/10/2021

Ngư dân cô đơn

Gắn bó với biển khơi như cá với nước, ngư dân Nguyễn Khắc Thìn (ngụ xã Quỳnh Long, H.Quỳnh Lưu, Nghệ An) không ngờ có lúc phải chia tay nghề biển.

tàu cá nằm bờ
• 14:53 30/09/2021

Ngư dân phía Nam Hà Tĩnh được mùa cá cơm, ruốc biển

Khoảng 1 tuần nay, làng biển Kỳ Ninh (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) rộn ràng hơn bởi những khoang thuyền đầy ắp cá cơm, ruốc biển (tép moi) nối đuôi nhau cập bờ.

phơi ruốc
• 17:16 21/09/2021

Thủy sản Việt Nam sẽ tổn thất khoảng 480 triệu USD/năm nếu mất thị trường EU

Thẻ vàng IUU của EC đã khiến cho xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường này sụt giảm liên tục từ năm 2017 đến nay.

cá ngừ
• 17:02 10/08/2021

Việt Nam: Xuất khẩu tôm sang Trung Quốc chưa có sự đột phá?

Nhu cầu nhập khẩu thủy sản, đặc biệt là tôm của Trung Quốc đang phục hồi mạnh mẽ sau khi mở cửa vào đầu năm 2023. Do đó, doanh nghiệp Việt Nam có quyền kỳ vọng nhập khẩu thủy sản tăng trưởng tại thị trường “tỷ dân” này.

Sơ chế tôm
• 10:06 28/09/2023

Vượt qua rào cản, giữ vững mục tiêu tăng trưởng của ngành tôm

Nằm trong bối cảnh các thách thức chung của ngành thủy sản toàn cầu, ngoài những thách thức về sự suy giảm về đầu ra lẫn giá thành tôm nguyên liệu tăng cao,…Ngành tôm Việt Nam còn phải đối mặt với sự rủi ro của dịch bệnh luôn tiềm ẩn, đe dọa đến mục tiêu phát triển của ngành này.

Mô hình nuôi tôm
• 10:47 19/09/2023

Loài tôm nào là nguồn xuất khẩu chủ lực ở nước ta?

Hiện nay, với sản lượng lên đến 27.504 tấn (tháng 5/2023), tôm thẻ chân trắng được xem là đối tượng xuất khẩu chính ở nước ta. Dự đoán trong tương lai, loài tôm này sẽ có sản lượng xuất khẩu vượt bậc.

Tôm thẻ
• 12:02 17/09/2023

Việt Nam trở thành thị trường nhập khẩu cá ngừ số 1 tại Mỹ

Hiện nay, Mỹ đang dẫn đầu thị trường nhập khẩu cá ngừ tại Việt Nam. Thông qua chuyến thăm của Tổng thống Joe Biden, quan hệ ngoại giao của 2 nước được nâng lên mức Đối tác chiến lược toàn diện. Đây sẽ là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ Việt Nam.

Cá ngừ
• 12:08 16/09/2023

Triển vọng cho thị trường tôm Việt Nam tại Australia năm 2023

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, tính chung 8 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Úc đạt 197,67 triệu USD, giảm 20,16% so với cùng kỳ năm 2022.

Chế biến tôm
• 13:31 30/09/2023

Top 5 loài cá đắt nhất thế giới khiến bạn phải trầm trồ

Cũng giống với thế giới trên cạn, môi trường dưới nước cũng luôn chứa đựng nhiều loài sinh vật cả phong phú lẫn quý hiếm. Dưới đây, Tép Bạc sẽ đề cập đến top 5 loài cá đắt nhất thế giới. Với giá tiền được công khai trên mỗi loài, chắc chắn bạn sẽ trầm trồ.

Cá biển
• 13:31 30/09/2023

Top 10 loài cá nguy hiểm nhất thế giới

Đại dương bao la ẩn chứa hàng ngàn sinh vật đa dạng, độc đáo về màu sắc, kích thước khác nhau. Trong bài viết này, hãy cùng khám phá 10 loài cá nguy hiểm nhất trên hành tinh. Hãy cùng tìm hiểu về tên gọi, đặc điểm hình dáng và tính chất của những chú cá này nhé.

Cá biển
• 13:31 30/09/2023

Giải thích các khái niệm cơ bản trong nuôi tôm

Với việc nuôi tôm chủ yếu là từ kinh nghiệm tích lũy qua nhiều năm nuôi hay được bạn bè nuôi tôm chia sẻ thì có thể có những khái niệm đã được bà con nông dân truyền miệng nhau sử dụng nhưng có thể đã hiểu sai hoặc chưa hiểu rõ về nó.

Tôm giống
• 13:31 30/09/2023

Sự hình thành khí độc NO2, NH3 trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng

Khí độc NH3, NO2 hình thành từ các nguồn khác nhau có trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng như chất lơ lửng, phù sa lắng tụ, xác tảo chết, thức ăn dư thừa, phân tôm, vỏ tôm lột, xác tôm chết, bùn đáy ao tồn lưu do sên vét vụ nuôi trước không triệt để.

Nưới ao tôm
• 13:31 30/09/2023