Thu nhập cao từ nuôi hàu nước lợ

Chỉ cần thả giống, không phải cung cấp thức ăn, khoảng 10 tháng có thể thu hoạch, đó là mô hình nuôi hàu nước lợ của anh Tạ Văn Thiết, xã Nam Phú (Tiền Hải).

nuôi hàu
Mô hình nuôi hàu của anh Tạ Văn Thiết, xã Nam Phú, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình từng bước mang lại thu nhập cao. Ảnh: Báo Thái Bình.

Chúng tôi về thăm mô hình nuôi hàu của anh Thiết - mô hình nuôi hàu thành công của huyện Tiền Hải với thu nhập trên 1 tỷ đồng/năm. Để có được thành công ngày hôm nay, anh Thiết đã dành nhiều thời gian tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật tại các mô hình nuôi hàu ở Quảng Ninh. Sau khi tích lũy được kinh nghiệm, năm 2018 anh bắt tay vào thử nghiệm nuôi hàu với 200 bè, số vốn đầu tư 8 tỷ đồng tại vùng cửa Ba Lạt, xã Nam Phú - nơi sông Hồng đổ ra biển. Ngay năm đầu áp dụng nuôi hàu anh Thiết đã thu lãi khoảng 500 triệu đồng. Thành công bước đầu, anh tiếp tục đầu tư, mở rộng thêm khu nuôi hàu giống đến nay lên đến 500 bè với số lượng hàu giống trên 25 vạn con. 

Anh Thiết chia sẻ: Với mong muốn phát triển nghề nuôi trồng thủy sản, tôi chọn khu vực cửa Ba Lạt để xây dựng mô hình nuôi hàu nước lợ. Vùng cửa Ba Lạt có điều kiện thuận lợi để nuôi hàu như các yếu tố môi trường nước phù hợp và nguồn thức ăn tự nhiên cho hàu cũng khá phong phú. Đặc biệt, điều kiện tự nhiên, mực nước thủy triều lên xuống ở đây rất thích hợp cho hàu phát triển, tăng trưởng nhanh. Hàu là nhóm nhuyễn thể rất dễ nuôi, ít tốn công chăm sóc, thức ăn dựa vào nguồn sinh vật tảo có sẵn trong nước nên không phải tốn chi phí thức ăn. Cái lợi của nuôi hàu mang lại cả về kinh tế và môi trường, không tốn kém thức ăn như nuôi tôm, cá. Nghề nuôi hàu cũng có năm lãi, năm lỗ nhưng năm nào thu hoạch ít cũng không lo mất vốn. Nuôi hàu có 2 thời điểm lấy giống là giai đoạn tháng 3 - 4 và tháng 8 - 9 âm lịch. Ở giai đoạn này, ấu trùng hàu sống phù du, người nuôi chỉ cần làm giá thể để con giống bám vào. Lúc đó, hàu non chỉ nhỏ như hạt đỗ, nuôi thêm 10 tháng là thu hoạch. Nuôi hàu theo phương pháp nuôi treo giàn nổi trên mặt nước, sau đó dùng cước chuyên dụng để cột cố định hàu giống, mỗi dây thường nuôi 10 con, treo mỗi dây cách nhau 30cm. Cách nuôi này vừa dễ chăm sóc, theo dõi mức độ phát triển hàng ngày của con hàu và khi khai thác cũng thuận lợi. Nuôi hàu nước lợ lớn nhanh, tỷ lệ thịt nhiều, giàu dinh dưỡng, chất lượng thơm ngon nên được thị trường ưa chuộng. Ngoài ra, mô hình nuôi hàu của anh Thiết cũng tạo việc làm cho 25 lao động địa phương với thu nhập 8 triệu đồng/người/tháng.

Ông Trần Văn Huyền, Phó Chủ tịch UBND xã Nam Phú cho biết: Mô hình nuôi hàu của anh Thiết là mô hình đầu tiên tại xã Nam Phú nói riêng, huyện Tiền Hải nói chung. Trong tình hình điều kiện nguồn lợi đánh bắt hải sản ngày càng khan hiếm, việc phát triển nuôi hàu góp phần mang lại lợi ích kinh tế cho người dân. Nuôi hàu là hướng đi mới, bước đầu đã đem lại hiệu quả kinh tế. Đặc biệt, hàu là đối tượng ăn lọc, thức ăn cung cấp cho hàu chủ yếu từ nguồn nước tự nhiên nên nuôi hàu góp phần cải thiện môi trường nước tại khu vực nuôi. Tuy nhiên, để mô hình nuôi hàu phát triển bền vững và nhân rộng phải cần rất nhiều yếu tố bảo đảm như con giống phải sạch bệnh, có nguồn gốc rõ ràng; quy hoạch vùng nuôi theo đúng quy định... Hiện nay, xã Nam Phú đang khuyến khích các hộ dân đa dạng hóa trong nuôi trồng thủy hải sản để phát triển kinh tế hộ gia đình.

Báo Thái Bình
Đăng ngày 07/09/2022
Mạnh Thắng
Nuôi trồng

Top 5 tỉnh có sản lượng nuôi tôm thẻ chân trắng lớn nhất Việt Nam

Tôm thẻ chân trắng là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu thủy sản mỗi năm. Với ưu thế về tốc độ tăng trưởng nhanh, khả năng thích nghi tốt và hiệu quả kinh tế cao, tôm thẻ chân trắng được nuôi rộng rãi tại nhiều tỉnh thành, đặc biệt là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Nuôi tôm thẻ chân trắng
• 10:04 17/02/2025

Lợi ích kinh tế của công nghệ thông minh trong nuôi trồng thủy sản

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển, việc áp dụng công nghệ thông minh đã trở thành xu hướng tất yếu để tối ưu hóa chi phí, nâng cao năng suất và cải thiện chất lượng sản phẩm.

Ao nuôi tôm
• 08:00 15/02/2025

Đầu tư nạo vét kênh mương và công trình phục vụ thủy lợi

Đầu tư nạo vét kênh mương và các công trình phục vụ thủy lợi đang trở thành một yếu tố quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp bền vững và ứng phó với các thách thức về biến đổi khí hậu. Như vậy, bài viết sau đây sẽ tìm hiểu về tầm quan trọng của việc đầu tư vào các công trình này, cũng như những lợi ích lâu dài mà nó mang lại cho nền nông nghiệp và đời sống cộng đồng.

Nạo vét kênh
• 10:36 13/02/2025

Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong nuôi trồng thủy sản

Công nghệ sinh học trong nuôi trồng thủy sản là việc ứng dụng các phương pháp và sản phẩm sinh học để cải thiện hiệu quả sản xuất, bảo vệ môi trường, và duy trì sức khỏe của thủy sản.

Nhá tôm
• 09:46 13/02/2025

Phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026 - 2030

Vừa qua, UBND tỉnh Bình Định thông qua Quyết định phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026- 2030, định hướng đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Ngư dân
• 09:51 18/02/2025

Kỹ thuật ương cá bớp giống trong bể xi măng

Cá bớp có tốc độ tăng trưởng nhanh, thịt ngon và phù hợp với cá nuôi lồng trên biển và nuôi trong ao đất. Trong giai đoạn ương giống, nhiều hộ nuôi đã áp dụng phương pháp ương cá bớp trong bể xi măng, giúp kiểm soát môi trường tốt hơn, hạn chế dịch bệnh và tăng tỷ lệ sống của cá.

Cá bóp
• 09:51 18/02/2025

Quy trình đánh giá Tôm giống Tép Bạc: Chất lượng đảm bảo từ Trại giống đến ao nuôi

Quy trình kiểm định Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc không chỉ dừng lại ở việc đánh giá chất lượng con giống tại trại mà còn giám sát chặt chẽ toàn bộ quá trình từ sản xuất, vận chuyển tôm giống cho tới khi đến tay người nuôi. Sự theo dõi xuyên suốt này giúp bà con an tâm hơn khi chọn giống đạt chuẩn, hạn chế rủi ro dịch bệnh và nâng cao hiệu quả nuôi trồng.

Nhá tôm
• 09:51 18/02/2025

Top 5 tỉnh có sản lượng nuôi tôm thẻ chân trắng lớn nhất Việt Nam

Tôm thẻ chân trắng là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu thủy sản mỗi năm. Với ưu thế về tốc độ tăng trưởng nhanh, khả năng thích nghi tốt và hiệu quả kinh tế cao, tôm thẻ chân trắng được nuôi rộng rãi tại nhiều tỉnh thành, đặc biệt là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Nuôi tôm thẻ chân trắng
• 09:51 18/02/2025

Nhận biết con giống đạt chuẩn bằng mắt thường

Trong nuôi tôm, việc kiểm soát chất lượng con giống đóng vai trò then chốt, được xem là yếu tố quyết định đến 80% sự thành công của vụ nuôi. Vì vậy, việc nhận biết và lựa chọn những con giống khỏe mạnh ngay từ đầu là bước vô cùng quan trọng, giúp đảm bảo năng suất và hiệu quả của cả vụ nuôi.

Tôm giống
• 09:51 18/02/2025
Some text some message..