Thu phí bảo vệ nguồn lợi thủy sản nâng cao trách nhiệm với tài nguyên biển

Sáng ngày 14.7, Đoàn công tác của Cục Kiểm ngư ( Bộ NN&PTNT), đã có buổi làm việc với Chi cục Thủy sản Bình Định và 2 Tổ chức cộng đồng ( TCCĐ).

Tảo biển
Phí bảo vệ nguồn lợi thủy sản sẽ thu đối với những người sử dụng dịch vụ du lịch trong khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản, khu bảo tồn biển. Ảnh: TCCĐ

Nhằm bảo vệ nguồn lợi thủy sản xã Nhơn Lý, xã Nhơn Hải để trao đổi, tham vấn với các địa phương về dự thảo Phương án thu, mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng Phí bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản và dự thảo Thông tư quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng Phí bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.  

Ông Lê Hữu Tuấn Anh, Phó trưởng Phòng Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản (Cục Kiểm ngư) cho biết Phí bảo vệ nguồn lợi thủy sản (NLTS) là một trong 10 loại phí thuộc lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản được qui định tại Luật Phí và Lệ phí 2015 cũng như Luật Thủy sản 2017 nhưng do chưa có văn bản hướng dẫn, quy định cụ thể nên đến nay việc thu phí bảo vệ NLTS vẫn chưa được thực hiện.

Điều này gây ra những bất cập cho công tác quản lý khai thác và sử dụng NLTS. Việc áp dụng phí bảo vệ NLTS vào thực tiễn sẽ góp phần giảm áp lực chi ngân sách nhà nước, phát huy hiệu quả quản lý khai thác, bảo vệ và phát triển NLTS, đồng thời nâng cao hiệu quả sản xuất của nghề khai thác thủy sản. 

Theo quy định tại Điều 13 Luật Thủy sản 2017, Nguồn lợi thủy sản là tài nguyên sinh vật trong vùng nước tự nhiên có giá trị kinh tế, khoa học, du lịch, giải trí . Đối tượng bảo vệ NLTS bao gồm các loài thủy sản, môi trường sống của loài thủy sản, khu vực tập trung sinh sản, khu vực thủy sản còn non tập trung sinh sống và đường di cư của loài thủy sản.  

 Nguyên tắc về hoạt động thủy sản là khai thác NLTS phải căn cứ vào trữ lượng NLTS, gắn với bảo vệ, tái tạo và phát triển NLTS, không làm cạn kiệt NLTS, không ảnh hưởng đến đa dạng sinh học. Bảo đảm chia sẻ lợi ích, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc hưởng lợi từ khai thác, sử dụng NLTS hoặc hoạt động trong ngành, nghề có ảnh hưởng trực tiếp đến NLTS.

Theo đó các tổ chức, cá nhân hưởng lợi từ hoạt động khai khác, sử dụng NLTS hoặc có ảnh hưởng trực tiếp đến NLTS cần thực hiện nghĩa vụ bảo vệ NLTS trong đó có việc nộp phí bảo vệ NLTS. Khoản phí thu được sẽ sử dụng cho công tác bảo tồn, bảo vệ, tái tạo và phát triển NLTS nhằm phục vụ lợi ích chung của xã hội. 

Tại dự thảo Phương án mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí bảo vệ nguồn lợi thủy sản, Nhóm chuyên gia đưa ra 4 nhóm đối tượng chịu phí bảo vệ NLTS là Tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có hoạt động khai thác thủy sản (trừ nhóm tàu cá có chiều dài dưới 6 mét); Tổ chức, cá nhân có tàu thuyền thu mua, vận chuyển thủy sản;  Tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến khu bảo tồn biển, khu bảo vệ NLTS; Tổ chức, cá nhân có đề nghị cấp văn bản chấp thuận khai thác loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm và giấy xác nhận nguồn gốc loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm khai thác từ tự nhiên.    

Ông Nguyễn Công Bình, Phó Chi cục trưởng, Chi cục Thủy sản cho biết tại Bình Định có 4 Quỹ cộng đồng ở 4 xã/phường Nhơn Lý, Nhơn Hải, Nhơn Châu và Ghềnh Ráng. Các Quỹ này để phục vụ cho các hoạt động bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại khu vực biển được giao. Tuy nhiên, hiện nguồn thu của Quỹ cũng dựa trên sự thỏa thuận của các bên liên quan chứ chưa có căn cứ quy định nào. Và đối tượng thu phí cũng chưa áp dụng triệt để đặc biệt đối với khách sử dụng dịch vụ du lịch.

Vì vậy việc xây dựng các qui định cụ thể về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí bảo vệ NLTS là hết sức cần thiết, vừa tăng tính trách nhiệm của cộng đồng trong việc khai thác, sử dụng nguồn lợi thủy sản phải gắn liền với bảo vệ, tái tạo và phát triển NLTS, thể hiện một nghề cá có trách nhiệm và bền vững. 

Được biết, trước đó Đoàn công tác cũng đã tham vấn các nội dung tương tự đối với Khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản khu vực đầm phá Tam Giang – Cầu Hai (tỉnh Thừa Thiên Huế); Ban quản lý các Khu bảo tồn biển: Cù Lao Chàm (tỉnh Quảng Nam), Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi); Chi cục Thủy sản các tỉnh: Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi nhằm thu thập thông tin để xây dựng qui định mức phí và phương án thu phí cho phù hợp đảm bảo việc triển khai và thực thi Luật được hiệu quả. 

Đăng ngày 18/07/2023
Ái Trinh @ai-trinh
Đánh bắt

Gỡ khó trong cấp giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản

Ngành thủy sản Việt Nam đang nỗ lực gỡ "thẻ vàng" IUU từ Ủy ban Châu Âu (EC), trong đó việc cấp giấy xác nhận (SC) và chứng nhận (CC) nguyên liệu thủy sản khai thác là nhiệm vụ trọng tâm. Tuy nhiên, nhiều bất cập trong triển khai đã gây khó khăn cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến xuất khẩu.

Thu hoạch cá
• 10:47 17/12/2024

Bình Định sửa đổi, bổ sung một số tiêu chí đặc thù và quy trình xét duyệt hồ sơ

Ngày 10/12/2024, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 84/2024/QĐ-UBND về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định tiêu chí đặc thù và quy trình xét duyệt hồ sơ

Tàu cá
• 10:17 16/12/2024

Tiếp tục tăng cường công tác phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý tình trạng tàu cá Bình Định

Trong thời gian qua một số tàu cá Bình Định (có chiều dài từ 12 mét đến dưới 15 mét thường xuyên làm nghề câu mực ở vùng biển phía Nam) có dấu hiệu, nguy cơ cao vi phạm vùng biển nước ngoài, nhất là vào thời gian cuối năm đến khoảng giữa năm sau, là mùa khai thác thuỷ sản chính (tàu cá Bình Định bị nước ngoài bắt giữ thường xảy ra trong khoảng thời gian này).

Tàu cá
• 10:15 11/12/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 10:17 25/11/2024

Nuôi trồng thủy sản đối mặt 9 vấn đề

Số liệu của Cục Thủy sản, năm 2024, thủy sản ước đạt 9,2 triệu tấn, tăng 2% so với năm ngoái. Trong đó, nuôi trồng tăng 4% đạt 5,4 triệu tấn đã cao hơn hẳn khai thác chỉ 3,8 triệu tấn, cho thấy ngành đi đúng hướng tăng nuôi trồng, giảm khai thác. Tuy nhiên, nuôi trồng để phát triển bền vững cần ưu tiên giải quyết 9 vấn đề đang đối mặt.

Ao nuôi tôm
• 09:06 18/12/2024

Khám phá khả năng tự “chữa lành” của kỳ nhông Mexico

Kỳ nhông Mexico (Axolotl), hay còn được gọi là "khủng long 6 sừng", là một loài động vật lưỡng cư nổi tiếng không chỉ bởi vẻ ngoài kỳ lạ mà còn bởi khả năng tái sinh đầy ấn tượng. Khả năng "chữa lành" và tự phục hồi các chi, bộ phận cơ thể của kỳ nhông Mexico đã thu hút sự chú ý của giới khoa học và trở thành nguồn cảm hứng trong lĩnh vực y học tái tạo.

Kỳ nhông Mexico (Axolotl)
• 09:06 18/12/2024

Nấm đồng tiền xuất hiện trên nhá tôm: Nhận biết và cách xử lý

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó, theo cách gọi dân gian của người nuôi, thực chất là một loại địa y chứ không đơn thuần là một loại nấm. Nấm đồng tiền có mùi tanh nồng, thường xuất hiện trong các ao nuôi tôm lâu năm, bám chặt vào nhá cho ăn, bạt, đất, đá và các dụng cụ trong ao gây nhiều khó khăn cho người nuôi.

Nấm đồng tiền
• 09:06 18/12/2024

Gỡ khó trong cấp giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản

Ngành thủy sản Việt Nam đang nỗ lực gỡ "thẻ vàng" IUU từ Ủy ban Châu Âu (EC), trong đó việc cấp giấy xác nhận (SC) và chứng nhận (CC) nguyên liệu thủy sản khai thác là nhiệm vụ trọng tâm. Tuy nhiên, nhiều bất cập trong triển khai đã gây khó khăn cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến xuất khẩu.

Thu hoạch cá
• 09:06 18/12/2024

Tăng mật độ, rút ngắn thời gian nuôi cho ao

Việc tối ưu hóa mật độ nuôi và rút ngắn thời gian nuôi đang là xu hướng được nhiều người nuôi quan tâm. Mục tiêu này không chỉ giúp tối đa hóa năng suất mà còn giảm thiểu các rủi ro như dịch bệnh và chi phí vận hành. Tuy nhiên, để thực hiện hiệu quả, người nuôi cần nắm rõ những yếu tố quan trọng và áp dụng các biện pháp phù hợp.

Tôm thẻ
• 09:06 18/12/2024
Some text some message..