Thử tài AI trong thủy sản

Từ khi chatbot GPT ra mắt mọi người quan tâm nhiều hơn tới AI (Trí thông minh nhân tạo). Một số người phấn khích những đa số hoang mang vì không rõ về AI là gì bên cạnh là nhiều thông tin tiêu cực về AI.

Một con cá rô phi đang bơi do AI vẽ.
Một con cá rô phi đang bơi do AI vẽ.

Tepbac đã kiểm chứng một vài AI ở hai lĩnh vực là nội dung bằng văn bản và một là hình ảnh để giúp chúng ta có thêm góc nhìn về AI trong thủy sản.

AI lĩnh vực văn bản hiểu về thủy sản

Đầu tiên là câu hỏi: "Trí thông minh nhân tạo trong thủy sản thông minh đến mức nào?" Cho Chatbot GPT. Và đây là câu trả lời của nó:

"Trí thông minh nhân tạo (AI) là một trong những công nghệ tiên tiến nhất hiện nay, có khả năng ứng dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có thủy sản. AI có thể giúp cho việc quản lý, nuôi trồng, chế biến và tiêu thụ thủy sản trở nên thông minh hơn, hiệu quả hơn và bền vững hơn. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu một số ứng dụng của AI trong thủy sản và đánh giá mức độ thông minh của chúng.

Một ứng dụng của AI trong thủy sản là việc sử dụng các thiết bị cảm biến, camera và phần mềm để theo dõi và phân tích các thông số môi trường, tình trạng sức khỏe và sinh trưởng của cá. Ví dụ, một công ty ở Na Uy đã phát triển một hệ thống AI có tên là iFarm, cho phép nhận diện từng con cá bằng khuôn mặt và theo dõi các vấn đề về da, ký sinh trùng và bệnh tật. Hệ thống này giúp cho việc điều trị và phòng ngừa bệnh tật được chính xác hơn, giảm thiểu tỷ lệ chết và tăng năng suất nuôi trồng.

Một ứng dụng khác của AI trong thủy sản là việc sử dụng các thuật toán học máy để dự báo nhu cầu thị trường, giá cả và xu hướng tiêu thụ thủy sản. Ví dụ, một công ty ở Mỹ đã phát triển một nền tảng AI có tên là Fishcoin, cho phép kết nối các bên liên quan trong chuỗi cung ứng thủy sản, từ người nuôi, người chế biến đến người tiêu dùng. Nền tảng này sử dụng các dữ liệu về nguồn gốc, chất lượng, giá cả và khả năng cung ứng của thủy sản để tạo ra các gợi ý về sản phẩm phù hợp với nhu cầu của từng khách hàng.

Một ứng dụng nữa của AI trong thủy sản là việc sử dụng các công cụ xử lý ngôn ngữ tự nhiên để phân loại, nhận dạng và gắn nhãn các loại thủy sản. Ví dụ, một công ty ở Nhật Bản đã phát triển một ứng dụng AI có tên là Tuna Scope, cho phép nhận diện chất lượng của cá ngừ bằng cách quét hình ảnh của miếng cá. Ứng dụng này sử dụng các thuật toán học sâu để phân tích các đặc điểm như màu sắc, độ béo và độ săn chắc của cá, và đưa ra các điểm số từ 1 đến 5. Ứng dụng này giúp cho việc lựa chọn và mua bán cá ngừ trở nên dễ dàng hơn.

Từ những ví dụ trên, có thể thấy rằng AI đã mang lại nhiều lợi ích cho ngành thủy sản, không chỉ về mặt kinh tế mà còn về mặt môi trường và xã hội. Tuy nhiên, AI cũng đòi hỏi nhiều yêu cầu về công nghệ, dữ liệu và nhân lực để phát triển và vận hành. Do đó, mức độ thông minh của AI trong thủy sản còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, và cần được đánh giá theo từng trường hợp cụ thể. Một cách tổng quát, có thể nói rằng AI trong thủy sản đang ở một mức độ thông minh trung bình, và có tiềm năng để phát triển hơn nữa trong tương lai."

AI lĩnh vực hình ảnh hiểu về thủy sản

Nhờ AI vẽ một con cá chép đang bơi. Kết quả cho ra khá ổn.

Cá chép bơi do AI vẽ

Nhờ AI vẽ một trại nuôi cá hiện đại. Khá khó hiểu

Trại nuôi cá hiện đại

Nhờ AI vẽ một trại nuôi tôm, kết quả không còn hiểu được

Trại nuôi tôm AI

Nhờ AI vẽ một con tôm sú đang bơi, thật khiếp

Tôm sú do AI vẽ

Cuối cùng là nhờ AI vẽ một con tôm thẻ chân trắng đang bơi. Thật là thảm họa

AI vẽ tôm thẻ chân trắng

Ngoài ra còn rất nhiều hình ảnh thảm họa và khó hiểu khác mà AI tạo ra.

Cũng giống như AI đã tự nói ở trên, mặc dù nó có nhiều tính ứng dụng chuyên biệt thực tế có ích trong ngành thủy sản. Tuy nhiên để đạt độ chính xác thì nó cần rất nhiều dữ liệu để học hỏi.

Cụ thể làm một con Chatbot GPT nó có thể giúp tổng hợp thông tin từ Internet chứ nó không thể giúp chúng ta suy nghĩ, nó chỉ dựa trên những gì nó học được từ internet một cách máy móc. Vì vậy chúng ta chỉ nên xem nó là những công cụ hỗ trợ cho những việc cần nhiều thời gian và lập đi lập lại hoặc cần thêm ý tưởng nhưng đừng tin tưởng nó tuyệt đối (giống như Internet) cho các công việc của mình. Những công việc đòi hỏi tư duy và tổng quát phải do chúng ta xử lý.

Đăng ngày 12/08/2023
Phong @phong
Khoa học

Liên kết khép kín chuỗi rong biển

Sáng 25/10/2024, tại Hà Nội, diễn ra lễ ký liên kết khép kín chuỗi rong biển giá trị cao giữa doanh nghiệp thu mua chế biến và doanh nghiệp cung cấp giống với Trung tâm ICAFIS thuộc Hội Thủy sản Việt Nam (đang phối hợp thúc đẩy chương trình hỗ trợ người dân trồng 1.000 ha rong biển).

Rong biển
• 10:07 01/11/2024

Siêu thâm canh tôm thẻ chân trắng độ mặn thấp

Những năm gần đây, hoạt động nuôi tôm thẻ chân trắng trong các vùng địa lý có độ mặn thấp, nằm sâu trong đất liền đang phát triển nhanh do đặc điểm sinh học của tôm chống chịu thay đổi lớn về độ mặn và mật độ thả giống cao (Prangnell và cộng sự, 2019a).

Tôm thẻ chân trắng
• 10:45 28/10/2024

Điểm sáng từ cho lai cá mú trân châu và cá mú nghệ

Được biết cá mú lại hay còn gọi là cá mú trân châu, cá này là con lai giữa cá mú nghệ đực (Epinephelus lanceolatus) tên tiếng anh giant grouper là và cá mú cọp cái (Epinephelus fuscoguttatus) tên tiếng anh là tiger grouper.

Cá mú
• 10:54 16/10/2024

Biện pháp phòng vệ chống lại vi-rút đốm trắng: Bảo vệ qua trung gian RNAi ở tôm

Vi-rút gây hội chứng đốm trắng (WSSV) đe dọa đáng kể đến ngành nuôi tôm trên toàn thế giới.

Tôm bệnh đốm trắng
• 09:00 10/10/2024

Các loại thức ăn giúp thúc đẩy sự phát triển của tôm thẻ chân trắng

Thức ăn là một trong những yếu tố quan trọng cần lưu ý trong quá trình nuôi tôm, so với các nhu cầu khác của ao thì chi phí thức ăn chiếm 40 – 70% chi phí sản xuất.

Động vật phù du
• 19:40 08/11/2024

Cảnh báo về cơn bão Yinxing cho người dân nuôi trồng thủy sản

Sáng ngày 8/11/2024, cơn bão Yinxing chính thức đi vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 7 của năm. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, đây là một trong những cơn bão mạnh nhất năm nay, với sức gió vùng gần tâm bão đạt cấp 14 (từ 150 đến 166 km/h), giật đến cấp 17

Bão
• 19:40 08/11/2024

Xuất khẩu tôm của Ecuador giảm mạnh trong tháng 9

Theo báo cáo mới nhất từ Phòng Thủy sản Quốc gia Ecuador (CNA), xuất khẩu tôm đông lạnh của Ecuador trong tháng 9/2024 đã giảm đáng kể do nhu cầu suy giảm từ các thị trường quan trọng, đặc biệt là châu Á. Cụ thể, lượng xuất khẩu giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái, với mức sụt giảm đặc biệt rõ rệt ở các thị trường lớn như Trung Quốc và Mỹ.

Tôm thẻ chân trắng
• 19:40 08/11/2024

Lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm

Sử dụng hóa chất có thể giúp phòng bệnh và tăng năng suất tạm thời, nhưng việc lạm dụng có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe tôm, môi trường và người tiêu dùng. Vậy lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm là gì, nguy cơ từ nó ra sao và làm thế nào để giảm thiểu vấn đề này?

Tôm thẻ chân trắng
• 19:40 08/11/2024

Quản lý chất thải trong ao nuôi tôm

Nuôi tôm thâm canh sử dụng thức ăn công nghiệp có thành phần dinh dưỡng cao, đặc biệt đạm và phốt pho. Thức ăn tôm dư thừa và phân tôm là nguyên nhân làm tăng hàm lượng chất thải hữu cơ rắn và lơ lửng trong ao.

Cải tạo ao nuôi
• 19:40 08/11/2024
Some text some message..