Thu tiền tỷ mỗi năm nhờ nuôi loài "thủy quái" thích ăn thịt lợn

Mỗi con ba ba khi xuất bán, ông Ninh thu về từ 3-5 triệu đồng. Trong ao của ông có cả vài nghìn con ba ba như thế. Sau 4 năm, dày công kè ao, tìm hiểu kỹ thuật nuôi ba ba, ông Đỗ Đức Ninh ở thôn Quang Điểm, xã Yên Phương (huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định) đã có tiền tỷ trong tay.

Nuôi loài "thủy quái" dưới ao thích ăn thịt lợn, mỗi năm thu tiền tỷ
Ông Ninh đang cho bỏ thịt lợn vào ô cho ba ba ăn.

Trang trại của ông Ninh nằm giữa cánh đồng thuộc thôn Quang Điểm, xã Yên Phương. Xung quanh khu đất rộng hơn 2ha được phủ xanh cây cối và hàng rào kiên cố. So với các trang trại quanh vùng, trang trại của ông Ninh tựa như khu sinh thái. Hương sen thơm dịu như xua tan cái nóng của chiều hè oi bức. 

PV nhấn chuông gọi cửa một lát mới thấy ông Ninh ra mở cửa. Đầu ông đội mũ cối, chân đi dép lê, trên mặt mồ hôi nhễ nhại, vừa mở cửa, ông vừa phân trần: "Ối giời, nay đúng ngày gieo mạ, mấy người thợ trong trang trại nghỉ hết. Tôi phải cho đám ba ba ăn...".

Ông Ninh đang cho bỏ thịt lợn vào ô cho ba ba ăn. Hệ thống ao nuôi ba ba của nông Ninh được xây dựng kiên cố. Dưới ao là hàng ngàn con ba ba đủ các loại kích cỡ. Có nhiều con ba ba "khủng" khiến dân tình nói vui rằng ông Ninh nuôi đàn "thủy quái".

Cũng chỉ kịp dẫn khách vào nhà, ông Ninh lại vội vàng bê chậu thức ăn ra ao cho ba ba ăn. "Cái lũ này háu ăn lắm! Đến giờ rồi mà không thấy "don mâm bát" là chúng "biểu tình". Thôi các anh đã đến thì đi thăm ao của tôi cả thể", miệng nói, tay ông Ninh thì vục vào chậu thức ăn ném từng nắm thịt lợn vào các khay vuông ở dưới ao. 

Mấy ao nuôi ba ba của ông Ninh được xây dựng bờ kè kiên cố. Trong ao có vài nghìn con ba ba đang lơ lửng giữa ao. Theo ông Ninh, ngửi thấy mùi thức ăn là chúng mò đến ngay ấy mà. Đám này rất háu ăn, ngày nào cũng phải cho ăn. Mỗi con ba ba, mỗi ngày "chén" hết lượng thức ăn bằng 1/3 trọng lượng cơ thể.

Thức ăn của ba ba gồm thịt lợn và cá trộn lại. Nguồn cá tự nhiên và thịt lợn ở vùng chiêm trũng này rất sẵn, giá cũng rẻ hơn. Ông Ninh sắm chiếc máy trộn thức ăn công suất lớn cùng dàn tủ lạnh để tích trữ thức ăn cho đàn ba ba.

"Đám ba ba rất thích ăn thịt lợn. Chúng lớn nhanh, thịt lại thơm ngon. Mỗi năm ba ba tôi nuôi đạt 1-2kg là bình thường. Giá ba ba đang bán nửa triệu đồng 1kg. Đầu năm tôi vừa xuất cả nghìn con, nhiều con có trọng lượng từ 5-10kg", ông Ninh tiết lộ.

Trong ao ông Ninh còn đang nuôi 500 con ba ba hậu bị. Dự kiến năm nay, đàn ba ba này sẽ sinh sản, ông Ninh không phải bỏ tiền mua ba ba giống nữa. Theo nông Ninh, nuôi ba ba được cái nhàn, dễ bán và nhanh thu hồi vốn. Một điều cần lưu ý là ba ba ưa môi trường yên tĩnh, tránh làm nước động nhiều quá, chúng sẽ bỏ ăn. 

baba, nuôi baba, mô hình nuôi baba, kinh nghiệm nuôi baba, nông dân làm giàu

Sau mấy năm kiên trì đầu tư nuôi ba ba, ông Ninh đã gặt hái được thành quả, thu về tiền tỷ mỗi năm...

Cái khó mà ông Ninh đang gặp phải không phải là thị trường tiêu thụ hay cách chăm sóc ba ba mà là giải quyết ô nhiễm môi trường trong ao. Theo định kì ông vẫn rải vôi bột, thay nước, nhưng do nguồn thức ăn hàng ngày vãi xuống quá nhiều, nên nước trong ao ô nhiễm là điều không tránh khỏi. 

Ông Ninh cũng đã liên hệ với nhiều đơn vị xử lý ô nhiễm nguồn nước, nhưng chưa tìm ra cách nào hiệu quả nhất. Để xử lý vấn đề này, ông Ninh đã xây dựng hệ thống tưới tiêu hiện đại. Nguồn nước sẽ được thay liên tục để đảm bảo môi trường sống ổn định cho ba ba. 

DANVIET.VN
Đăng ngày 08/07/2019
Nuôi trồng

Đốm trắng hoành hành trở lại trong thời gian gần đây

Trong thời gian gần đây, bệnh đốm trắng trên tôm nuôi đang có dấu hiệu bùng phát trở lại tại nhiều địa phương, gây lo ngại cho bà con nuôi tôm. Đây là bệnh do virus gây ra, có khả năng lây lan nhanh và gây thiệt hại nghiêm trọng nếu không được kiểm soát kịp thời.

Tôm thẻ chân trắng
• 11:11 21/01/2025

Khí độc NH4 gây hại gì cho tôm?

Nuôi tôm là một ngành kinh tế mũi nhọn tại Việt Nam, nhưng cũng đi kèm với nhiều thách thức. Trong đó, sự xuất hiện của khí độc NH4 (amoniac) là một trong những vấn đề đáng lo ngại nhất đối với các ao nuôi. NH4 không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sự phát triển của tôm mà còn tiềm ẩn nguy cơ gây thiệt hại kinh tế lớn nếu không được kiểm soát.

Khí độc ao tôm
• 10:47 20/01/2025

Giải pháp cải thiện hiệu quả nuôi hàu

Sản phẩm hàu Việt Nam đang được nhiều thị trường ưa chuộng, nhất là Trung Quốc và Đài Loan như Tép Bạc đã phản ánh qua bài “Thủy sản năm 2025 với cơ hội thị trường Trung Quốc”.

Hàu
• 08:00 19/01/2025

Giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản

Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1598/QĐ-TTg Phê duyệt Kế hoạch, chính sách và giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Đánh bắt cá
• 10:40 17/01/2025

Tôm sú hay tôm thẻ: Loại nào ngon hơn cho món lẩu ngày Tết?

Tết Nguyên Đán là dịp lễ gia đình quay quần, cùng nhau chuẩn bị những bàn ăn đậm đà, phong phú.

Lẩu hải sản
• 21:06 22/01/2025

Tôm ruột cong: Nguyên nhân và biện pháp phòng trị

Tôm ruột cong là một trong những hiện tượng phổ biến nhưng gây không ít lo lắng cho người nuôi tôm. Khi mắc phải tình trạng này, tôm thường yếu, giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng, dễ bị bệnh, và có nguy cơ chết cao.

Tôm ruột cong
• 21:06 22/01/2025

Mô hình nuôi tôm không xả thải được nghiên cứu và ứng dụng thành công

Trong những năm gần đây, ngành nuôi trồng thủy sản đã chứng kiến những bước tiến đột phá nhờ vào áp dụng các công nghệ môi trường bền vững. Trong đó, mô hình nuôi tôm không xả thải đã được nghiên cứu và ứng dụng thành công, giải quyết được những thách thức lâu nay về ô nhiễm môi trường trong nuôi tôm

Ao nuôi
• 21:06 22/01/2025

Vai trò dinh dưỡng của thủy sản trong bữa ăn hằng ngày và lợi ích bất ngờ

Thủy sản từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu trong chế độ ăn của nhiều gia đình. Với sự phong phú về chủng loại và giá trị dinh dưỡng, các món ăn từ thủy sản không chỉ ngon miệng mà còn mang lại vô số lợi ích cho sức khỏe.

Thủy sản
• 21:06 22/01/2025

Đốm trắng hoành hành trở lại trong thời gian gần đây

Trong thời gian gần đây, bệnh đốm trắng trên tôm nuôi đang có dấu hiệu bùng phát trở lại tại nhiều địa phương, gây lo ngại cho bà con nuôi tôm. Đây là bệnh do virus gây ra, có khả năng lây lan nhanh và gây thiệt hại nghiêm trọng nếu không được kiểm soát kịp thời.

Tôm thẻ chân trắng
• 21:06 22/01/2025
Some text some message..