Thu trăm triệu nhờ nuôi ghép sinh thái tôm – cua - cá

Mô hình nuôi ghép tổng hợp tôm, cua, cá do TTKN Bình Định triển khai tại đầm Thị Nại mang lại hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường nuôi bền vững.

thu hoạch cá chua
Ông Trần Quang Nhựt, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Bình Định kiểm tra trọng lượng cá chua. Ảnh: NTN, Tepbac

Đầm Thị Nại có hơn 900 ha diện tích nuôi tổng hợp các đối tượng thủy sản, trong đó ao nuôi có cây ngập mặn chiếm gần 600 ha. Với mục đích đa dạng hóa đối tượng và hình thức nuôi, nhằm mang lại hiệu quả kinh tế, ổn định môi trường, giảm thiểu dịch bệnh, tăng thu nhập, ổn định kinh tế - xã hội vùng ven biển. Năm 2022, Trung tâm Khuyến nông Bình Định đã triển khai thực hiện mô hình “Nuôi ghép tổng hợp tôm, cua, cá trong ao sinh thái cây ngập mặn” trên ao nuôi diện tích 10.000 m2 (01 ha) của ông Nguyễn Thế Lập tại thôn Vinh Quang 2, xã Phước Sơn, huyện Tuy Phước.

nuôi ghép tôm cua cá

Các hộ dân tham quan mô hình tại xã Phước Sơn, huyện Tuy Phước. Ảnh: Thành Nguyên, Tepbac.

Hộ tham gia mô hình được hỗ trợ 50% về con giống, vật tư thiết yếu để xây dựng mô hình. Anh Lập với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề nuôi thủy sản, đặc biệt là nuôi ghép tổng hợp các đối tượng thủy sản trong ao nuôi ghép sinh thái có cây ngập mặn. Đồng thời được sự hỗ trợ kỹ thuật từ cán bộ kỹ thuật Trung tâm Khuyến nông, anh Lập tiến hành thả 100.000 con giống tôm sú (3-5 cm/con), 1.000 con cá chua (6 cm/con) và 2.000 con cua xanh giống (1,5 cm/con). Nhờ đó, sau 5 tháng nuôi, tôm, cua, cá sinh trưởng và phát triển tốt, không xuất hiện bệnh, tỷ lệ sống cao (tôm sú 62%, cua xanh 43%, cá chua 85%), kích cỡ đều đạt so với yêu cầu đề ra (tôm sú 22 g/con, cua xanh 250 g/com, cá chua 400 g/con). Sản lượng ước đạt 1.919 kg (trong đó, tôm sú 1.364 kg, cua xanh 215 kg, cá chua 340 kg), sau khi tính toán trừ các chi phí, anh Lập ước lãi khoảng 177 triệu đồng.

Anh Lập chia sẻ thêm, trong quá trình triển khai anh luôn tuân thủ theo đúng quy trình kỹ thuật đã được hướng dẫn từ khâu cải tạo ao, xử lý gây màu nước, thả giống, đến các bước chăm sóc quản lý, phòng bệnh,... Đồng thời, do ao nuôi là ao sinh thái có cây ngập mặn ven bờ nên việc kết hợp nuôi ghép cần phải đảm bảo không ảnh hưởng đến sự phát triển của cây ngập mặn.


Cua sau 5 tháng nuôi. Ảnh: NTN, Tepbac.

Ông Trương Xuân Đưa, Trưởng trạm Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật nông nghiệp (Trung tâm Khuyến nông) cho biết, đây là mô hình nuôi ghép an toàn sinh học có tính đặc thù. Việc kết hợp nhiều đối tượng nuôi trên cùng một diện tích, trong cùng một thời vụ đã góp phần tận dụng được nguồn thức ăn tự nhiên, thức ăn thừa của các đối tượng nuôi chính, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi. Nhiều hộ dân đã thực hiện và thành công, thu nhập cao hơn hẳn so với hình thức nuôi chuyên tôm trước đây. Đây là mô hình đem lại hiệu quả không chỉ về mặt kinh tế mà còn mang tính ổn định môi trường, xã hội và phát triển bền vững, giảm thiểu thiệt hại do dịch bệnh gây ra, do đó cần nhân rộng để người dân áp dụng và hưởng lợi.

Theo Trung tâm Khuyến nông Bình Định, năm 2022 Trung tâm thực hiện xây dựng mô hình trên 2 điểm trình diễn tại các huyện Phù Cát và Tuy Phước. Đây là mô hình nuôi ghép tổng hợp tôm, cua, cá theo hướng an toàn sinh học, chỉ cho ăn đối tượng nuôi chính là tôm sú và tận dụng thức ăn tự nhiên có sẵn trong ao, không sử dụng thuốc hóa chất gây ảnh hưởng môi trường cũng như kháng sinh trong phòng trị bệnh do đó sẽ tạo ra sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng.

Đăng ngày 08/09/2022
NTN @ntn
Nuôi trồng

Từ lão nông nghèo đã trở thành triệu phú nhờ nuôi cá lồng

Nhờ mạnh dạn chuyển sang nuôi cá lồng trên dòng sông Đà, ông Lò Văn Bân đã có cuộc sống sung túc và thoát nghèo…

Ông Bân thoát nghèo nhờ nuôi cá lồng
• 15:46 06/07/2023

Nghề lạ đất Mũi, ngồi nhà trói cua Cà Mau kiếm 300.000 đồng/ngày

Nghề trói cua, lựa cua tại các cơ sở thu mua cua ở Cà Mau đã giúp cho nông dân nơi đây có thêm nguồn thu nhập khá.

Nghề trói cua Cà Mau
• 11:45 20/04/2023

Hai loại tôm lạ trên thị trường đắt hơn tôm hùm được nhiều người săn lùng

Hai loại tôm lạ này được đánh gia ngon hơn cả tôm hùm. Dù giá cao, chúng vẫn được nhiều người lùng mua thưởng thức.

Tôm tít
• 12:07 15/04/2023

Cà Mau: Giá cua tăng cao, nông dân mừng như "trúng số"

Việc nguồn cung khan hiếm, kéo theo nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng tăng mạnh trong những ngày qua là nguyên nhân khiến giá cua biển ở Cà Mau tăng cao.

Cua tăng giá
• 17:51 21/03/2023

Giải pháp dựa vào thiên nhiên để quản lý nước thải nuôi tôm

Theo một dự án nghiên cứu mới, các giải pháp dựa trên thiên nhiên có thể được sử dụng hiệu quả trong chiến lược xử lý nước thải cho ngành nuôi tôm.

Ao tôm
• 11:03 22/09/2023

Dư lượng kháng sinh tồn tại lớn trong tôm

Sử dụng kháng sinh bừa bãi trong nuôi tôm là tình trạng sử dụng kháng sinh không đúng cách, không đúng chỉ định của bác sĩ thú y, hoặc sử dụng kháng sinh quá liều. Tình trạng này đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng, gây ra nhiều hậu quả cho sức khỏe con người, môi trường và ngành nuôi tôm.

Kháng sinh
• 15:23 21/09/2023

Thực trạng chênh lệch giá thức ăn nuôi tôm

Hộ nuôi tôm nhỏ lẻ tiếp cận giá thức ăn tại đại lý cao gấp 2 đến 3 lần so với giá của nhà sản xuất, gây ra nhiều khó khăn cho bà con nông dân.

Thức ăn tôm
• 17:23 19/09/2023

Nuôi tôm kích cỡ lớn - giải pháp tối ưu hóa lợi nhuận

Trong những năm gần đây, nghề nuôi tôm ở nước ta có những bước tiến vượt bậc. Điển hình là chất lượng và năng suất tôm không ngừng được nâng cao, đặc biệt là trong nuôi tôm cỡ lớn, từ đó góp phần gia tăng lợi nhuận trong thời điểm giá tôm biến động mạnh.

Tôm thẻ
• 10:28 15/09/2023

Cá lau kiếng là gì? Trứng cá lau kiếng có độc không?

Cá lau kiếng là một loại cá có khả năng làm sạch bể nước và có thể được sử dụng để chế biến thành nhiều món ngon.

Cá lau kiếng
• 17:59 24/09/2023

Cấu trúc ống tiêu hóa ảnh hưởng đến đặc tính ăn của cá thát lát còm

Trong quá trình sản xuất giống các loài thủy sản, xác định tính ăn của cá bột là có ý nghĩa quyết định sự thành công của quá trình sản xuất. Có rất nhiều nghiên cứu về tính ăn của cá bột cũng như sự phát triển của ống tiêu hóa để chọn lựa loại thức ăn thích hợp ương cá.

Cá thát lát còm
• 17:59 24/09/2023

Loại cá nào nên và không nên có trong chế độ ăn

Nguồn dinh dưỡng từ cá có các chất quan trọng như protein, vitamin D và nguồn axit béo omega - 3 dồi dào, cực kỳ quan trọng đối với cơ thể và não.

Ăn cá
• 17:59 24/09/2023

Một số mầm bệnh phổ biến trên lươn đồng

Lươn đồng là đối tượng nuôi có nhiều tiềm năng do thịt lươn có nhiều dinh dưỡng, thời gian nuôi ngắn, chi phí đầu tư thấp, dễ nuôi, giá cả ổn định đem lại hiệu quả kinh tế cao, giúp cải thiện đời sống cho người dân.

Lươn
• 17:59 24/09/2023

Giải pháp dựa vào thiên nhiên để quản lý nước thải nuôi tôm

Theo một dự án nghiên cứu mới, các giải pháp dựa trên thiên nhiên có thể được sử dụng hiệu quả trong chiến lược xử lý nước thải cho ngành nuôi tôm.

Ao tôm
• 17:59 24/09/2023