Thu về khoảng 400 triệu đồng từ nuôi rùa bán giống

“Mỗi lần có rùa giống thì gọi điện thông báo cho họ, có bao nhiêu họ cũng lấy hết, chồng tiền liền mà không hề trả giá..:, ông Trần Việt Bắc, nông dân đầu tiên nuôi rùa bán giống ở ấp Bến Gỗ, xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình (Cà Mau) phấn khởi cho hay.

Thu về khoảng 400 triệu đồng từ nuôi rùa bán giống
Ông Trần Việt Bắc khoe 1 con rùa mẹ nuôi sinh sản trong trang trại rùa của gia đình mình.

Đến ấp Bến Gỗ, xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình hỏi ông Trần Việt Bắc nuôi rùa thì nhiều người biết đến, bởi ông có tiếng là một nông dân sản xuất giỏi và đi tiên phong nuôi rùa giống tại địa phương.

Trước đây, trên diện tích 2 ha đất, gia đình ông Trần Việt Bắc trồng lúa kết hợp với nuôi tôm đạt hiệu quả kinh tế. Đến năm 2012, qua tìm hiểu từ các phương tiện thông tin đại chúng, thấy mô hình nuôi rùa hay, ông Bắc đã qua thành phố Long Xuyên (An Giang) để học hỏi kinh nghiệm.

Về nhà, ông Bắc cho xây dựng chuồng trại đồng thời cải tạo lại ao phía sau nhà để nuôi rùa. Ban đầu chỉ nuôi 40 con giống vì giá rùa giống khá cao.

Nhờ chịu khó tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm, ông nắm bắt được các kỹ thuật nuôi rùa, đến nay trại rùa của ông Bắc đã nuôi được khoảng hơn 250 con. Ông Trần Việt Bắc nuôi rất nhiều giống rùa khác nhau: rùa đất lớn, rùa răng, rùa cá sấu, rùa nắp...Do giá bán các loại rùa khá cao, trong khi đó nhu cầu thị trường tại địa phương còn thấp, nên ông Bắc thường bán rùa giống cho các thương lái ở thành phố Biên Hoà (Đồng Nai). Mỗi con rùa được ông Bắc bán với giá từ khoảng 1,2 triệu đồng trở lên.

Ông Bắc phấn khởi khoe: “Mỗi lần nhà tôi có rùa giống thì gọi điện thông báo cho họ, có bao nhiêu họ cũng lấy hết, chồng tiền liền mà không hề trả giá. Năm nay, trong ấp cũng đã có khá nhiều người tìm đến nhà tôi để mua giống và học hỏi kinh nghiệm nuôi. Mong rằng mô hình nuôi rùa này ngày càng mở rộng và nhu cầu thị trường sẽ cao hơn”.

Theo ông Trần Việt Bắc, nhiều người cứ hỏi rùa ăn thức ăn gì và mặc dù là vật nuôi khá hiếm, nhưng nuôi rùa chỉ tốn rau. Thức ăn của rùa chủ yếu là rau cải, hoa màu. Vì thế, gia đình ông Bắc đã trồng nhiều rau cải, hoa màu để vừa đảm bảo vệ sinh, vừa giảm bớt chi phí tiền mua thức ăn cho đàn rùa...

“Nuôi rùa chi phí nhiều nhất là ở phần vốn, còn việc chăm sóc thì không khó, nhưng phải chú ý thay nước thường xuyên. Chuồng trại phải thông thoáng, đủ ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, đảm bảo đủ rộng để có chỗ ăn chỗ chơi, bên ngoài phải đảm bảo thật chắc chắn...", ông Bắc chia sẻ.

Ngoài nuôi rùa, ông Trần Việt Bắc còn nuôi thêm 150 con rắn ri tượng, 70 con cá sấu, 25 con heo, 3 ao cá bống tượng và 1 ao cá chình để tăng thêm thu nhập cho gia đình. Năm vừa rồi, sau khi trừ chi phí, gia đình ông Bắc thu về khoảng 400 triệu đồng lợi nhuận từ các con nuôi, trong đó tiền lời từ nuôi đàn rùa sinh sản không hề nhỏ.

Ông Trương Văn Mẫn, Chủ tịch Hội Nông dân xã Hồ Thị Kỷ, chia sẻ: “Ông Trần Việt Bắc là người đi đầu trong việc nuôi rùa giống tại địa phương và đã mang lại hiệu quả tích cực. Ông Bắc nhiều năm liền đạt danh hiệu nông dân sản xuất giỏi. Tới đây, Hội nông dân sẽ nhân rộng mô hình đến các hội viên, nông dân của các ấp trong xã ”.

Báo Cà Mau
Đăng ngày 23/10/2017

Tăng cường quản lý NTTS trong thời tiết nắng nóng, mưa bão và hạn hán xâm nhập mặn

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, từ nay đến cuối năm thời tiết thay đổi theo hướng cực đoan, nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn, áp thấp nhiệt đới, mưa, bão xảy ra không theo quy luật.

Nuôi thủy sản lồng bè
• 10:22 28/06/2024

Tăng cường công tác gỡ “Thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu

Ngày 17/6, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang chủ trì Hội nghị trực tuyến của Ban chỉ đạo Quốc gia về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU). Hội nghị được kết nối trực tuyến với 28 địa phương ven biển trên cả nước.

Họp
• 11:39 19/06/2024

Nhân rộng mô hình nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Trong vài năm trở lại đây, nuôi tôm ứng dụng công nghệ Semi – Biofloc tại tỉnh Bình Định được áp dụng ngày càng rộng rãi trong các hộ dân. Đây là công nghệ nuôi tôm thương phẩm giúp giảm được dịch bệnh, tiết kiệm được chi phí sản xuất, kiểm soát tốt dư lượng kháng sinh trong con tôm thương phẩm, giúp nâng cao được giá thành sản phẩm và thu nhập tăng hơn đáng kể so với trước đây.

Ao nuôi
• 11:19 17/06/2024

Tập huấn kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Ngày 06.6, tại xã Cát Minh (huyện Phù Cát) và xã Mỹ Thành (huyện Phù Mỹ), Trung tâm Khuyến nông Bình Định phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp các huyện Phù Cát và Phù Mỹ tổ chức 02 lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng bán thâm canh – thâm canh hai giai đoạn ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc cho 40 hộ nuôi tôm trên địa bàn các xã Cát Minh và Mỹ Thành.

Tập huấn
• 10:12 14/06/2024

Nỗi lo trong nuôi tôm: Bệnh phân trắng

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế quan trọng, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho nhiều hộ gia đình tại Việt Nam. Tuy nhiên, nghề nuôi tôm cũng đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là các bệnh tật ảnh hưởng đến sự phát triển và năng suất của tôm. Một trong những bệnh phổ biến và gây nhiều khó khăn cho người nuôi là bệnh phân trắng. Bài viết này sẽ giúp bà con hiểu rõ hơn về bệnh phân trắng ở tôm, từ nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết cho đến các giải pháp hiện đại hóa trong việc xử lý bệnh.

Tôm bị bệnh phân trắng
• 13:58 02/07/2024

Bàn thảo nuôi biển đa canh tổng hợp theo điều kiện ngư dân

Ngày 28/6/2024 tại thành phố Rạch Giá, Bộ NN&PTNT cùng UBND tỉnh Kiên Giang tổ chức hội thảo giải pháp phát triển nuôi biển đã nhấn mạnh việc nuôi bằng lồng hiện đại, đa canh tổng hợp và phát triển du lịch theo điều kiện của ngư dân.

Nuôi lồng bè
• 13:58 02/07/2024

Đường ruột tôm khoẻ, chìa khoá thành công cho nuôi tôm công nghệ cao

Đường ruột tôm thẻ chân trắng cùng với gan, là cơ quan quan trọng nhất, để tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn.

Tôm thẻ chân trắng
• 13:58 02/07/2024

Cần chuẩn bị gì cho nước ao sang tôm

Đối với nuôi tôm hai hoặc 3 giai đoạn, quá trình sang tôm được ưu tiên chú ý nhất. Để chuẩn bị cho tôm một môi trường sống mới, hay cfon gọi là ao nuôi mới ở giai đoạn tiếp theo. Nước ở ao nuôi cần được chuẩn bị kỹ và phù hợp với điều kiện môi trường khu vực nuôi để tránh làm tôm bị sốc.

Ao nuôi tôm
• 13:58 02/07/2024

Tại sao tôm sử dụng kháng sinh lại bị ép giá?

Một trong những vấn đề nổi cộm nhất hiện nay là tình trạng tôm có kháng sinh bị ép giá. Đây không chỉ là vấn đề của người nuôi tôm mà còn ảnh hưởng lớn đến cả ngành xuất khẩu tôm của nước ta. Vậy tại sao tôm có kháng sinh lại bị ép giá? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu rõ hơn qua bài viết này.

Tôm thẻ
• 13:58 02/07/2024
Some text some message..