Thú vui nào cho cuộc sống bận rộn ngày nay?

Hiện nay, khi con người ta ngày càng bị cuốn vào guồng quay của cuộc sống, liệu có thú vui nào có thể là một điểm dừng, một khoảnh khắc thư giãn để tạm gác lại những áp lực và lo toan hàng ngày?

Cây thủy sinh
Cây thủy sinh. Ảnh: whcert.com

Gánh nặng thời hiện đại... nghệ thuật và đam mê

Trong cái nhịp sống hối hả của thời nay, tôi là một tài xế công nghệ đang gánh trên vai trách nhiệm của người chồng, người cha - người trụ cột gia đình của một tổ ấm bé nhỏ với hai đứa con đang tuổi lớn. Áp lực từ cuộc sống, đặc biệt là vấn đề cơm áo gạo tiền đã tạo ra một nỗi lo khiến tôi luôn trăn trở, không biết mình có đủ khả năng để đáp ứng cho những nhu cầu thiết yếu của gia đình hay không? 

Mỗi ngày, tôi phải ra khỏi nhà từ sáng sớm, chỉ có thể về nhà khi đường phố đã lên đèn, ráng chạy thêm được chuyến nào hay chuyến đó, rồi tranh thủ về nhà để ăn bữa cơm với gia đình, nhưng tâm trạng mệt mỏi của tôi làm cho những bữa cơm ấm cúng ngày nào lại nguội dần.

Một ngày cũng bắt đầu như mọi ngày, tôi nhận 1 đơn chở khách đường xa về tỉnh, đến nơi anh khách mời tôi vào nhà, nghỉ ngơi uống miếng nước. Trong căn nhà nhỏ đó của anh khách, thứ thực sự “hớp hồn” tôi là cảnh núi, rừng, đồng cỏ mượt mà với những chú cá đang bơi. Đắm chìm chỉ trong giây phút, những mệt mỏi đường xa, những khó khăn cuộc sống dường như tĩnh lại nhường chỗ cho cảnh đẹp yên bình và thanh mát này. Và từ đó đam mê “thú vui thủy sinh” cũng đã nhen nhóm trong tâm trí tôi.

Hồ cáHồ cá thủy sinh xanh mát hớp hồn bao người

Tôi với giọng phấn khích hỏi về hồ thủy sinh, anh khách cũng nhiệt tình chia sẻ: “Đối với anh, thú chơi thủy sinh không chỉ để anh thỏa sức sáng tạo mà còn thực sự giúp cho anh tìm được trạng thái cân bằng sau những áp lực công việc và cuộc sống. Anh cùng với nhiều dân chơi thủy sinh khác mà anh gặp đều cho rằng, tất cả mọi muộn phiền, lo âu, rắc rối dường như tan biến khi ngồi lặng nhìn hồ thủy sinh với khung cảnh thiên nhiên do chính mình tạo ra.” Ngồi nghe anh chia sẻ về đam mê, tôi cũng vui vẻ tiếp lời nhưng trong thâm sâu tôi vẫn bận tâm về những những chi phí anh đã phải bỏ ra để theo đuổi niềm đam mê này.

Nghệ thuật, đam mê...nhưng kinh tế thì sao?

Dường như chút bận tâm của tôi, anh cũng cảm nhận được. Anh chia sẻ thêm “Chúng ta là những người lao động có thu nhập tầm trung, và với anh, đam mê thủy sinh không yêu cầu phải nuôi những loại cây cảnh đắt đỏ. Thay vào đó, anh tập trung vào việc sáng tạo nhiều hơn. Anh tìm những loại vật liệu thủy sinh có giá phải chăng, và sau đó anh sáng tạo bằng cách mua những viên sỏi, những phiến đá sẵn có ngoài vườn hoặc tự tạo đèn chiếu sáng trang trí bằng những vật liệu đơn giản. Việc này không chỉ giúp tạo ra một bể thủy sinh độc đáo mà còn thể hiện sự sáng tạo của chính mình.”

Hồ thủy sinhHồ thủy sinh đẹp nhưng vẫn kinh tế 

Nghệ thuật, đam mê...nhưng biết bắt đầu từ đâu?

Anh chia sẻ tiếp: “Ban đầu, anh dành thời gian lên mạng để tìm kiếm thông tin về những loại cây thủy sinh dễ nuôi, ít cần chăm sóc để chăm cho quen trước. Sau đó mới nuôi những loài cây thủy canh đòi hỏi sự chăm sóc nhiều hơn có kỹ thuật chăm phức tạp hơn.”  Anh còn mách tôi những loài thủy sinh dễ nuôi cho người mới như: Ráy Nana, Rong đuôi chồn,...

Ráy Nana petite Thái

Ráy Nana petite Thái (Microsorum pteropus “Thailand”) là một loại cây có lá mỏng và nhỏ hơn so với ráy nana giữa và có màu xanh đậm. Ráy nana thái là một loại cây rất được ưa chuộng trong thủy sinh học, bởi vì kích thước của nó rất nhỏ, chỉ khoảng 2-3cm, thích hợp cho các hồ cá mini hoặc bể thủy sinh nhỏ. Cây này cũng rất dễ trồng và chăm sóc, và có thể sinh trưởng trên đá, gỗ hoặc cát. Với kích thước nhỏ và hình dáng độc đáo của nó, Ráy Nana petite Thái thường được sử dụng để trang trí và tạo cảnh quan cho bể cá thủy sinh.

Ráy nanaRáy nana thường được buộc trên đá hoặc lũa. Ảnh: MixASale

Rong đuôi chồn

Rong đuôi chồn có các tầng lá xanh dày đặc, mọc cao và chia nhiều nhánh nên khá phù hợp khi trồng trong tiểu cảnh bể thủy sinh. Ngoài ra, rong được trồng trôi nổi dưới mặt nước cũng khá tốt. Rong có khả năng sản xuất nhiều oxy trong quá trình này cũng là một lý do khiến nhiều người nuôi chúng trong bể cá cảnh.

Rong đuôi chồnRong đuôi chồn trong hồ thủy sinh . Ảnh: WikiAquatic

Dương xỉ Java

Dương xỉ Java có tên tiếng anh là microsorum pteropus là dòng cây xuất hiện từ rất lâu đời và được rất nhiều người chơi thủy sinh yêu thích. Đây là dòng cây thủy sinh dễ trồng, dễ chăm sóc và mang vẻ đẹp rất cổ điển và điển hình của dòng Dương xỉ. Dương xỉ Java có nguồn gốc từ Châu Á thường sống trên các viên đá dọc bờ suối nơi có dòng nước chảy qua, hoặc dưới thác nước. Dương xỉ Java cũng là dòng cây thủy sinh cần ít dinh dưỡng và thường được dán lên các giá thể trong hồ thủy sinh như viên đá, gốc lũa, hoặc làm các bụi cây với vai trò trung cảnh trong hồ thủy sinh.

Dương xỉ JavaDương xỉ Java nuôi trong hồ thủy sinh. Ảnh: Thuysinhvn.org

Rong la hán xanh 

Rong La Hán Xanh là dạng cây rất dễ trồng trong bể cá thủy sinh. Nó phát triển tốt ở điều kiện ánh sáng cao và hồ dinh dưỡng nhiều. Nếu bổ sung thêm CO2 cây la hán xanh sẽ cho ra lá xanh căn và bung xòe rất đẹp. Với sự tăng trưởng khá cao và sự hấp thụ dinh dưỡng tốt, cây la hán xanh còn là ứng viên tuyệt vời cho các hồ thủy sinh bị dư dinh dưỡng. Giống như các loại thủy sinh: tân đế tài hồng, thủy cúc, lưỡi mèo,… thì rong la hán có thể được trồng ở vị trí trung hoặc hậu cảnh.

Rong la hán xanh Rong la hán xanh trong hồ thủy sinh. Ảnh: Mỹ Đình Aquarium

Cây thủy sinh Bucep

Cây thuỷ sinh Bucep là một cây họ Ráy Anubias. Vẻ ngoài của Bucep nhìn tương tự loài tiêu thảo nhưng dáng lá hẹp và hay có màu nâu đỏ thẫm giống lá cây Olive. Cùng là họ ráy nên rễ cây Bucep có khả năng bám vào giá thể khá tốt. Màu sắc độc đáo cùng dáng vẻ quyền quý của Bucep có lẽ là điều hấp dẫn nhất của loài cây thủy sinh này.

Cây thuỷ sinh BucepCây thủy sinh bucep trong hồ thủy sinh. Ảnh: Aquasetup

Sau khi được anh khách chia sẻ và tìm hiểu thông tin trên mạng về cây thủy sinh, tôi đã bắt đầu từ những bước đầu tư đơn giản như việc chọn bể cá, sỏi và một vài loại cây thủy sinh. Dù hồ thủy sinh của tôi vẫn mang vẻ ngoài giản dị, nhưng vẫn rất tôi tự hào về hồ thủy sinh này.

Bạn đã từng được tận mắt chiêm ngắm một hồ thủy sinh chưa? Tôi thì đã bị chúng hớp hồn ngay từ ánh nhìn đầu tiên. Ở hồ thủy sinh tôi đã tìm thấy một điểm dừng, nơi tôi có thể tạm gác lại áp lực và lo toan hàng ngày. Dưới tầng nước trong xanh, thế giới cây thủy sinh mang đến sự bình yên và thư giãn, giúp tôi thoát khỏi cuộc sống vội vã và tìm thấy niềm vui đơn giản trong việc ngắm nhìn cảnh quan tươi đẹp và hài hòa. Nếu chưa thì hơi đáng tiếc đấy nhé!

Đăng ngày 31/08/2023
Anyn @anyn
Tổng hợp

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 10:28 15/11/2024

Cảnh báo về cơn bão Yinxing cho người dân nuôi trồng thủy sản

Sáng ngày 8/11/2024, cơn bão Yinxing chính thức đi vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 7 của năm. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, đây là một trong những cơn bão mạnh nhất năm nay, với sức gió vùng gần tâm bão đạt cấp 14 (từ 150 đến 166 km/h), giật đến cấp 17

Bão
• 10:43 08/11/2024

Bạch tuộc Dumbo: Sinh vật dưới nước độc đáo bơi bằng tai

Bạch tuộc Dumbo – một cái tên đáng yêu, đầy gợi nhớ đến chú voi biết bay trong bộ phim hoạt hình nổi tiếng của Disney – là một trong những loài sinh vật độc đáo và quyến rũ nhất dưới đáy đại dương. Loài bạch tuộc này không chỉ nổi bật bởi ngoại hình dễ thương mà còn bởi cách di chuyển đặc biệt bằng "tai" của mình.

Bạch tuộc
• 10:36 07/11/2024

Các loài không mong muốn xuất hiện trong ao nuôi ngày mưa

Những sinh vật này bao gồm các loại cá tạp, côn trùng, giáp xác không mong muốn và vi sinh vật có hại. Việc hiểu rõ những loài không mong muốn này cùng với tác hại và biện pháp kiểm soát sẽ giúp bà con nông dân duy trì môi trường nuôi tôm ổn định và hiệu quả.

Sinh vật phù du
• 12:07 04/11/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 21:03 16/11/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 21:03 16/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 21:03 16/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 21:03 16/11/2024

Thị trường xuất khẩu tôm và các tiêu chuẩn quốc tế

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng góp lớn vào nền kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Với nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản, xuất khẩu tôm trở thành một ngành quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, để có thể gia nhập và duy trì chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế, tôm phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tôm xuất khẩu
• 21:03 16/11/2024
Some text some message..