Thừa Thiên Huế: Nuôi cá nước ngọt để phát triển kinh tế

Với sản phẩm an toàn, người dân yên tâm sử dụng, nên việc nuôi cá nước ngọt đang trở thành một hướng phát triển bền vững trong nuôi trồng thủy sản.

ông Minh đang cho cá ăn
Ông Minh đang cho cá ăn

An toàn vệ sinh thực phẩm

Chị Trần Thị Huệ, người bán cá ở chợ Bến Ngự cho biết, từ khi xảy ra sự cố môi trường biển, các loại cá nước lợ, cá biển bán rất ế, giá lại giảm nên lãi chẳng là bao. Gần đây, nhiều gia đình ưa chuộng cá nước ngọt, nên chị chuyển sang bán các loại cá này.

Chị Nguyễn Thị Mai Huyền ở phường Phước Vĩnh (TP. Huế) tự tin: “Đã gần 10 tháng nay, gia đình tôi chuyển sang ăn cá nước ngọt. Các loại cá rô, trắm cỏ, mè, trê phi, dét, lóc… tuy không ngon bằng cá “đặc sản” nuôi nước lợ, nhưng đảm bảo an toàn”. 

Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Nguyễn Minh Đức khẳng định, cá nuôi nước ngọt luôn đảm bảo an toàn thực phẩm, hoàn toàn không sử dụng kháng sinh, chất cấm. Các hộ nuôi chủ yếu tận dụng nguồn thức ăn, phế phẩm tại chỗ, sẵn có trong vườn, nhà như rau, cỏ, cám, cá tạp… làm thức ăn cho cá. Một số hộ còn mua thêm thức ăn bột công nghiệp nhằm kích thích cá phát triển, tăng chất lượng sản phẩm. Các loại thức ăn này được các ban, ngành thường xuyên kiểm tra, giám sát chặt chẽ, không phát hiện các chất cấm.

Tiềm năng phát triển kinh tế

Tận dụng dòng nước trong lành ở lưu vực sông Hương, từ giữa năm 2015, một số hộ dân xã Phú Thượng (Phú Vang) bắt đầu với nghề nuôi cá lồng nước ngọt và đạt kết quả khả quan.

Ông La Xuân Minh là 1 trong 4 hộ triển khai nuôi cá lồng nước ngọt ở Phú Thượng, huyện Phú Vang, từ tháng 2/2016 với 12 lồng cá ban đầu, bao gồm 11 lồng cá diêu hồng và 1 lồng cá trê phi, mỗi lồng có khoảng 4.000 con cá. Ông Minh cho biết, chu kỳ nuôi cá kể từ khi nhập con giống đến khi xuất bán là 5 tháng, trừ chi phí lãi khoảng hơn 10 triệu đồng/lồng. Đến nay, ông đã xuất 2 đợt cá và chuẩn bị một lượng cá đáng kể phục vụ trước và sau Tết Nguyên đán. Ông Minh khẳng định: “Thành công ban đầu tuy không lớn, nhưng tạo được tiền đề để tôi tiếp tục mở rộng diện tích nuôi”.

Vốn là nhà phân phối thức ăn thủy, hải sản tại địa phương, ông Hoàng Văn Nhung là người nuôi cá lồng đầu tiên ở Phú Thượng. Đến nay, tổng tiền đầu tư của ông đã gần 1 tỷ đồng với 28 lồng nuôi. Năm 2016, ông Nhung thu hoạch được hơn 30 tấn cá, giá bán bình quân 40.000đ/kg. Ông Nhung khẳng định: “Nếu được quy hoạch, nuôi cá lồng nước ngọt sẽ là một nghề ổn định, tạo việc làm cho nhiều lao động nhàn rỗi ở địa phương”. Hiện, cơ sở của ông Nhung giải quyết việc làm cho 3 lao động thường xuyên với mức thu nhập từ 4 đến 5 triệu đồng/tháng và nhiều lao động thời vụ ở địa phương. Thời gian tới ông tiếp tục đầu tư nhiều hạng mục; trong đó, mong muốn lớn nhất là mở rộng diện tích để tạo con giống.

Không chỉ vùng hạ lưu, mà nhiều hộ ở vùng cao Nam Đông cũng tích cực tìm kiếm cơ hội làm giàu từ nuôi cá nước ngọt, khi thu nhập từ nuôi cá trên dưới 100 triệu đồng/năm. Điển hình như gia đình ông Ta Rương ở xã Thượng Quảng; Trần Đình Sơn (Hương Hòa), hay Hồ Thương Nam, Hồ Văn Dương (Thượng Nhật)... xây dựng được nhà kiên cố, khang trang, nuôi con ăn học đến nơi đến chốn.

người dân thu cá tra
Người dân thu hoạch cá tra

Các trang trại tổng hợp vùng gò đồi, miền núi đều thích hợp cho việc nuôi cá trắm cỏ, rô phi, chép, mè… Chủ trang trại Trần Văn Minh ở xã Phong Xuân (Phong Điền) khẳng định, nuôi cá nước ngọt là không thể thiếu ở bất kỳ một trang trại tổng hợp nào. Cá không chỉ dễ nuôi mà còn mang lại thu nhập ổn định, bền vững cho các trang trại. Tận dụng nguồn phế phẩm rau, cỏ… tại trang trại làm thức ăn, vừa giảm chi phí đầu tư, vừa đảm bảo an toàn thực phẩm. Các loại gia súc, gia cầm khi xảy ra dịch bệnh, giá hạ thì nguồn thu từ cá sẽ bù lại, hạn chế rủi ro, thua lỗ.

Hỗ trợ nâng cao hiệu quả kinh tế

Các đối tượng nuôi truyền thống như cá chép, trê, lóc, trắm cỏ, mè… hiệu quả kinh tế không cao, chưa tương xứng với tiềm năng. Trong khi nhu cầu đời sống ngày càng cao, yêu cầu việc nâng cao chất lượng sản phẩm là điều tất yếu. Điều đó thôi thúc ngành thủy sản từng bước nghiên cứu, sản xuất thí điểm thành công nhiều loại cá nước ngọt có giá trị kinh tế, chất lượng an toàn.

Theo Sở Nông nghiệp và PTNT, đề án nuôi cá trên hồ chứa giai đoạn 2016-2020, tỉnh từng bước đầu tư phát triển nuôi cá lồng, đến năm 2020 khoảng 1.000 lồng (sản lượng trên 1.000 tấn). Riêng tại các hồ chứa sinh thái, từ năm 2017 phát triển khoảng 150 ha, nhân rộng diện tích nuôi lên 700 ha (sản lượng 500 tấn) đến năm 2020. Tỉnh sẽ đầu tư các cơ sở nghiên cứu, sản xuất các giống cá chất lượng, có giá trị kinh tế cao nhằm cung ứng nhu cầu sản xuất như cá tầm, ba sa, lăng nha, diêu hồng… Đồng thời, có chính sách hỗ trợ xây dựng các mô hình thí điểm, trình diễn nhằm chuyển giao công nghệ, kỹ thuật sản xuất cho người dân.

Đăng ngày 20/02/2017
Ngọc Phương
Nuôi trồng

Tôm đóng rong nhớt cách nhận biết và giải pháp

Tôm bị đóng rong, nhớt thì trên một phần hoặc toàn bộ cơ thể sẽ bị phủ một lớp rong rêu màu xanh đen, khiến tôm hoạt động khó khăn, khó lột vỏ và chậm lớn.

Tôm đóng rong
• 10:35 09/10/2024

Tại sao xây dựng mô hình nuôi cá măng kết hợp tôm sú lại hiệu quả?

Tại Bến Tre, mô hình nuôi cá măng kết hợp tôm sú trong ao đất đang dần trở thành hướng đi mới đầy tiềm năng. Mô hình này không chỉ giúp tận dụng tối đa diện tích ao nuôi mà còn giảm thiểu rủi ro từ môi trường và biến đổi khí hậu, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người nuôi.

Tôm sú
• 09:34 09/10/2024

Độ mặn ao nuôi tôm tăng cao

Khi độ mặn trong ao nuôi tôm tăng cao bất thường, điều này có thể dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng cho cả sức khỏe của tôm và hiệu suất nuôi trồng. Việc hiểu rõ nguyên nhân, hậu quả và cách quản lý tình trạng độ mặn tăng cao sẽ giúp người nuôi tôm bảo vệ đàn tôm của mình hiệu quả hơn.

Đo độ mặn
• 10:16 08/10/2024

Thời gian tôm đào thải hết kháng sinh

Một câu hỏi thường gặp của người nuôi tôm là: “Tôm mất bao lâu để đào thải hết kháng sinh sau khi ngưng sử dụng?”. Hiểu rõ về thời gian đào thải kháng sinh sẽ giúp người nuôi đưa ra kế hoạch nuôi phù hợp và đảm bảo tôm sạch kháng sinh trước khi xuất bán.

Tôm thẻ
• 09:51 07/10/2024

Gấu nước: Một sinh vật bé nhỏ với sức sống mãnh liệt

Trong thế giới tự nhiên, không hiếm sinh vật có đời sống lâu dài; tuy nhiên, sinh vật biển có khả năng sinh tồn trong gần như mọi điều kiện môi trường như gấu nước thì thật sự rất hiếm hoi.

Bọ gấu nước
• 03:08 11/10/2024

Biện pháp phòng vệ chống lại vi-rút đốm trắng: Bảo vệ qua trung gian RNAi ở tôm

Vi-rút gây hội chứng đốm trắng (WSSV) đe dọa đáng kể đến ngành nuôi tôm trên toàn thế giới.

Tôm bệnh đốm trắng
• 03:08 11/10/2024

Tôm đóng rong nhớt cách nhận biết và giải pháp

Tôm bị đóng rong, nhớt thì trên một phần hoặc toàn bộ cơ thể sẽ bị phủ một lớp rong rêu màu xanh đen, khiến tôm hoạt động khó khăn, khó lột vỏ và chậm lớn.

Tôm đóng rong
• 03:08 11/10/2024

Chuyển đổi sang các nguồn thức ăn bền vững

Ngừng phụ thuộc vào các thành phần có nguồn gốc từ biển là ưu tiên của ngành nuôi trồng thủy sản trong nhiều thập kỷ. Protein thực vật hiện là thành phần được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất thức ăn thủy sản trên toàn cầu

Đậu nành
• 03:08 11/10/2024

Những lưu ý khi sử dụng Probiotics trong nuôi trồng thủy sản

Hệ sinh thái của các thủy vực nuôi trồng thủy sản (NTTS) luôn thay đổi, việc duy trì sức khỏe và sản lượng của các loài thủy sản là rất quan trọng. Probiotics đã nổi lên như một giải pháp hiệu quả trong nỗ lực này, cung cấp một cách tiếp cận tự nhiên và lâu dài để cải thiện sự tăng trưởng, tăng khả năng miễn dịch và giảm tỷ lệ mắc bệnh (Singh và cộng sự, 2023).

Tôm giống
• 03:08 11/10/2024
Some text some message..