Thừa Thiên Huế: Tái sinh nguồn lợi thủy sản

Đến nay, toàn tỉnh đã thành lập 23 khu bảo vệ thủy sản (KBVTS) với tổng diện tích được bảo vệ nghiêm ngặt là 614,2 ha, chiếm gần 3% diện tích vùng đầm phá.

Thừa Thiên Huế: Tái sinh nguồn lợi thủy sản
Ngư dân Hà Công tham gia tuần tra, bảo vệ NLTS

“Mạch sống” trở lại

“Từ khi có khu bảo vệ thủy sản (KBVTS) Vũng Mệ, vài năm trở lại đây, vùng đầm phá này được bảo tồn, tái tạo, nhiều loại tôm, cá sinh sôi. Các loại tôm đất, cá bống đao, cá bống mũ, cá dầy... một thời gần như tuyệt chủng nay lại xuất hiện ngày càng nhiều”,  lão ngư  Hà Công Phước và Trần Văn Tín ở thôn Hà Công, xã Quảng Lợi (Quảng Điền) thông tin.

Chủ tịch UBND xã Quảng Lợi, ông Hồ Lành cho biết, KBVTS Vũng Mệ được thành lập từ năm 2013 với diện tích 40 ha mặt nước. Trước đây vùng đầm phá Quảng Lợi có đến 273 trộ nò sáo, sau khi thành lập KBVTS đã sắp xếp lại chỉ còn 89 trộ. Địa phương thành lập 3 chi hội nghề cá (CHNC) để quản lý, bảo vệ NLTS gồm CHNC Cư Lạc, Hà Công, Ngư Mỹ Thạnh.

Khi chưa thành lập KBVTS, người dân các địa phương khác thường đến đánh bắt trái phép bằng các phương tiện, thiết bị hủy diệt môi trường, khiến NLTS cạn kiệt. Giờ đây, các hoạt động đánh bắt trái phép hạn chế rất nhiều, chỉ còn một số ít người dân ngoài địa phương lén lút khai thác. Từ khi sắp xếp lại nò sáo, luồng lạch được khơi thông, cộng với việc tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý... tình trạng đánh bắt trái phép đã tạo điều kiện cho các loại thủy sản sinh sôi.

Bí thư Đảng ủy xã Lộc Bình (Phú Lộc) thông tin, trước đây, một vùng đầm phá rộng lớn thuộc địa phận Lộc Bình rơi vào tình trạng “báo động đỏ”. Nhiều loài thủy sản vốn là nguồn sinh kế của người dân gần như bị cạn kiệt do đánh bắt trái phép, quá mức. Từ khi các KBVTS Hòn Núi Quện, Gành Lăng và Khe Đập Làng được thành lập, nhiều loài thủy sản có giá trị ngày càng sinh sôi. Vài năm gần đây, ngư dân đánh bắt hiệu quả cao hơn trước.

Bảo vệ chặt chẽ

Đến nay, toàn tỉnh thành lập 49 CHNC để quản lý, bảo vệ NLTS. Ngoài các phương tiện được huy động trong cộng đồng dân cư, Chi cục Thủy sản đã cấp 14 thuyền kiểm ngư cộng đồng và các công cụ hỗ trợ khác cho các CHNC để tuần tra, xử lý vi phạm.

Từ khi thành lập các KBVTS đến nay, các địa phương, ban ngành đã tổ chức gần 2.000 đợt tuần tra, xua đuổi 400 trường hợp vi phạm, xử phạt 150 trường hợp; tịch thu, tiêu hủy hơn 1.000 lừ xếp, 28 tay lưới rê, 4 bộ kích điện và nhiều tang vật khác.

Từ cuối năm 2009, UBND tỉnh  có chủ trương thành lập các KBVTS trên đầm phá Tam Giang-Cầu Hai. Khi KBVTS được thành lập, các hoạt động đánh bắt, khai thác  hoàn toàn nghiêm cấm nhằm bảo vệ nghiêm ngặt, tái tạo NLTS, nhờ vậy việc quản lý dễ dàng và triệt để hơn so với quy định cấm theo mùa.

Khi được bảo vệ, quản lý chặt chẽ thì nguồn tôm, cá, thủy sinh có điều kiện ngày càng sinh sôi. Sau đó, NLTS  từ vùng bảo vệ, tái tạo sẽ bổ sung cho các vùng đầm phá xung quanh, nơi mà các cộng đồng ngư dân hưởng lợi, được phép đánh bắt.

Theo TS. Nguyễn Quang Vinh Bình, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh, việc xây dựng, thành lập các KBVTS quy mô nhỏ, dựa vào cộng đồng từng bước thực hiện chính sách của Nhà nước về việc quy hoạch tổng thể, bảo tồn đa dạng sinh học vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai; đồng thời thực hiện chính sách “treo thuyền” của tỉnh trong việc cấm đánh bắt trong khu vực cấm, hoặc cấm theo mùa nhằm dưỡng sức đàn cá bố mẹ, tái tạo, sinh trưởng NLTS.

Từ khi thành lập đến nay, Chi cục Thủy sản và các địa phương, ban ngành đã tổ chức thả 388 “rạn” (lùm cây, bụi trên vùng sông đầm) nhân tạo, tạo nơi trú ẩn an toàn cho tôm cá bằng các vật liệu cố định, bền vững; thả bổ sung, tái tạo gần 40 ngàn con cá dìa giống, 510 ngàn con tôm sú giống và 6.000 con cá đối... Tại một số KBVTS còn được trồng các loại cây tra, sú, đước, vẹt bản địa với 9.000 cây để các loài thủy sản trú ngụ.

Ông Nguyễn Quang Vinh Bình cho rằng, chưa có con số thống kê, phân tích cụ thể nhưng có thể thấy sự cải thiện sinh kế của ngư dân khi có hệ thống KBVTS đã được ghi nhận. Nguồn cua giống, cá dìa giống, cá mú, hồng, nâu, dìa thương phẩm... phát tán ra khu vực xung quanh tạo nguồn thu nhập đáng kể cho ngư dân. Thống kê, đánh giá sơ bộ cho thấy, bình quân mỗi năm, mỗi địa phương có KBVTS thu nhập bình quân trên 7 tỷ đồng/năm.

Báo Thừa Thiên Huế
Đăng ngày 19/09/2017
Bài, ảnh: Hoàng Triều
Nông thôn

Bình Định: Sản lượng thủy sản năm 2024 tăng 2,7% (tăng 7.647,7 tấn) so với năm 2023

Trong năm 2024, tỉnh Bình Đinh tiếp tục tăng cường công tác nuôi trồng, khai thác thủy sản gắn với các biện pháp bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản; nhân rộng các mô hình nuôi tôm công nghệ cao tại một số địa phương ven biển.

Cá ngừ
• 09:47 20/01/2025

Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2025

Ngày 03/01/2025, UBND tỉnh Bình Định ban hành Kế hoạch số 02/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Nhá tôm
• 10:11 10/01/2025

Nuôi trồng thủy sản kết hợp du lịch: Xu hướng bền vững cho năm 2025

Trong bối cảnh toàn cầu hướng tới phát triển bền vững, Việt Nam đang chứng kiến sự trỗi dậy của các mô hình kết hợp kinh tế và bảo vệ môi trường. Một trong số đó là "nuôi trồng thủy sản kết hợp du lịch" – giải pháp mang lại lợi ích kép.

Mô hình nuôi
• 09:39 02/01/2025

Tình hình sản xuất tôm của các tỉnh miền Tây vào cận dịp tết

Với sự phục hồi của giá tôm nguyên liệu trong những tháng cuối năm 2024, ngành nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đang chuẩn bị một mùa Tết đầy hy vọng.

Tôm thẻ
• 13:45 26/12/2024

Áp dụng nhiều công nghệ mới để chống khai thác IUU

Sáng ngày 14/1/2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì hội nghị lần thứ 12 về chống khai thác IUU, chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban Châu Âu lần thứ 5. Phó Thủ tướng chỉ đạo, áp dụng nhiều công nghệ mới để tăng cường quản lý đội tàu cá. Một số chuyên gia cho biết, Ấn Độ đã sử dụng máy bay không người lái để giám sát tàu cá, ngăn chặn khai thác IUU.

Tàu thuyền
• 20:08 24/01/2025

Tổng quan và phân tích thị trường giá cá lóc hiện nay

Cá lóc là một trong những loài cá được yêu thích nhất tại Việt Nam nhờ hương vị đậm đà, dễ chế biến, và giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, giá cá lóc thay đổi đáng kể tùy theo loại, khu vực, và nhiều yếu tố khác

Cá lóc
• 20:08 24/01/2025

Tái chế nước thải trong ao nuôi để bảo vệ môi trường

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển, vấn đề xử lý nước thải trong ao nuôi đang trở thành một trong những mối quan tâm hàng đầu.

Ao nuôi tôm
• 20:08 24/01/2025

Không khí nhộn nhịp ở các cảng cá dịp tết Nguyên Đán

Vào những ngày cận kề Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025, không khí tại các cảng cá, đặc biệt là cảng cá Thọ Quang (Sơn Trà, TP Đà Nẵng), trở nên nhộn nhịp và sôi động hơn bao giờ hết. Đây là thời điểm các ngư dân miền Trung và các tiểu thương bận rộn với công việc đánh bắt và tiêu thụ hải sản phục vụ nhu cầu của người dân trong dịp Tết.

Chợ hải sản
• 20:08 24/01/2025

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam giữ đà tăng trưởng trong năm 2025

Năm 2025 hứa hẹn là một năm đầy triển vọng đối với ngành xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Với nền tảng vững chắc từ các năm trước và những chiến lược phát triển phù hợp, ngành thủy sản không chỉ duy trì mà còn đẩy mạnh đà tăng trưởng, tạo ra cơ hội lớn cho nền kinh tế quốc gia.

Xuất khẩu thủy sản
• 20:08 24/01/2025
Some text some message..