Thừa Thiên Huế: Thu hoạch thủy sản tránh lũ

Kinh nghiệm từ các trận lũ cuối năm trước làm cá nuôi lồng trên sông Bồ bị chết hàng loạt, những ngày này, các hộ nuôi ở thôn Hạ Lang, xã Quảng Phú (Quảng Điền) tranh thủ thu hoạch cá xuất bán.

Thừa Thiên Huế: Thu hoạch thủy sản tránh lũ
Người dân Hương Toàn thu hoạch cá

Ông Hoàng Dũng ở thôn Hạ Lang cho hay, cá của gia đình ông nuôi đến nay tầm 7 tháng, tuy còn vài tuần nữa mới đến kỳ xuất bán, nhưng ông quyết định thu hoạch, tránh lũ gây thiệt hại. Tuy nhiên vẫn còn khoảng 10% lượng cá còn quá nhỏ không thể bán thì giằng neo vào bờ an toàn", ông Dũng thông tin.

Cách lồng cá của ông Dũng vài chục mét là 5 lồng cá của ông Nguyễn Phúc ở phường Tứ Hạ (TX. Hương Trà) cũng đang được thu hoạch. “Trận lũ cuối năm 2017 khiến cá nuôi chết sạch, thiệt hại cả tỷ đồng. Bây giờ không thể đánh liều với lũ. Số cá có thể bán được, tui đang thu hoạch bán từng đợt, dự kiến đến đầu tháng 9 sẽ thu hoạch xong. Một số ít cá còn lại quá nhỏ chưa bán sẽ tiếp tục nuôi, song vẫn theo dõi tình hình, tùy thuộc vào thời tiết có thể thu hoạch luôn, chấp nhận bán giá rẻ”, ông Phúc nói.

Theo Chủ tịch UBND xã Quảng Phú  Thái Văn Danh, toàn xã nuôi khoảng 200 lồng cá trên sông Bồ với 150 hộ nuôi, giảm 50 lồng do ảnh hưởng trận lũ cuối năm trước gây thiệt hại lớn, nhiều hộ không có khả năng đầu tư. Tính đến thời điểm này có hơn một nửa số lồng đã được thu hoạch, còn lại chính quyền địa phương đang vận động, yêu cầu các hộ thu hoạch bán trước mùa mưa lũ.

Những ngày này, ông Tống Quang Khánh, Chủ tịch Hội Nông dân xã Hương Toàn (TX. Hương Trà) thường xuyên đến tận các hộ dân để tuyên truyền, vận động bà con khẩn trương thu hoạch cá lồng tránh lũ. Đến nay có 70% số lồng cá diêu hồng, trắm cỏ, mè, chép nuôi trên sông Bồ đã được người dân thu hoạch. Trường hợp lũ về sớm thì người dân sẽ giằng neo lồng bè vào các gốc cây, tránh lũ cuốn trôi.


Tôm nuôi ở khu vực đầm phá được thu hoạch phần lớn có trọng lượng 50-80 con/kg, giá 150-160 ngàn đồng/kg

Thời điểm này các hộ nuôi tôm, nuôi xen ghép trên đầm phá cũng đang khẩn trương thu hoạch tránh lũ. Hộ ông Nguyễn Lành ở thị trấn Sịa (Quảng Điền) có 8 hồ nuôi chuyên tôm và xen ghép tôm, cua, cá đang thu hoạch đại trà, hiện nay chỉ còn 3 hồ, dự kiến đầu tháng 9 thu hoạch xong. Hầu hết các hồ nuôi tôm đến nay đã 5-6 tháng tuổi, đến kỳ thu hoạch, sản lượng mỗi hồ (2.500-3.000m2) khoảng 2,5-3 tạ, giá cả tương đối ổn định.

“Khi bắt đầu nuôi, tui cũng như các hộ ở địa phương đã tính toán lịch thời vụ để tránh mưa lũ. Ngay sau khi thu hoạch vụ nuôi đầu năm, các hộ cải tạo ao hồ tiếp tục thả nuôi vụ mới vào đầu tháng 4. Tôm sú nuôi đầm phá thường sinh trưởng trong vòng 5 tháng có thể xuất bán, như vậy đến cuối tháng 8, đầu tháng 9 là có thể thu hoạch, tránh lũ gây thiệt hại”, ông Lành chia sẻ.

Theo bà Trần Thị Thanh Nhã, Phó Trưởng phòng NN&PTNT huyện Quảng Điền, trong số khoảng 690 ha nuôi trồng thủy sản (NTTS) nước lợ trên địa bàn toàn huyện đến nay cơ bản thu hoạch xong. Phần lớn diện tích 160 ha nuôi cá nước ngọt, chủ yếu nuôi ao hồ chưa đến kỳ thu hoạch, các địa phương vận động, hướng dẫn người dân gia cố, tôn cao bờ bao, chắn lưới quanh hồ nhằm tránh thiệt hại do lũ. Khoảng 1.500 lồng nuôi cá các loại trên sông Bồ và phá Tam Giang đến nay thu hoạch gần hết, còn khoảng 30% dự kiến từ đầu đến giữa tháng 9 thu hoạch xong.

Ông Nguyễn Văn Thông, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Phú Lộc cho biết, tính đến cuối tháng 8, phần lớn các diện tích, lồng bè NTTS tại các xã Lộc Bình, Vinh Hải, Vinh Hưng, thị trấn Lăng Cô... đã thu hoạch khoảng 70-80%. Số còn lại chủ yếu nuôi bể, vùng cát ven biển ít ảnh hưởng lũ lụt nên người dân chưa thu hoạch. Tuy nhiên ngành nông nghiệp huyện phối hợp với các địa phương hướng dẫn người dân gia cố, tôn cao bờ bao, chắn lưới quanh hồ tránh thủy sản bị trôi do mưa lớn gây ngập ao hồ.

TS. Nguyễn Quang Vinh Bình, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh thông tin, qua kiểm tra tại các địa phương, phần lớn diện tích, lồng bè NTTS đến nay cơ bản thu hoạch xong. Một số diện tích, lồng bè còn lại, ngành nông nghiệp tiếp tục theo dõi, tùy thuộc vào tình hình thời tiết để vận động người dân thu hoạch, đồng thời hướng dẫn người dân các biện pháp bảo vệ, giằng neo an toàn trong mùa bão, lũ đối với những lồng chưa đến kỳ thu hoạch.

Năm 2018, toàn tỉnh thả nuôi khoảng 7.300 ha thủy sản, trong đó nuôi xen ghép các đối tượng trên vùng đầm phá 4.220 ha; thủy sản nước ngọt 2.000 ha; nuôi tôm chân trắng trên cát và đầm phá 500 ha; khoảng 6.000 lồng cá nuôi nước ngọt trên các sông và nước lợ trên đầm phá Tam Giang - Cầu Hai...

Báo Thừa Thiên Huế
Đăng ngày 28/08/2018
Hoàng Triều
Môi trường

Việt Nam hướng đến ngăn ngừa rác thải ngư cụ

Chính phủ Đức đã tài trợ cho trường Đại học Ostfalia (Đức) phối hợp với các trường đại học và viện nghiên cứu của Việt Nam thực hiện Dự án REVFIN, đây là dự án nghiên cứu và phát triển mới nhằm ngăn chặn rác thải ngư cụ ở các vùng ven bờ biển Việt Nam.

Môi trường biển
• 10:34 09/12/2024

Ngành thủy sản Việt Nam trước những quy định mới của EU năm 2025

Liên minh châu Âu (EU) luôn là thị trường lớn và quan trọng với những sản phẩm thủy sản chủ lực như tôm, cá tra và cá ngừ từ Việt Nam. Tuy nhiên, từ năm 2025, EU sẽ áp dụng những quy định mới về bảo vệ môi trường đối với ngành thủy sản, yêu cầu các nhà xuất khẩu phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe hơn về chất lượng và sự bền vững. Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội để nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Môi trường ao nuôi
• 11:26 02/12/2024

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 10:55 20/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Các lưu ý khi xử lý ao thả nuôi vụ tết 2025

Vụ nuôi thả dịp Tết luôn là thời điểm quan trọng trong ngành thủy sản. Xử lý ao nuôi tôm vụ Tết 2025 cần chú trọng các lưu ý đặc biệt để đảm bảo môi trường nước sạch, tôm khỏe mạnh, và đạt năng suất cao trong điều kiện thời tiết mùa Tết thường lạnh và có thể biến đổi thất thường.

Ao nuôi tôm
• 13:38 23/12/2024

Hướng đi xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam

Tôm Việt Nam từ lâu đã nổi tiếng trên thị trường quốc tế nhờ chất lượng và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, để gia tăng giá trị thương hiệu và cạnh tranh mạnh mẽ với các sản phẩm tôm khác trên thế giới, việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam là một yếu tố quan trọng.

Tôm thẻ
• 13:38 23/12/2024

Những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP trên tôm

Bệnh vi bào tử trùng EHP là một trong những bệnh nguy hiểm đối với tôm nuôi, gây ra thiệt hại lớn cho ngành thủy sản. Bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn gây khó khăn trong quản lý ao nuôi. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP và các giải pháp hiệu quả mà người nuôi tôm cần biết.

Tôm thẻ chân trắng
• 13:38 23/12/2024

Mật độ thả giống tối ưu cho từng loại hình nuôi tôm

Mật độ thả giống đóng vai trò then chốt ảnh hưởng đến sức khỏe, tốc độ tăng trưởng, và năng suất thu hoạch. Việc lựa chọn mật độ phù hợp không chỉ dựa trên loại hình nuôi mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện ao, kỹ thuật chăm sóc, và môi trường nước.

Ao nuôi tôm
• 13:38 23/12/2024

Tép hòa vị Tết 2025: Giá trị văn hóa của nghề làm tôm khô

Tết đến, xuân về không chỉ mang theo sắc mai vàng rực rỡ mà còn mang đến không khí nhộn nhịp, tấp nập của những làng nghề truyền thống. Trong số đó, làng nghề làm tôm khô, một đặc sản nổi tiếng của các vùng ven biển Việt Nam lại càng thêm rộn ràng.

tôm khô
• 13:38 23/12/2024
Some text some message..