Hiện nay, nguồn lợi hải sâm đã và đang có chiều hướng suy giảm nhanh chóng do việc khai thác quá mức, chưa có biện pháp quản lý và sử dụng hợp lý nguồn lợi. Nhiều loài hải sâm có nguy cơ tuyệt chủng hoặc đe dọa bị tuyệt chủng đã được liệt kê trong danh mục những loài cần được bảo tồn (Sách đỏ Việt Nam, 2003).
Nghề nuôi hải sâm thương phẩm mặc dù mới xuất hiện gần đây nhưng bước đầu đã mang lại hiệu quả khá cao cho người nuôi, từng bước hạn chế tình trạng khai thác cạn kiệt nguồn lợi hải sản này và góp phần bảo vệ môi trường.
Ở Việt Nam thường gặp các loài hải sâm mít, hải sâm mít hoa, hải sâm đen, hải sâm trắng, hải sâm vú, hải sâm lựu. Trong đó, hai loài hải sâm vú và hải sâm lựu đang nằm trong danh mục các loài thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng và chúng cần được bảo vệ, phục hồi và phát triển.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nuôi biển Nha Trang - Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III, tiến hành nghiên cứ “Đánh giá khả năng nuôi thuần dưỡng trong điều kiện lưu giữ ngoại vi loài hải sâm vú (Holothuria fuscogilva) và hải sâm lựu (Thelenota ananas) phân bố ở vùng biển Khánh Hòa và Bình Thuận”.
Thử nghiệm được thực hiện để đánh giá tốc độ sinh trưởng và tỉ lệ sống của hải sâm vú và hải sâm lựu trong nuôi thuần dưỡng ngoại vi.
Hải sâm vú 20 con và 8 con hải sâm lựu được thuần dưỡng tại chỗ trong bể xi măng đáy cát, có mái che 1 tháng để tiến hành bố trí thí nghiệm.
Hải sâm được nuôi trong 3 bể giống nhau (15 m3/bể) được cho ăn hàng ngày bằng tảo Nannochloropsis oculata với mật độ 10.000 tế bào/mL, bột rong biển, bột tảo, thức ăn tôm dạng mịn. Độ sâu mực nước 1,6 m. Nước được thay 4 ngày/ lần vào buổi sáng. Lượng nước thay khoảng 25 - 30% thể tích nước trong bể. Thời gian nuôi 70 ngày để theo dõi tốc độ tăng trưởng, phát triển và mầm bệnh.
Kết quả
Kết quả cho thấy các yếu tố môi trường trong quá trình nuôi phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của hải sâm (nhiệt độ 24,5 – 29oC, độ mặn 31 - 34‰, pH 8,5 - 9).
Tỷ lệ sống của hải sâm có xu hướng giảm dần theo thời gian nuôi giữ nguyên nhân có sự thay đổi so với điều kiện môi trường sống ngoài tự nhiên tại Phú Quý. Sức khỏe một số con hải sâm bị suy giảm và thường mắc bệnh lở loét nên ảnh hưởng đến tỷ lệ sống.
Tuy nhiên qua nghiên cứu thấy rằng, tốc độ tăng trưởng của hải sâm vú lớn hơn hải sâm lựu trong cùng điều kiện nuôi dưỡng. Tốc độ tăng trưởng về khối lượng của hải sâm vú có xu hướng tăng dần theo thời gian nuôi và 70 ngày nuôi đạt giá trị 0,82 g/ngày. Trái lại, hải sâm lựu nuôi được 70 ngày có tốc độ tăng trưởng âm (-0,82 g/ngày).
Tuy nhiên qua nghiên cứu thấy rằng, tốc độ tăng trưởng của hải sâm vú lớn hơn hải sâm lựu trong cùng điều kiện nuôi dưỡng. Tốc độ tăng trưởng về khối lượng của hải sâm vú có xu hướng tăng dần theo thời gian nuôi và 70 ngày nuôi đạt giá trị 0,82 g/ngày. Trái lại, hải sâm lựu nuôi được 70 ngày có tốc độ tăng trưởng âm (-0,82 g/ngày).
Hải sâm vú và hải sâm lựu là hai loài quý hiếm và đang được bảo tồn. Do đó, kết quả từ nghiên cứu sẻ cung cấp thêm thông tin cơ sở để tiếp tục nghiên cứu phương pháp nuôi thuần dưỡng hải sâm để tìm ra phương pháp nuôi tốt hơn, hướng tới nghiên cứu sinh sản nhân tạo để tạo ra con giống nhằm góp phần bảo tồn hai loài hải sâm này.
Theo Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản