Thuật ngữ gây hiểu lầm "xổ ký sinh trùng" trên tôm

Xổ ký sinh trùng là một khái niệm không còn xa lạ với người nuôi tôm. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn có một số bà con hiểu sai ý nghĩa và chưa biết cơ chế hoạt động của một số thuốc xổ ký sinh trùng. Qua bài viết dưới đây sẽ đề cập rõ hơn về xổ ký sinh trùng.

Tôm thẻ chân trắng
Tôm dễ dàng bị ký sinh trùng tấn công nếu không có biện pháp phòng vệ. Ảnh: saltstrong.com

Một số ký sinh trùng trên tôm  

Nội ký sinh trùng 

Microspora 

Tác nhân gây bệnh được xác định là do kí sinh trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP). Khi nhiễm vi bào tử trùng nhiều phần trên cơ thể tôm chuyển sang màu trắng đục hoặc trắng sữa. Khi tôm lớn dấu hiệu này càng rõ hơn, đặc biệt ở phần lưng từ gan tuỵ đến phần giữa thân.  

Một số con có hiện tượng đục cơ đốt cuối cơ thể. Bệnh không gây tỷ lệ chết cao tuy nhiên vi bào tử trùng ảnh hưởng đến một số cơ quan khác như gan tuỵ và buồng trứng. Tôm nhiễm vi bào tử trùng thường có khả năng đề kháng kém và khả năng chống chịu stress kém vì vậy chúng dễ dàng bị ăn thịt, chậm lớn và sống sót kém trong quá trình vận chuyển. 

Gregarina 

Gregarines là một nhóm động vật nguyên sinh kí sinh lây lan rộng rãi trên tôm biển với tỉ lệ 10-90%. Hai chi chính được phân lập là Nematopsis và Cephalobolus, chi thứ ba chỉ được mô tả trên tôm chân trắng nuôi thương phẩm là Paraophiodine. 

Gregarine xuất hiện trong ống tiêu hoá của tôm và thường được quan sát thấy nhiều nhất dưới dạng trophozoite hoặc thỉnh thoảng dưới dạng kén (gametocyst). Vòng đời của chúng liên quan đến một số loài động vật không xương sống là kí chủ trung gian như nhuyễn thể hai mảnh vỏ, ốc hoặc giun biển. 

Ký sinh trùng trên tômMột số ký sinh trùng trên tôm. Ảnh: biogency.com.vn

Ngoại ký sinh trùng 

Nhóm ngoại kí sinh trùng Cilliata bao gồm Zoothamnium sp., Vorticella sp., và Epistylis sp. 

Sự có mặt của ngoại kí sinh trùng trong ao nuôi phụ thuộc vào một số yếu tố khác nhau như điều kiện hoá lý của môi trường nước. Thông thường, môi trường nước nuôi giàu dinh dưỡng là điều kiện thích hợp cho sự phát triển của ngoại kí sinh trùng, chúng dinh dưỡng bằng cách lọc chất dinh dưỡng hoặc vi sinh vật từ môi trường nước. 

Dấu hiệu nhận biết tôm nhiễm ký sinh trùng 

Tôm nhiễm kí sinh trùng với số lượng ít thường không gây hại nhưng khi nhiễm kí sinh trùng với số lượng lớn tôm thường có hiện tượng: 

- Bơi chậm chạp, tấp bờ nhiều.

- Một số loài kí sinh trùng khi kí sinh thường gây hiện tượng đục cơ ở lưng hay đốt cuối cơ thể (EHP), mất phụ bộ, chậm lớn (EHP),... 

- Tôm nhiễm Haplosporidian thường làm cho gan tôm teo lại, cơ thể nhợt nhạt, tôm chậm lớn… 

- Phân tôm có màu trắng đục, xuất hiện thành từng dãi nổi trên mặt nước hay trong sàn ăn (hội chứng phân trắng), tôm giảm ăn, vỏ óp, mềm, tôm chậm lớn, đường ruột tôm thường bị đứt quãng hay rỗng, tôm có màu sậm bất thường, ruột tôm có màu trắng (white intestine) hay chuyển vàng…là những biểu hiện điển hình khi tôm nhiễm Vermiform và Gregarine. 

Các biện pháp xử lý ký sinh trùng hiệu quả 

Lấy mẫu xét nghiệm 

Nhanh chóng lấy mẫu xét nghiệm để kiểm tra loại ký sinh trùng và mức độ nhiễm bệnh của tôm trong ao. 

Xổ ký sinh trùng và diệt khuẩn 

Xổ ký sinh trùng cho tôm theo liều lượng và thời gian khuyến cáo. Sau đó, tiến hành diệt khuẩn môi trường ao nuôi để loại bỏ ký sinh trùng trong nước, tránh nhiễm lại bệnh. 

Thay nước và sục khí 

Thay từ 20% – 30% nước cho ao nuôi và sục khí dưới đáy ao mạnh để cải thiện chất lượng nước và oxy hòa tan. 

Phòng ngừa bệnh ký sinh trùng 

Chọn mua giống chất lượng cao, khỏe mạnh và từ đơn vị cung cấp uy tín. Đồng thời phải qua xét nghiệm và không mang các loại ký sinh trùng gây hại. 

Theo dõi sức khỏe tôm liên tục, quan sát thường xuyên để phát hiện sớm các bệnh trên tôm và có biện pháp xử lý kịp thời. 

Cải tạo ao nuôi đúng cách trước và trong quá trình nuôi tôm. Đảm bảo môi trường nước ao nuôi luôn sạch sẽ, hạn chế các yếu tố gây ô nhiễm, cung cấp cho tôm một môi trường sống thuận lợi nhất. 

Nguồn nước ao nuôi phải đảm bảo các chỉ tiêu về độ kiềm, độ pH,…đạt mức tối ưu, đảm bảo tôm phát triển tốt nhất. 

Tôm thẻ chân trắngTôm thẻ thương phẩm. Ảnh: tomgiongchauphi.com

Sử dụng các chế phẩm sinh học an toàn trong nuôi tôm, giảm tác nhân gây ra các mầm bệnh, bảo vệ sức khỏe của tôm và an toàn sức khỏe người tiêu dùng, thúc đẩy quá trình phân hủy các chất hữu cơ, lượng thức ăn dư thừa trong ao hiệu quả bằng các loại men vi sinh thủy sản 

Cải thiện hệ tiêu hóa, tăng mật độ vi sinh có lợi giúp tôm có một đường ruột khỏe mạnh bằng cách bổ sung men vi sinh đường ruột. 

Một số điều cần lưu ý khi xổ ký sinh trùng trên tôm 

Liều lượng và cách xổ ký sinh trùng trên tôm để đạt hiệu quả triệt để sẽ tùy thuộc vào mật độ ký sinh trùng và tình trạng tôm. 

Chỉ xổ ký sinh trùng trên tôm sau 30 ngày tuổi, tránh xổ sớm. 

Xổ ký sinh trùng trên tôm trong điều kiện thời tiết đẹp. 

Chú ý thể trạng tôm trước khi xổ, nếu tôm yếu có thể cho ăn thuốc để dưỡng một thời gian trước khi xổ. 

Tóm lại, xổ ký sinh trùng là một kỹ thuật khá phức tạp. Đòi hỏi người nuôi phải có kinh nghiệm. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc xổ ký sinh trùng, bà con chỉ nên lựa chọn các loại được phép sử dụng. Nếu sử dụng phải các chất cấm có thể ảnh hưởng rất nhiều đến ảnh hưởng của tôm sinh trưởng. 

Đăng ngày 10/01/2024
Thuần Phạm @thuan-pham
Kỹ thuật

Các đặc điểm cần lưu ý khi chọn tôm giống

Việc chọn tôm giống chất lượng là bước đầu tiên và quan trọng nhất để đảm bảo thành công. Tôm giống khỏe mạnh sẽ giúp giảm thiểu rủi ro bệnh tật, tăng tỷ lệ sống sót và cải thiện năng suất ao nuôi. Tuy nhiên, để chọn được tôm giống đạt tiêu chuẩn, người nuôi cần nắm rõ một số đặc điểm quan trọng.

Tôm giống
• 09:49 13/01/2025

Chẩn đoán đúng bệnh, điều trị đúng thuốc: Kháng sinh đồ cho tôm cá

Sự gia tăng các vấn đề dịch bệnh đã khiến nhiều hộ nuôi đối mặt với những tác động nặng nề. Bạn đã bao giờ tự hỏi liệu mình có đang sử dụng kháng sinh một cách hiệu quả hay không? Làm thế nào để đảm bảo rằng các loại thuốc mà bạn đang dùng thực sự phù hợp với tác nhân gây bệnh? Câu trả lời chính là kháng sinh đồ. Nhưng liệu bạn đã hiểu đúng cách đọc và áp dụng kháng sinh đồ để tối ưu hóa quy trình điều trị chưa?

Đĩa khuẩn
• 11:03 26/12/2024

Các lưu ý khi xử lý ao thả nuôi vụ tết 2025

Vụ nuôi thả dịp Tết luôn là thời điểm quan trọng trong ngành thủy sản. Xử lý ao nuôi tôm vụ Tết 2025 cần chú trọng các lưu ý đặc biệt để đảm bảo môi trường nước sạch, tôm khỏe mạnh, và đạt năng suất cao trong điều kiện thời tiết mùa Tết thường lạnh và có thể biến đổi thất thường.

Ao nuôi tôm
• 10:29 23/12/2024

Chuyển giao cá tra bố mẹ và nâng cao chất lượng giống

Vừa qua, Tép Bạc phản ánh thông tin từ Cục Thủy sản và Hiệp hội Cá tra Việt Nam về chất lượng giống cá tra thấp, hao hụt đến 95% trong ương dưỡng và khi nuôi thương phẩm cũng hao hụt lớn, nhiều bạn đọc muốn biết thêm công tác giống đang thực hiện. Sau đây xin cung cấp thông tin từ Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II (Viện 2)

Cá tra giống
• 09:51 13/12/2024

Lipid sinh học của tôm: Một kho báu dinh dưỡng

Các thành phần lipid trong tôm là cực kỳ phong phú và có thể mang lại lợi ích về sức khỏe. Một bài đánh giá khoa học do các nhà nghiên cứu từ Đại học Democritus công bố đã đi sâu vào thành phần lipid của nhiều loài tôm khác nhau, tập trung vào lợi ích sức khỏe tiềm năng của các hợp chất hoạt tính sinh học của chúng. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Marine Drugs của MDPI, giải thích cách các lipid này có thể góp phần phòng ngừa và điều trị các bệnh mãn tính, bao gồm các rối loạn tim mạch, tiểu đường, bệnh thoái hóa thần kinh và ung thư.

Lipid
• 06:02 14/01/2025

Cập nhật thị trường thủy sản qua top 6 các website uy tín dưới đây

Trong ngành nuôi trồng và kinh doanh thủy sản, việc cập nhật thông tin giá cả thị trường không chỉ giúp người nông dân đưa ra quyết định hợp lý mà còn hỗ trợ các doanh nghiệp tối ưu hóa hoạt động sản xuất, xuất khẩu. Nhưng làm thế nào để tìm được nguồn thông tin đáng tin cậy? Bài viết này sẽ giới thiệu đến 6 website uy tín nhất giúp bà con dễ dàng cập nhật giá thủy sản mới nhất và chính xác nhất tại Việt Nam.

Tôm thẻ chân trắng
• 06:02 14/01/2025

Xuất khẩu tôm 2024: Hành trình giữ vững vị thế ngành tôm Việt Nam

Năm 2024, ngành tôm Việt Nam vẫn kiên cường duy trì vị thế xuất khẩu mặc dù phải đối mặt với nhiều thách thức. Từ việc phục hồi nhu cầu tại các thị trường lớn đến những chiến lược phát triển bền vững, cùng khám phá hành trình đầy thách thức nhưng cũng đầy tiềm năng của ngành tôm Việt Nam.

Tôm
• 06:02 14/01/2025

Bảo vệ cá nuôi trước thời tiết chuyển biến lạnh

Thời tiết lạnh thường đem đến nhiều thách thức cho việc nuôi cá. Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của cá mà còn tăng nguy cơ nhiễm bệnh. Bài viết này sẽ cung cấp những biện pháp hiệu quả giúp bảo vệ cá nuôi trước thời tiết lạnh.

Cá nuôi
• 06:02 14/01/2025

Các đặc điểm cần lưu ý khi chọn tôm giống

Việc chọn tôm giống chất lượng là bước đầu tiên và quan trọng nhất để đảm bảo thành công. Tôm giống khỏe mạnh sẽ giúp giảm thiểu rủi ro bệnh tật, tăng tỷ lệ sống sót và cải thiện năng suất ao nuôi. Tuy nhiên, để chọn được tôm giống đạt tiêu chuẩn, người nuôi cần nắm rõ một số đặc điểm quan trọng.

Tôm giống
• 06:02 14/01/2025
Some text some message..