Thức ăn tôm thẻ: Sự khác biệt của Beta-glucan từ tảo

Đánh giá hiệu quả của beta-glucans có nguồn gốc từ tảo đến tăng trưởng, tỷ lệ sống và tình trạng miễn dịch của tôm thẻ chân trắng.

kiểm tra vó tôm
Tôm thẻ chân trắng ăn thức ăn chứa beta-glucan có nguồn gốc từ tảo giúp tôm tăng trưởng nhanh, miễn dịch tốt.

Chất kích thích miễn dịch từ lâu được xem là một chất thay thế hợp lệ để tối ưu hóa sức đề kháng chống lại các bệnh truyền nhiễm bằng cách cải thiện hệ thống miễn dịch của chúng. Một số loại chất đã được sử dụng làm chất kích thích miễn dịch, nhưng chỉ một số ít được sử dụng trong nuôi trồng thủy sản. Beta glucan là thành phần chính của thành tế bào của nhiều loại thực vật, nấm, nấm men, vi khuẩn và tảo. Nhưng chúng thường chỉ được sử dụng từ các thành tế bào của nấm men (Saccharomyces cerevisiae), tuy nhiên, beta glucans có nguồn gốc từ Euglena gracilis, một loài tảo đơn bào nước ngọt được xem là một phương pháp thay thế tối ưu được bổ sung vào thức ăn nuôi trồng thủy sản bởi đặc tính dễ hòa tan và hàm lượng dinh dưỡng của chúng mang lại nên được sử dụng trong nghiên cứu này


Tảo đơn bào Euglena gracilis.

Đánh giá hiệu suất và trạng thái miễn dịch

Nghiên cứu này được thực hiện tại Phòng thí nghiệm Dinh dưỡng và Thực phẩm tại Đại học Kasetsart tại Bangkok, Thái Lan. Thí nghiệm được tiến hành gồm 5 nghiệm thức bổ sung β glucan với các nồng độ 0, 0.15, 0.25, 0.35 và 0.5 g/kg thức ăn. Mỗi nghiệp thức được bố trí với mật độ 50 cá thể/hồ với trọng lượng tôm ban đầu là (~ 0,01 gram).

Chế độ ăn thử nghiệm được cho tôm ăn 5 lần một ngày với trọng lượng cơ thể từ 5 đến 8% trong 60 ngày. Chế độ ăn khởi đầu là (39,38% protein, 6,6% lipid, 2,45% lysine và 0,85% methionine). Các thành phần thức ăn được trộn và sấy khô sau đó được nghiền thành kích thước phù hợp 500 µm, 750 µm, 1 mm và 1,5 mm và được bảo quản ở nhiệt độ phòng.

Sau khi kết thúc thí nghiệm các nghiệm thức bổ sung β glucan  có trọng lượng cuối cùng cao hơn so với nghiệm thức không bổ sung β glucan và đạt giá trị cao nhất là nghiệm thức bổ sung 0.25 g/kg thức ăn là 1.79 gram, kế đến là nghiệm thức bổ sung 0.35 g/kg thức ăn đạt 1.77 gram, trong khi nghiệm thức đối chứng chỉ đạt 1.43 gram. Tương tự, hệ số chuyển hóa thức ăn của nghiệm thức đối chứng đạt giá trị FCR cao nhất 3.09 và thấp nhất ở nghiệm thức bổ sung 0.25 g/kg thức ăn với giá trị là 2,69.


Trọng lượng tôm ở các nghiệm thức sau 60 ngày nuôi.

Ngoài ra, tỉ lệ sống cũng bị ảnh hưởng bởi hàm lượng β glucan bổ sung vào thức ăn. Các nghiệm thức bổ sung β glucan đều có tỉ lệ sống cao hơn nghiệm thức không bổ sung β glucan. Nghiệm thức đối chứng có tỉ lệ sống thấp nhất chỉ đạt 46,6% và cao nhất là nghiệm thức bổ 0.25 g/kg thức ăn với tỉ lệ sống là 58.8%.

Tỷ lệ sống của tôm ở các nghiệm thức sau 60 ngày nuôi.

Tình trạng miễn dịch

Hemocytes là các tế bào miễn dịch ở tôm và các loài giáp xác khác và số lượng của chúng phản ánh tình trạng miễn dịch của động vật, với nồng độ hemocytes thấp so với các giá trị bình thường có liên quan đến việc giảm khả năng chống lại sự tấn công của mầm bệnh. Kết quả từ nghiên cứu cho thấy sự khác biệt đáng kể (p <0,05) giữa các nghiệm thức về tổng số lượng tế bào máu. Nghiệm thức bổ sung β glucan  0.25 g/kg thức ăn có tổng tế bào máu cao nhất với giá trị là 10,90 x 106  (tế bào/mm3 ), kế đến là nghiệm thức bổ sung 0.35 g/kg thức ăn là 9,43x 106 (tế bào/mm3 ) và thấp nhất là nghiệm thức đối chứng 6,50x 106  (tế bào/mm3 ),

Sự gia tăng đáng kể về tổng số lượng tế bào máu với việc bổ sung beta glucan liên tục cho thấy hệ thống miễn dịch của L. vannamei đã được kích hoạt và với hiệu quả tối ưu ở mức độ bao gồm 0.25 g/kg thức ăn. Tuy nhiên, ở liều cao hơn tác dụng tích cực có thể bị đảo ngược.

Dựa trên kết quả thí nghiệm cho thấy beta glucans có nguồn gốc từ tảo có tác động mạnh đến tăng trưởng và cải thiện tình trạng miễn dịch của tôm giúp tăng cường tỉ lệ sống và kháng lại mầm bệnh. Bổ sung beta glucans từ tảo là biện pháp tối ưu rẻ tiền nên được bà con tin dùng để đảm bảo sức khỏe tối ưu của tôm đối với thời kỳ dịch bệnh như hiện nay.

Đăng ngày 17/03/2020
NHƯ HUỲNH Lược dịch
Kỹ thuật

Chẩn đoán đúng bệnh, điều trị đúng thuốc: Kháng sinh đồ cho tôm cá

Sự gia tăng các vấn đề dịch bệnh đã khiến nhiều hộ nuôi đối mặt với những tác động nặng nề. Bạn đã bao giờ tự hỏi liệu mình có đang sử dụng kháng sinh một cách hiệu quả hay không? Làm thế nào để đảm bảo rằng các loại thuốc mà bạn đang dùng thực sự phù hợp với tác nhân gây bệnh? Câu trả lời chính là kháng sinh đồ. Nhưng liệu bạn đã hiểu đúng cách đọc và áp dụng kháng sinh đồ để tối ưu hóa quy trình điều trị chưa?

Đĩa khuẩn
• 11:03 26/12/2024

Các lưu ý khi xử lý ao thả nuôi vụ tết 2025

Vụ nuôi thả dịp Tết luôn là thời điểm quan trọng trong ngành thủy sản. Xử lý ao nuôi tôm vụ Tết 2025 cần chú trọng các lưu ý đặc biệt để đảm bảo môi trường nước sạch, tôm khỏe mạnh, và đạt năng suất cao trong điều kiện thời tiết mùa Tết thường lạnh và có thể biến đổi thất thường.

Ao nuôi tôm
• 10:29 23/12/2024

Chuyển giao cá tra bố mẹ và nâng cao chất lượng giống

Vừa qua, Tép Bạc phản ánh thông tin từ Cục Thủy sản và Hiệp hội Cá tra Việt Nam về chất lượng giống cá tra thấp, hao hụt đến 95% trong ương dưỡng và khi nuôi thương phẩm cũng hao hụt lớn, nhiều bạn đọc muốn biết thêm công tác giống đang thực hiện. Sau đây xin cung cấp thông tin từ Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II (Viện 2)

Cá tra giống
• 09:51 13/12/2024

Tìm hiểu cách trao đổi khí của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh thuộc lớp giáp xác, có cơ chế trao đổi khí phức tạp và thích nghi tốt với môi trường nước. Quá trình trao đổi khí của tôm diễn ra thông qua các cấu trúc và cơ chế đặc biệt giúp chúng lấy oxy từ nước và thải khí carbon dioxide.

Tôm thẻ
• 09:43 06/12/2024

Những loài cá cảnh có hành vi kỳ lạ

Trong thế giới cá cảnh đa dạng và phong phú, những loài cá sở hữu ngoại hình độc đáo hoặc hành vi khác thường luôn có sức hút đặc biệt.

Cá cảnh
• 09:23 29/12/2024

Vấn đề tồn tại lớn của EHP: Không có thuốc đặc trị, khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh

Trong những năm gần đây, ngành nuôi nuôi tôm đã chứng kiến sự gia tăng nghiêm trọng của các bệnh gây thiệt hại lớn, trong đó có bệnh do EHP. Hai vấn đề tồn tại lớn nhất của bệnh EHP là không có thuốc đặc trị và khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh. Những thách thức này đang khiến ngành nuôi tôm gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát và phát triển bền vững.

Tôm
• 09:23 29/12/2024

Tép cảnh có thể nuôi chung với cá cảnh không? Những điều cần biết để tránh rủi ro

Tôm cảnh đang ngày càng trở thành lựa chọn yêu thích của những người đam mê thủy sinh nhờ vẻ đẹp sặc sỡ và khả năng làm sạch bể tự nhiên.

Tép cảnh
• 09:23 29/12/2024

Xác định khẩu phần ăn phù hợp theo giai đoạn phát triển của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh có nhu cầu dinh dưỡng thay đổi tùy theo từng giai đoạn phát triển. Để đạt được năng suất cao, người nuôi cần hiểu rõ và xác định khẩu phần ăn phù hợp với mỗi giai đoạn của tôm. Điều này không chỉ giúp tôm tăng trưởng tốt mà còn tối ưu hóa chi phí thức ăn, cải thiện tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR), và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường ao nuôi.

Tôm thẻ
• 09:23 29/12/2024

Những quốc gia dẫn đầu trong xuất khẩu tôm sinh thái

Ngành thủy sản thế giới đã chứng kiến những chuyển biến đáng kể trong xu hướng nuôi trồng và xuất khẩu tôm. Trong số những quốc gia nổi bật, Ecuador và Ấn Độ đang vươn lên dẫn đầu thị trường tôm sinh thái nhờ vào những bước đi mang tính chiến lược và sự đổi mới trong công nghệ nuôi trồng.

Thu hoạch tôm
• 09:23 29/12/2024
Some text some message..