Thức ăn tự nhiên trong mô hình tôm-lúa: Đủ hay không?

Thức ăn tự nhiên có cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng cho tôm trong mô hình tôm-lúa luân canh không?

Nuôi tôm lúa
Tôm - lúa là mô hình được người dân Đồng bằng sông Cửu Long lựa chọn trong điều kiện môi trường biến động như hiên nay.

Thực tế cho thấy mô hình nuôi tôm - lúa đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế và sự ổn định cuộc sống cho người dân. Tôm sú và tôm càng xanh thường được nuôi trong môi hình này, với mật độ thấp (1-2 con/m2) và sử dụng nguồn thức ăn tự nhiên trong ruộng lúa. Tôm thường được nuôi suốt năm, do giá trị cao hơn so với gạo mặc dù độ mặn thấp trong mùa mưa không thuận lợi cho nuôi tôm. 

Nuôi tôm ruộng lúa phụ thuộc chủ yếu vào thức ăn tự nhiên, đặc biệt là động vật đáy đóng vai trò rất quan trọng trong thành công của vụ nuôi. Thức ăn tự nhiên kém chất lượng hoặc thức ăn không đủ là nguyên nhân gây căng thẳng và làm giảm sự tăng trưởng hoặc sự sống của tôm. 

Macrobenthos (sinh vật đáy cỡ lớn) là nguồn thức ăn trực tiếp cho tôm trong ao nuôi tôm ruộng lúa, trong khi đó sinh khối của chúng lại phụ thuộc vào thực vật phù du (tảo đáy). Sinh vật đáy cỡ lớn là mắc xích quan trọng trong mạng lưới thức ăn, có khả năng lọc sạch nước và làm vật chỉ thị cho môi trường. 

Nghiên cứu này đã sử dụng chất đánh dấu đồng vị 15N để theo dõi thức ăn tự nhiên trong ao nuôi tôm ruộng lúa. Kết quả cho thấy có rất ít sự liên kết của đồng vị 15N vào trầm tích, chứng tỏ sự phát triển chậm của tảo đáy đặc biệt là sự chậm tăng trưởng của các sinh vật đáy cỡ lớn. Nhờ chất đánh dấu đồng vị 15N đã phát hiện 60% hoặc nhiều hơn số tôm không có thức ăn trong đường ruột nhất là vào mưa. Giải thích cho điều này có thể là: nguồn thức ăn tự nhiên không đủ cung cấp cho tôm hoặc tôm bị căng thẳng do chất lượng nước kém.


Sự chuyển đổi mùa khô sang mùa mưa sẽ đi kèm với sự thay đổi sinh khối và thành phần sinh vật tự nhiên trong ao như: tảo đáy, sinh vật đáy cỡ lớn, thực vật phù du, động vật phù du (được tôm tiêu thụ trực tiếp hoặc gián tiếp). Nhiều loài tảo và sinh vật đáy không thích nghi với sự biến đổi của độ mặn, do đó mật độ của các loài trong ao có thể giảm khi mùa mưa xảy ra. Điều kiện môi trường dưới mức tối ưu đã gián tiếp gây ra rủi ro cho tôm thông qua tác động lên mạng lưới thức ăn tự nhiên, đặc biệt là sự ảnh hưởng các loài tảo - cơ sở hình thành mạng lưới thức ăn. Thật vậy, một nghiên cứu đã cho thấy một cộng đồng tảo đáy phát triển chậm, mặc dù có đủ nitơ, phốt pho và ánh sáng. Giảm độ mặn trong mùa mưa cũng có thể làm giảm nồng độ carbon vô cơ dạng hòa tan (DIC) trong ao, góp phần làm giảm sinh khối tảo đáy. 

Cùng với những thay đổi trong sinh khối tảo đáy, cũng có những thay đổi về mật độ của một số loài tảo trong nước ao theo mùa để phù hợp với sự thay đổi của độ mặn. Đáng chú ý, tảo mắt là loài chiếm ưu thế trong suốt thời gian nghiên cứu, điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tôm. Tảo mắt chiếm ưu thế khi chất hữu cơ cao, do khả năng dinh dưỡng dị dưỡng chúng sẽ ăn vi khuẩn và các loại tảo nhỏ khác, cũng như đồng hóa các chất dinh dưỡng hữu cơ và carbon do đó có thể cạnh tranh thức ăn với tôm. 

Tốc độ tăng trưởng của tôm sú trong suốt quá trinh sinh trưởng ở những ao này thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng trong các ao thâm canh. Điều này có thể thấy dinh dưỡng trong môi hình nuôi ruộng lúa không đủ cho nhu cầu của tôm. Chất lượng nước kém cũng được xác định là một yếu tố rủi ro cho việc nuôi tôm kết hợp với lúa, với nồng độ oxy hòa tan, nhiệt độ nước và độ mặn dưới mức tối ưu. Các điều kiện dưới mức tối ưu có thể gây căng thẳng về mặt sinh lý cho tôm, do đó có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự tăng trưởng của chúng và làm tăng tính dễ bị bệnh.

Tóm lại, nguồn thức ăn tự nhiên trong ao không đủ cho nhu cầu của tôm, đặc biệt là vào mùa mưa và do đó cần phải xem xét việc bổ sung thức ăn công nghiệp chất lượng cao để cải thiện tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống. Việc bổ sung thức ăn công nghiệp cần phải thận trọng vì việc sử dụng quá mức có thể làm trầm trọng thêm các vấn đề về chất lượng nước như: DO thấp, chất hữa cơ quá nhiều gây nguy hiểm cho hệ sinh thái ao. Chúng ta cũng có thể lắp đặt các thiết bị sục khí chi phí thấp để giảm bớt một phần căng thẳng cho tôm.

Đăng ngày 03/08/2020
Sương Phạm
Nuôi trồng

Khi mua men vi sinh cần quan tâm

Men vi sinh không chỉ là một sản phẩm hỗ trợ mà còn là yếu tố quyết định thành bại trong nuôi trồng thủy sản. Việc chọn lựa sản phẩm phù hợp có thể giúp người nuôi cải thiện môi trường ao, giảm nguy cơ dịch bệnh và nâng cao năng suất.

Ủ men vi sinh
• 09:59 29/11/2024

Tôm sinh thái của Việt Nam: Mở khóa tiềm năng tại thị trường Châu Âu và Hoa Kỳ

Khi người tiêu dùng ở châu Âu và Hoa Kỳ ngày càng coi trọng sức khỏe và các mối quan tâm về môi trường, tôm sinh thái đang nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản.

Tôm sú
• 11:06 28/11/2024

Giải quyết vấn đề nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm

Nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm là một trong những vấn đề nghiêm trọng mà người nuôi tôm phải đối mặt. Loại nấm này gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe của tôm, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm, thậm chí dẫn đến thiệt hại lớn về kinh tế.

Nấm đồng tiền
• 10:06 28/11/2024

Tại sao sử dụng men vi sinh trong nuôi tôm không hiệu quả?

Men vi sinh đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong nuôi tôm, với mục tiêu cải thiện sức khỏe tôm, phòng ngừa bệnh tật, và tối ưu hóa chất lượng môi trường nuôi. Tuy nhiên, một thực tế đáng tiếc là không phải lúc nào việc sử dụng men vi sinh cũng mang lại kết quả như kỳ vọng.

Men vi sinh
• 09:41 27/11/2024

Cách tăng cường hoạt tính của các Enzyme tiêu hóa

Trong nuôi tôm, một trong những yếu tố quyết định đến tốc độ tăng trưởng và sức khỏe của tôm chính là hệ tiêu hóa. Các enzym tiêu hóa đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn. Tuy nhiên, không phải lúc nào tôm cũng có đủ enzym tiêu hóa hoặc enzym tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Sau đây là một số cách tăng cường hoạt tính của các Enzym tiêu hóa cho tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 22:07 29/11/2024

Giải pháp giúp giảm hao hụt trong quá trình vận chuyển thủy sản xuất khẩu

Ngành thủy sản xuất khẩu đang đối mặt với thách thức lớn về việc duy trì chất lượng và độ tươi ngon của sản phẩm trong quá trình vận chuyển quốc tế. Đây là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến uy tín và giá trị kinh tế của ngành thủy sản Việt Nam.

Thủy sản
• 22:07 29/11/2024

Vai trò của các thành phần ion đối với sự phát triển của tôm

Để vụ nuôi tôm được thành công thì việc quản lý chất lượng, môi trường nước ao nuôi là một trong những yếu tố chủ chốt không thể bỏ qua, ngoài những thông số chính thì các thành phần ion trong ao cũng đóng vai trò quan trọng không kém đối với sức khỏe và sự tăng trưởng của tôm.

Tôm thẻ
• 22:07 29/11/2024

Lợi ích và tác động của thực phẩm thủy sản đối với chế độ ăn kiêng hiện nay

Thủy sản không chỉ là nguồn thực phẩm ngon miệng mà còn là lựa chọn lý tưởng cho những ai đang tìm kiếm một chế độ ăn kiêng lành mạnh. Với hàm lượng protein cao, ít calo và chứa nhiều omega-3, thủy sản đang ngày càng được ưa chuộng trong các chế độ ăn giảm cân và duy trì sức khỏe.

Thủy hải sản
• 22:07 29/11/2024

Khi mua men vi sinh cần quan tâm

Men vi sinh không chỉ là một sản phẩm hỗ trợ mà còn là yếu tố quyết định thành bại trong nuôi trồng thủy sản. Việc chọn lựa sản phẩm phù hợp có thể giúp người nuôi cải thiện môi trường ao, giảm nguy cơ dịch bệnh và nâng cao năng suất.

Ủ men vi sinh
• 22:07 29/11/2024
Some text some message..