Thúc đẩy người dân chung tay bảo vệ nguồn lợi thủy sản

Nuôi thủy sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn góp phần tạo công ăn, việc làm và thu nhập cho nhiều người dân tại vùng ĐBSCL. Tuy nhiên, do tác động của biến đổi khí hậu, môi trường và hoạt động khai thác quá mức của con người làm nguồn lợi thủy sản trong tự nhiên có xu hướng suy giảm mạnh. Do vậy, tái tạo và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trở thành yêu cầu cấp thiết duy trì đa dạng sinh học đảm bảo sinh kế lâu dài cho người dân.

Thả cá
Người dân đang chung tay thả cá. Ảnh: Báo Cần Thơ

Thủy sản đóng vai trò quan trọng

ĐBSCL là vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm của cả nước, không chỉ có thế mạnh về sản xuất lúa gạo và trái cây mà còn đóng góp tới 70% lượng thủy hải sản xuất khẩu của cả nước. Để phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH), Nghị quyết 120/NQ-CP cũng đã định hướng xây dựng cơ cấu sản xuất nông nghiệp của vùng: thủy sản, cây ăn trái và lúa gắn với các tiểu vùng sinh thái, trong đó thủy sản là sản phẩm chủ lực được ưu tiên hàng đầu.

Với lợi thế lớn về tự nhiên, cùng nhiều chủ trương, chính sách phát triển của Đảng, Nhà nước, nỗ lực của các cấp, các ngành và người dân, ĐBSCL đã có nhiều sự đổi mới, phát triển trong nuôi trồng, khai thác, xuất khẩu thủy hải sản và nông nghiệp nói chung. Song, ĐBSCL cũng đang phải đối diện với nhiều thách thức, nhất là các vấn đề liên quan đến BĐKH và nước biển dâng, gây ra nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan, ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái, sụt lún đất, xâm thực bờ biển... Điều này đã ảnh hưởng tiêu cực đến sinh kế và đời sống của người dân, đặc biệt là ảnh hưởng đến nguồn lợi thủy sản và sự đa dạng sinh học. Bên cạnh đó, nguồn lợi thủy sản tại ĐBSCL cũng đang bị suy giảm do tác động của các đập thủy điện ở thượng nguồn và hoạt động khai thác, đánh bắt của con người.

Dù vậy, những năm gần đây, thủy sản luôn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp của vùng ĐBSCL, giúp tạo nhiều công ăn việc làm và nguồn thu ngoại tệ cho đất nước. Năm 2021, xuất khẩu thủy sản của nước ta đạt khoảng 8,9 tỉ USD, tăng 6% so với năm trước. Tổng sản lượng thủy sản đạt hơn 8,73 triệu tấn, trong đó sản lượng nuôi trồng đạt 4,83 triệu tấn và khai thác đạt 3,9 triệu tấn. Riêng TP Cần Thơ có diện tích nuôi thủy sản trong năm qua đạt hơn 8.800ha, với sản lượng đạt hơn 217.488 tấn.

Tái tạo, bảo vệ

Những năm qua, với sự ủng hộ nhiệt tình của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn TP Cần Thơ, phong trào thả cá ra môi trường tự nhiên tại thành phố ngày càng lớn mạnh. Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) TP Cần Thơ, nếu như vào năm 2013 Sở NN&PTNT thành phố chỉ tổ chức thả cá tại 2 điểm với số lượng khoảng 500kg cá giống thì hiện trên địa bàn 9 quận, huyện của thành phố đều có tổ chức thả cá với lượng cá giống thả mỗi năm từ 8-10 tấn, tăng gấp 6 lần so với năm 2013. Phong trào thả cá vào môi trường tự nhiên lan tỏa ngày càng sâu rộng, với sự tham gia  ngày càng nhiều của các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và tín đồ tôn giáo. Hàng ngàn áp phích, băng rôn sinh động tuyên truyền cho công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản, sự nguy hại khi sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc, không sử dụng kích thước mắt lưới nhỏ để bắt cá... cũng đã được TP Cần Thơ phổ biến, tuyên truyền ra dân nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của cả cộng đồng trong công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Ông Phạm Trường Yên, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT TP Cần Thơ, cho biết: “Thả cá tái tạo nguồn lợi thủy sản, Cần Thơ đã đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức và hành động của người dân trong việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường sinh sống của các loài thủy sản, kể cả trong tự nhiên và trong nuôi trồng. Vận động người dân tuân thủ các quy định của pháp luật, không sử dụng xung điện, chất độc và chất nổ để đánh bắt thủy sản. Thực hiện đánh bắt cá theo thời vụ, kích cỡ... được cho phép. Đồng thời, thường xuyên thực hiện tuần tra, kiểm soát để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm”. Theo ông Nguyễn Sĩ Lâm, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh An Giang, thời gian qua chính quyền cùng các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh An Giang cũng đã tích cực chung tay trong bảo tồn, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản. Tính từ năm 2012 đến nay, tại tỉnh đã có 3.635 tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp tiền và cá giống các loại, với tổng kinh phí hơn 8,5 tỷ đồng để tỉnh có lượng cá được thả tái tạo là 164 tấn và hơn 4 triệu con cá giống bản địa, quý hiếm, có giá trị cao.

Nhằm phát huy sức mạnh chung của các địa phương trong tái tạo và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, vừa qua tỉnh An Giang đã phối hợp với Bộ NN&PTNT, cùng TP Cần Thơ, tỉnh Đồng Tháp và các đơn vị có liên quan tổ chức lễ thả cá tái tạo nguồn lợi thủy sản liên tỉnh An Giang - Cần Thơ - Đồng Tháp trên sông Hậu năm 2022. Khu vực sông Hậu được chọn để thả cá nằm tiếp giáp giữa 3 tỉnh, thành gồm Cần Thơ, An Giang và Đồng Tháp. Tại sự kiện này, Ban tổ chức đã huy động các tổ chức, cá nhân đóng góp được hơn 1,52 tỉ đồng để mua và thả tái tạo hơn 5 tấn cá giống, với hơn 600.000 cá thể các loại. Nhiều loài cá được thả là giống bản địa có giá trị kinh tế cao, cũng như các loài trong danh mục thủy sản nguy cấp, quý, hiếm như cá tra dầu, cá trà sóc, cá he vàng, cá ét mọi, cá vồ cờ, cá hô, cá chày... Với sự thống nhất giữa Bộ NN&PTNT và các địa phương, dự kiến từ năm 2022 đến năm 2025, TP Cần Thơ và các tỉnh An Giang, Đồng Tháp sẽ luân phiên đăng cai tổ chức lễ thả cá tái tạo nguồn lợi thủy sản liên tỉnh. Đây cũng là một trong những hoạt động nhằm thực hiện Quyết định số 417/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động tổng thể thực hiện Nghị quyết số 120/NQ-CP, trong đó có nội dung phối hợp giữa Bộ NN&PTNT với các tỉnh, thành vùng ĐBSCL để thực hiện hoạt động tái tạo, bổ sung nguồn lợi thủy sản tại một số lưu vực sông và vùng ven biển ĐBSCL.

Báo Cần Thơ
Đăng ngày 16/09/2022
Khánh Trung
Nông thôn
Bình luận
avatar

Cà Mau tập huấn nuôi tôm công nghệ cao cho hàng trăm người

Vừa qua, Chi cục Thủy sản tỉnh Cà Mau phối hợp với Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ tổ chức tập huấn nuôi tôm công nghệ cao cho 120 người ở các doanh nghiệp, hợp tác xã và gia đình đang nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh trong tỉnh.

Thu tôm
• 12:00 07/09/2024

Một gia đình ở Cần Thơ cưu mang nhiều tấn cá dưới sông

Gia đình anh Dương Anh Tuấn ở phường Cái Khế (Ninh Kiều, Cần Thơ) đang cho ăn, chăm sóc, bảo vệ nhiều tấn cá tự nhiên dưới sông.

Anh Tuấn
• 10:08 30/08/2024

Ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng

Trong vài năm trở lại đây, nuôi tôm thẻ chân trắng ứng dụng công nghệ Semi – Biofloc ngày càng được các hộ dân nuôi trồng thủy sản áp dụng rộng rãi.

Ao nuôi tôm
• 10:10 29/08/2024

Bình Định: Sản lượng thủy sản tháng 6 năm 2024 tăng 2,9% (847,4 tấn) so cùng kỳ năm 2023

Tỉnh Bình Đinh tiếp tục tăng cường nuôi trồng, khai thác thủy sản gắn với các biện pháp bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản; nhân rộng các mô hình nuôi tôm công nghệ cao tại một số địa phương ven biển.

Tàu thuyền thủy sản
• 14:22 17/07/2024

Tôm Indonesia: Tính cạnh tranh vượt trội và cơ hội chinh phục thị trường toàn cầu

Tôm Indonesia đang nổi lên như một ứng viên tiềm năng trên thị trường thủy sản toàn cầu, nhờ vào chất lượng tự nhiên vượt trội và sự tăng trưởng ổn định trong sản lượng.

Trại tôm
• 06:07 11/09/2024

Ruột tôm có dấu hiệu xoắn

Quan sát và đánh giá sức khỏe của tôm thông qua các dấu hiệu bên ngoài và nội tạng là rất quan trọng.

Ruột tôm
• 06:07 11/09/2024

Khám phá chợ cá Tam Tiến: Bức tranh sống động của vùng quê miền biển

Mặt trời dần ló rạng, nhuộm hồng cả một vùng biển. Tiếng sóng vỗ rì rào hòa quyện với tiếng rao hàng của các bà, các mẹ bán cá tạo nên một bản giao hưởng độc đáo.

Chợ Tam Tiến
• 06:07 11/09/2024

Nguồn gốc Astaxanthin trong chuỗi thức ăn

Các nguồn astaxanthin tổng hợp và tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến xu hướng của ngành, gây ra một làn sóng trên thị trường dược phẩm dinh dưỡng thế giới về sản phẩm dạng viên nang.

Astaxanthin
• 06:07 11/09/2024

Liệu giá có giảm khi nguyên liệu không còn phụ thuộc vào thị trường nước ngoài?

Một trong những thách thức lớn mà ngành này phải đối mặt là chi phí thức ăn, chiếm đến 60-70% tổng chi phí sản xuất. Giá thức ăn thủy sản không ngừng gia tăng trong những năm gần đây, một phần do sự biến động của giá nguyên liệu trên thị trường quốc tế. Với thực trạng này, câu hỏi đặt ra là liệu giá thức ăn có giảm khi nguyên liệu sản xuất không còn phụ thuộc vào thị trường nước ngoài?

Thức ăn công nghiệp
• 06:07 11/09/2024
Some text some message..