Thực hiện Nghị quyết 13-NQ/TU Bước đột phá trong phát triển kinh tế thuỷ sản

Để thúc đẩy kinh tế thuỷ sản trên địa bàn phát triển ổn định, bền vững, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 13-NQ/TU ngày 6-5-2014 “về phát triển kinh tế thuỷ sản Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”. Sau hơn 1 năm triển khai thực hiện Nghị quyết, lĩnh vực thuỷ sản trên địa bàn tỉnh đã có những chuyển biến tích cực, trở thành chủ lực của kinh tế ngành.

nuôi ngọc trai
Nuôi trai ngọc tại Công ty Taiheiyo Shinju Việt Nam tại Vân Đồn

Nghị quyết 13 của BCH Đảng bộ tỉnh đã xác định kinh tế thuỷ sản là ngành kinh tế quan trọng, chiếm tỷ trọng chủ yếu trong ngành nông nghiệp của tỉnh. Theo đó, mục tiêu của Nghị quyết 13 nhằm phát triển thuỷ sản toàn diện cả về nuôi trồng, khai thác, chế biến và dịch vụ hậu cần nghề cá theo hướng công nghiệp, sản xuất hàng hoá phục vụ du lịch, dịch vụ cao cấp, đẩy mạnh xuất khẩu, gia tăng giá trị và bền vững. Phấn đấu đến năm 2020, kinh tế thuỷ sản chiếm 3% GDP của tỉnh, đóng góp 60-65% GDP trong khối nông - lâm - ngư nghiệp; giá trị sản xuất thuỷ sản đạt trên 6.000 tỷ đồng; tốc độ tăng trưởng sản xuất đạt từ 13-14%/năm…

hực hiện Nghị quyết này, Sở NN&PTNT đã thành lập Tổ thuỷ sản thuộc Sở để tham mưu giúp UBND tỉnh triển khai thực hiện Nghị quyết số 13; tập trung chỉ đạo lập Đề án phát triển kinh tế thuỷ sản; tập trung chỉ đạo thực hiện Nghị định 67 của Chính phủ về một số chính sách phát  triển kinh tế thuỷ sản; chỉ đạo các đơn vị chuyên môn triển khai các dự án, mô hình nuôi trồng thuỷ sản... Sau hơn 1 năm triển khai thực hiện Nghị quyết, lĩnh vực thuỷ sản bước đầu đã có chuyển biến mạnh mẽ cả trong nuôi trồng, khai thác, chế biến thuỷ sản và vệ sinh an toàn thực phẩm.

Đến nay, diện tích nuôi trồng thuỷ sản hàng năm trên địa bàn tỉnh đã đạt trên 20.100ha, trong đó, diện tích nuôi thuỷ sản nước ngọt đạt 3.462ha; diện tích nuôi mặn lợ đạt 16.638ha. Cơ cấu nuôi trồng cũng đã chuyển đổi mạnh mẽ từ hình thức quảng canh sang thâm canh và bán thâm canh. Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản năm 2014 đạt 42.102 tấn, vượt 23,8% kế hoạch và tăng 16,7% so với cùng kỳ. Riêng diện tích nuôi tôm toàn tỉnh hàng năm luôn đạt trên 9.800ha. Nhiều vùng nuôi tôm thẻ chân trắng đạt năng suất cao từ 10-15tấn/ha/2vụ, tại TP Móng Cái có những đơn vị, hộ gia đình nuôi đạt sản lượng trên 20 tấn/ha/2vụ. Đặc biệt, trong lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản, hiện nay toàn tỉnh có 17 cơ sở sản xuất và kinh doanh giống thuỷ sản, đáp ứng được 25% nhu cầu giống cho người nuôi thuỷ sản trên địa bàn.

Trong lĩnh vực khai thác, toàn tỉnh có 8.838 tàu khai thác thuỷ sản, trong đó, số tàu công suất lớn đánh bắt xa bờ có 306 chiếc. Chỉ tính trong 5 tháng đầu năm nay, đội tàu xa bờ của tỉnh đã tăng lên 112 phương tiện so với năm 2014. Tổng sản lượng lượng khai thác thuỷ sản năm 2014 đạt 56.092,5 tấn và 6 tháng đầu năm nay đạt hơn 28.000 tấn. Cơ cấu nghề nghiệp khai thác hải sản bước đầu đã có sự chuyển dịch các loại nghề và phương thức đánh bắt tận thu, huỷ diệt nguồn lợi đã giảm dần; các loại nghề có tính chọn lọc cao thân thiện với môi trường được bà con ngư dân áp dụng như các họ nghề: Lưới rê; chài chụp; nghề câu; tàu dịch vụ... Đến nay, trong tỉnh đã hình thành 7 tổ đội sản xuất với 94 tàu tham gia và 299 lao động, 2 hợp tác xã khai thác thuỷ sản; 10 nghiệp đoàn nghề cá với 135 tàu cá tham gia. Hạ tầng khu neo đậu tránh trú bão tàu thuyền nghề cá cũng được quan tâm đầu tư với 53 khu neo đậu tránh trú bão tự nhiên và 8 khu neo đậu tránh trú bão được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đến nay đã có 5 dự án đang được triển khai thực hiện. Đối với chế biến, tổng công suất chế biến của các cơ sở chế biến thuỷ sản trong tỉnh đạt khoảng 7.500 tấn/năm.

Công tác nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học và công nghệ trong lĩnh vực thuỷ sản được đặc biệt quan tâm. Đến nay, ngành đã triển khai tổ chức 6 dự án cấp nhà nước thuộc Chương trình “Hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và miền núi” thuộc lĩnh vực thuỷ sản với tổng kinh phí là 37.823 triệu đồng. Các dự án này đã giúp Quảng Ninh tiếp nhận và ứng dụng các công nghệ mới trong lĩnh vực thuỷ sản để chủ động sản xuất một số giống thuỷ sản đảm bảo chất lượng, trên cơ sở đó để phát triển vùng sản xuất tập trung cho các sản phẩm thế mạnh của địa phương như cua biển, cá song, ghẹ xanh...

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Công, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết: Cùng với việc đầu tư về cơ sở hạ tầng cho nuôi trồng, khai thác và chế biến thuỷ sản, để thúc đẩy thuỷ sản phát triển mạnh, bền vững, Quảng Ninh đã chủ động làm việc với Vụ Nuôi trồng thuỷ sản, Viện Nuôi trồng thuỷ sản, Trường Đại học Nha Trang về định hướng chiến lược, đào tạo nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và các dịch vụ nuôi trồng thuỷ sản; phối hợp với Trung tâm bảo tồn sinh vật biển và phát triển cộng đồng (MCD) tổ chức triển khai thực hiện Dự án liên minh Vịnh Hạ Long - Cát Bà nhằm thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng với mục tiêu góp phần phát triển bền vững Vịnh Hạ Long; chủ động kêu gọi đầu tư, công tác xúc tiến đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, chế biến nông lâm nghiệp và thuỷ sản giữa các địa phương, doanh nghiệp của tỉnh và các doanh nghiệp của Đài Loan, Nhật Bản, Israel... với nhiều biên bản ghi nhớ hợp tác đầu tư được ký kết. Đây có thể xem như những chuyển biến mạnh mẽ của kinh tế thuỷ sản Quảng Ninh từ khi thực hiện Nghị quyết 13 về phát triển kinh tế thuỷ sản.

Báo Quảng Ninh, 20/06/2015
Đăng ngày 23/06/2015
Hữu Việt
Nuôi trồng

Sinh vật bám phao và ảnh hưởng đến tôm

Trong quá trình nuôi tôm, người nuôi thường quan tâm đến chất lượng nước, thức ăn và các yếu tố môi trường khác. Tuy nhiên, một vấn đề ít được chú ý nhưng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm chính là sự xuất hiện của các sinh vật bám trên phao và các bề mặt khác trong ao nuôi. Những sinh vật này bao gồm thực vật thủy sinh, riêu, tảo và hàu chỉ, có thể tác động đến môi trường ao nuôi và sức khỏe của tôm theo nhiều cách khác nhau. Hiểu rõ về nhóm sinh vật này và cách kiểm soát chúng sẽ giúp người nuôi tối ưu hóa quy trình quản lý ao tôm một cách hiệu quả hơn.

Hàu chỉ
• 10:18 18/02/2025

Top 5 tỉnh có sản lượng nuôi tôm thẻ chân trắng lớn nhất Việt Nam

Tôm thẻ chân trắng là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu thủy sản mỗi năm. Với ưu thế về tốc độ tăng trưởng nhanh, khả năng thích nghi tốt và hiệu quả kinh tế cao, tôm thẻ chân trắng được nuôi rộng rãi tại nhiều tỉnh thành, đặc biệt là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Nuôi tôm thẻ chân trắng
• 10:04 17/02/2025

Lợi ích kinh tế của công nghệ thông minh trong nuôi trồng thủy sản

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển, việc áp dụng công nghệ thông minh đã trở thành xu hướng tất yếu để tối ưu hóa chi phí, nâng cao năng suất và cải thiện chất lượng sản phẩm.

Ao nuôi tôm
• 08:00 15/02/2025

Đầu tư nạo vét kênh mương và công trình phục vụ thủy lợi

Đầu tư nạo vét kênh mương và các công trình phục vụ thủy lợi đang trở thành một yếu tố quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp bền vững và ứng phó với các thách thức về biến đổi khí hậu. Như vậy, bài viết sau đây sẽ tìm hiểu về tầm quan trọng của việc đầu tư vào các công trình này, cũng như những lợi ích lâu dài mà nó mang lại cho nền nông nghiệp và đời sống cộng đồng.

Nạo vét kênh
• 10:36 13/02/2025

Ảnh hưởng của dinh dưỡng đến tỷ lệ sống của tôm giống

Trong nuôi tôm giống, dinh dưỡng đóng vai trò cực kỳ quan trọng quyết định đến tỷ lệ sống và khả năng phát triển của tôm. Tôm giống khỏe mạnh, phát triển đều đặn không chỉ giúp người nuôi đạt năng suất cao mà còn giảm thiểu rủi ro trong suốt quá trình nuôi. Để đạt được điều này, người nuôi cần hiểu rõ vai trò của dinh dưỡng và cách tối ưu hóa khẩu phần ăn cho tôm giống.

Tôm giống
• 13:36 18/02/2025

Ứng dụng một số công nghệ trong chế biến và bảo quản thủy sản

Công nghệ chế biến và bảo quản thủy sản đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn chất lượng, kéo dài thời gian sử dụng, và nâng cao giá trị thương mại của các sản phẩm thủy sản.

Thủy sản
• 13:36 18/02/2025

Sinh vật bám phao và ảnh hưởng đến tôm

Trong quá trình nuôi tôm, người nuôi thường quan tâm đến chất lượng nước, thức ăn và các yếu tố môi trường khác. Tuy nhiên, một vấn đề ít được chú ý nhưng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm chính là sự xuất hiện của các sinh vật bám trên phao và các bề mặt khác trong ao nuôi. Những sinh vật này bao gồm thực vật thủy sinh, riêu, tảo và hàu chỉ, có thể tác động đến môi trường ao nuôi và sức khỏe của tôm theo nhiều cách khác nhau. Hiểu rõ về nhóm sinh vật này và cách kiểm soát chúng sẽ giúp người nuôi tối ưu hóa quy trình quản lý ao tôm một cách hiệu quả hơn.

Hàu chỉ
• 13:36 18/02/2025

Ba tỉnh hàng đầu nuôi và xuất khẩu tôm nước lợ

Ngày 14/2/2025, tại tỉnh Bạc Liêu, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị phát triển ngành tôm nước lợ năm 2025.

Nuôi tôm
• 13:36 18/02/2025

Phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026 - 2030

Vừa qua, UBND tỉnh Bình Định thông qua Quyết định phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026- 2030, định hướng đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Ngư dân
• 13:36 18/02/2025
Some text some message..