Thực hư "cá chúa" đeo khuyên vàng ở xứ Thanh

Chuyện ở bản Chiềng Ban (xã Văn Nho, huyện Bá Thước, Thanh Hóa) có đàn cá quý, nổi tiếng linh thiêng, đặc biệt có bà cá chúa to lớn lạ thường trên tai đeo chiếc khuyên vàng, khiến nhiều du khách tìm đến. Giải mã chuyện chưa biết về suối "cá thần" ở Thanh Hóa Ngày Ông Táo, xem các cần thủ câu "chép cụ" “Chỉ mới nghe nói cá thần linh thiêng”

cá màu sắc lạ
Những con cá ở đây có màu sắc rất lạ

So với đàn cá Cẩm Lương, cá ở Chiềng Ban không tập trung dày đặc trước cửa hang, mà bơi lội tản mát, chỉ nổi lên khi được cho ăn. Điều đặc biệt là câu chuyện truyền miệng về sự xuất hiện của bà cá chúa to lớn đeo vòng vàng và những câu chuyện rùng rợn về cá thần báo oán.

Ai đến đây cũng mong nhìn thấy "bà chúa" một lần. Tuy nhiên, lượng nước khá lớn, lòng hang dài ăn sâu vào trong núi nên việc nhìn thấy đàn cá đã khó, chưa nói đến việc gặp bà cá chúa.

Ông Hà Văn Thân, người trông coi đàn cá ở đây thật thà: “Cũng gần đây mới nghe nói cá thần linh thiêng, còn trước đây bà con vẫn ăn”.

Nói vậy nhưng ông Thân lại rất mực thành kính khi đứng trước bàn thờ trong ngách hang đá phía trên cửa hang cá.

"Đây là nơi cả đất Mường Ký thờ cúng sơn thần thổ địa cùng cụ tổ Hà Công Vụ có khai phá vùng đất này", ông Thân cho biết.

Đàn “cá thần” có từ 400 năm trước

Theo ông Hà Nam Ninh, nguyên Phó Chủ tịch huyện Bá Thước, sự tích đàn cá ở Chiềng Ban có chừng 400 năm trước, gắn với việc Quận công Hà Công Vụ gây dựng Mường Ký (xã Văn Nho hiện nay).

Ông Hà Công Vụ thuộc gia tộc dòng dõi ở huyện Vĩnh Lộc, có nhiều người làm quan lớn dưới triều Hậu Lê. Một hôm, ông mở tiệc thết đãi bạn bè, có kẻ mưu hại khiến nhiều người dự tiệc bị ngộ độc.

Sợ chết uổng, ông Hà Công Vụ giả làm người bán thuốc nhuộm vải, ngược dòng sông Mã đi trốn, mang theo một bình cá giống, dặn người nhà: “Nếu bình yên thì hãy ngược lên miền núi, tìm nơi nào có giống cá này thì tôi ở đó”.

kể chuyện về cá
Ông Hà Nam Ninh kể sự tích đàn cá suối

Đến bến đò Vạn Cha, thấy cáo thị tầm nã mình, ông bèn bỏ thuyền lên bộ, lần theo con suối nhỏ.

Lúc này, dân ở đất Mường Muồn (lớn hơn xã Văn Nho) làm chết con voi vua ban, bị triều đình phạt vạ. Dân bản sợ hãi bỏ trốn vào rừng sâu, chỉ còn lại gia đình ông quan Chuông già nua và năm người con trai cao lớn lười biếng.

Đàn con của ông quan Chuông sớm mồ côi mẹ, sinh ra hư hỏng, suốt ngày rượu chè lêu lổng. Bữa ấy mưa gió rét mướt, đàn con trên nhà sàn đốt lửa uống rượu để mặc cha già lủi thủi ra đồng thả trâu.

Đang uống rượu thì chiếc còi (làm bằng sừng trâu dùng múc nước cho bình rượu cần) bị rơi xuống gầm sàn. Cả đám đùn đẩy, không đứa nào chịu xuống nhặt. Có đứa nghĩ ra cách dòng dây thừng xuống kéo lên.

Do sừng nhọn nên cứ ngoắc dây vào thì lại tuột ra, mãi không lấy được. Đang loay hoay thì thấy ông Chuông dắt trâu về, đàn con bất hiếu gọi váng lên: “Bố, bố, mau nhặt còi lên cho bọn con uống rượu”.

Cay đắng chảy nước mắt, biết các con hư chỉ vì dốt nát, ông quan Chuông quyết đi tìm thầy về dạy chữ cho con. Tình cờ gặp ông Hà Công Vụ đang tất tả ngược đường. Nghe chuyện, ông Hà Công Vụ bèn theo quan Chuông về nhà làm thầy giáo.

Đem đàn cá thả xuống cửa hang nước lớn, thấy chúng tung tăng bơi lội, ông Hà Công Vụ tin đây là đất tốt nên bỏ nhiều công sức dạy dỗ đám thanh niên. Các chàng trai này gây dựng lại mường bản, đưa dân phiêu tán trở về sinh sống yên vui, tôn thầy giáo làm tạo mường, đổi tên Mường Muồn thành Mường Ký.

Sau này, người nhà theo dấu đàn cá tìm đến báo tin đã được minh oan, nhưng vì yêu cảnh mến người, ông Hà Công Vụ tiếp tục ở lại. Đàn cá do ông nuôi thả ngày càng sinh sôi đàn lũ đến tận bây giờ.

Sự thật về bà cá chúa đeo khuyên vàng

Cũng theo ông Hà Nam Ninh, chuyện những con cá có đeo khuyên tai vàng chỉ mới xuất hiện sau năm 1945, khi đất nước vừa giành được độc lập. Khi ấy, nhiều tổ công tác của chính quyền cách mạng được cử lên vùng cao vận động bà con cùng tham gia kháng chiến chống Pháp.

Trong một nhóm công tác hoạt động ở vùng Mường Ký, có một người tên là Hà Hào Lam. Ông Lam là thanh niên thuộc gia đình giàu có, dòng dõi ở đất Vĩnh Lộc, khi ở Chiềng Ban thường hay tắm ở dòng suối này.

đàn cá đông đúc
Đàn cá rất đông đúc và thân thiện

cá đeo khuyên tai
Nếu hạ mực nước đập, sẽ có cơ hội gặp những con cá đeo khuyên tai vàng vòng bạc

Lúc này suối Chiềng Ban còn khá cạn, chưa có đập ngăn cao như bây giờ. Ông Lam thực sự thích thú khi thấy đàn cá hiền hòa bơi lội xung quanh mình.

Bản thân ông Lam vốn xuất thân từ vùng đất Đa Bút (Vĩnh Lộc), quê của cụ tổ Hà Công Vụ, có quan hệ máu mủ thân thiết với Mường Ký, nên dường như có tình cảm đặc biệt với đàn cá.

Đàn cá cũng rất thân thiện và bạo dạn, nhiều con còn để ông bế trên tay nâng lên khỏi mặt nước như những đứa trẻ. Nô giỡn vui thích quá, ông bèn rút những chiếc nhẫn vàng, vòng bạc đeo trên tay, bẻ rộng ra rồi bấm vào mang tai cá rồi thả chúng trở lại với dòng suối.

Những chiếc nhẫn ngày xưa luôn làm hở để tùy ngón tay to nhỏ mà điều chỉnh, nên việc đeo cho cá rất dễ dàng và khi bấm lại cũng đủ chắc để không bị rơi ra ngoài.

Nếu hang cá Chiềng Ban được hạ mực nước, trả lại phong cảnh cũ, đàn cá sẽ trở nên đông đúc, dạn dĩ như xưa và du khách hoàn toàn có thể bắt gặp những con cá lớn đeo khuyên tai vàng theo đàn ra ngoài cửa hang tắm nắng.

Vietnamnet/VTV, 06/02/2016
Đăng ngày 07/02/2016
Lê Quân
Nông thôn

Giới thiệu cho ngư dân về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản

Ngày 24/10/2024, tại phường Hoài Hương (thị xã Hoài Nhơn), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 ngư dân khai thác thủy sản của các phường Hoài Hương, Hoài Thanh và xã Hoài Hải về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản.

Các cơ quan chuyên môn
• 13:55 29/10/2024

Tập trung chuyển giao kỹ thuật nuôi một số loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi cá nước ngọt đã phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong tỉnh Bình Định.

Cá điêu hồng
• 10:34 21/10/2024

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tận dụng tiềm năng dồi dào nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 15:18 17/10/2024

Khám phá lồng bè nuôi cá chục tỷ ở lòng hồ thủy điện Bản Chát Lai Châu

Lồng bè nuôi cá tại lòng hồ thủy điện Bản Chát, Lai Châu đã trở thành một mô hình kinh tế quy mô lớn và mang lại hiệu quả cao cho người dân địa phương.

Nuôi lồng bè
• 10:38 04/10/2024

Các loại thức ăn giúp thúc đẩy sự phát triển của tôm thẻ chân trắng

Thức ăn là một trong những yếu tố quan trọng cần lưu ý trong quá trình nuôi tôm, so với các nhu cầu khác của ao thì chi phí thức ăn chiếm 40 – 70% chi phí sản xuất.

Động vật phù du
• 05:19 09/11/2024

Cảnh báo về cơn bão Yinxing cho người dân nuôi trồng thủy sản

Sáng ngày 8/11/2024, cơn bão Yinxing chính thức đi vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 7 của năm. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, đây là một trong những cơn bão mạnh nhất năm nay, với sức gió vùng gần tâm bão đạt cấp 14 (từ 150 đến 166 km/h), giật đến cấp 17

Bão
• 05:19 09/11/2024

Xuất khẩu tôm của Ecuador giảm mạnh trong tháng 9

Theo báo cáo mới nhất từ Phòng Thủy sản Quốc gia Ecuador (CNA), xuất khẩu tôm đông lạnh của Ecuador trong tháng 9/2024 đã giảm đáng kể do nhu cầu suy giảm từ các thị trường quan trọng, đặc biệt là châu Á. Cụ thể, lượng xuất khẩu giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái, với mức sụt giảm đặc biệt rõ rệt ở các thị trường lớn như Trung Quốc và Mỹ.

Tôm thẻ chân trắng
• 05:19 09/11/2024

Lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm

Sử dụng hóa chất có thể giúp phòng bệnh và tăng năng suất tạm thời, nhưng việc lạm dụng có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe tôm, môi trường và người tiêu dùng. Vậy lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm là gì, nguy cơ từ nó ra sao và làm thế nào để giảm thiểu vấn đề này?

Tôm thẻ chân trắng
• 05:19 09/11/2024

Quản lý chất thải trong ao nuôi tôm

Nuôi tôm thâm canh sử dụng thức ăn công nghiệp có thành phần dinh dưỡng cao, đặc biệt đạm và phốt pho. Thức ăn tôm dư thừa và phân tôm là nguyên nhân làm tăng hàm lượng chất thải hữu cơ rắn và lơ lửng trong ao.

Cải tạo ao nuôi
• 05:19 09/11/2024
Some text some message..