Thực hư sử dụng Ethoxyquin trong sản xuất thức ăn thủy sản

Vừa qua, có nhiều thông tin lan truyền về vấn đề thức ăn thủy sản có chứa ethoxyquin, Báo Nông nghiệp Việt Nam đã phỏng vấn Cục Thủy sản để làm rõ vấn đề này.

Tôm thẻ
Ở Việt Nam, ethoxyquin không phải chất cấm

Thức ăn cho tôm có ethoxyquin là bình thường

Theo đó, ông Hoàng Sỹ Nam, chuyên viên Phòng Quản lý giống và thức ăn thủy sản (Cục Thủy sản) khẳng định, việc thức ăn cho tôm có chứa ethoxyquin là bình thường.

Cụ thể, thức ăn thủy sản có hàm lượng chất béo cao và thành phần của chất béo chứa nhiều axit béo không no nên dễ bị oxy hóa trong quá trình chế biến và bảo quản. Khi bị oxy hóa, thức ăn sẽ có mùi ôi và mất đi các axit béo thiết yếu, các vitamin tan trong dầu như A, D, E, carotenoids bị phá hủy làm giá trị dinh dưỡng của thức ăn bị giảm.

Do đó, việc bổ sung chất chống oxy hóa trong thức ăn thủy sản là cần thiết. Chất chống oxy hóa phải đảm bảo dễ tiêu hóa, không độc đối với vật nuôi, người tiêu dùng và có giá thành rẻ.

Phát hiện vào thập niên 1950, ethoxyquin giải quyết được bài toán này và ethoxyquin được sử dụng như một loại chống oxy hóa chất béo, chất bảo quản trong thức ăn chăn nuôi nhằm bảo vệ lipid và làm tăng tính ổn định các vitamin tan trong dầu, đặc biệt là Vitamin A và Caroten để đảm bảo chất lượng của thức ăn chăn nuôi.

Riêng với thức ăn cho tôm, tùy theo từng thị trường xuất khẩu mà có các quy định khác nhau về hàm lượng ethoxyquin trong thức ăn.

Ông Hoàng Sỹ Nam cho biết: “Hiện nay, phía Cục Thủy sản chỉ yêu cầu các công ty sản xuất thức ăn thủy sản, trong đó có thức ăn cho tôm phải công khai hàm lượng ethoxyquin trên bao bì”.

Điều này được lý giải là giúp người nông dân có sự lựa chọn phù hợp khi nuôi tôm do mỗi nơi lại phục vụ một thị trường xuất khẩu khác nhau. Nếu doanh nghiệp sản xuất thức ăn đã công khai thông tin này thì không có gì phải thắc mắc nữa.

Cần nhắc lại, ở Việt Nam không cấm sử dụng ethoxyquin trong sản xuất thức ăn chăn nuôi và thủy sản, tuy nhiên ngưỡng giới hạn cho phép của chất này trong thức ăn thủy sản là 150 ppm.

Tôm thẻTùy theo từng thị trường xuất khẩu mà có các quy định khác nhau về hàm lượng ethoxyquin trong thức ăn. Ảnh: DT (NNVN)

Ảnh hưởng cả ngành tôm

Thời gian qua, lợi dụng cơ hội giá tôm xuống do nhu cầu tiêu thụ ở các thị trường nhập khẩu giảm, có nhiều đối tượng tung tin đồn về việc nếu sử dụng thức ăn có chứa ethoxyquin thì sẽ không bán được tôm hoặc bán với giá thấp hơn 4.000 - 5.000 đồng mỗi kg.

Theo đại diện của Công ty TNHH Thức ăn thủy sản GrowMax, đây là một chiêu trò cạnh tranh không lành mạnh của các đối thủ nhắm vào công ty này và một số doanh nghiệp sản xuất thức ăn thủy sản khác, có sử dụng ethoxyquin.

Bên cạnh việc gây ảnh hưởng nặng nề đến uy tín và doanh thu trực tiếp của GrowMax, những tin đồn xuyên tạc này còn là cái cớ để thương lái ép giá khi thu mua tôm của người nông dân, điều mà lãnh đạo GrowMax nói sẽ làm ảnh hưởng đến cả ngành tôm Việt Nam.

Trước tình hình đó, lãnh đạo của GrowMax cho biết công ty đã gửi đơn tố cao đến Công an tỉnh Bạc Liêu và khẩn thiết yêu cầu cơ quan chức năng này sớm vào cuộc, xác minh thông tin và có biện pháp xử lý nghiêm minh trước pháp luật về những hành vi cạnh tranh không lành mạnh bằng cách xuyên tạc, bịa đặt, vu khống và tuyên truyền sai sự thật như trên để tránh ảnh hưởng gây thiệt hại quá lớn đến doanh nghiệp cũng như ngươi nuôi tôm tại Bạc Liêu, các tỉnh Miền Tây và người nuôi tôm cả nước.

Ngoài ra, vị này cũng kiến nghị Sở NN-PTNT các địa phương có thể đưa lực lượng thanh tra nông nghiệp vào cuộc, xác minh và xử lý nếu có sự cạnh tranh không lành mạnh và nguy hiểm này.

Nông Nghiệp Việt Nam
Đăng ngày 27/05/2023
Tùng Đinh
Nguyên liệu

Phụ phẩm từ mực và bạch tuộc được tận dụng như thế nào?

Ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là mực và bạch tuộc, đang ngày càng phát triển với sự gia tăng của nhu cầu tiêu thụ toàn cầu. Tuy nhiên, một lượng lớn phụ phẩm như đầu, xúc tu, nội tạng, da, và nước thải từ quá trình chế biến lại bị bỏ phí hoặc chưa được sử dụng hiệu quả. Việc tận dụng các phụ phẩm này không chỉ giúp giảm thiểu lãng phí mà còn mang lại giá trị kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mực
• 10:34 19/12/2024

Chuyển đổi sang các nguồn thức ăn bền vững

Ngừng phụ thuộc vào các thành phần có nguồn gốc từ biển là ưu tiên của ngành nuôi trồng thủy sản trong nhiều thập kỷ. Protein thực vật hiện là thành phần được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất thức ăn thủy sản trên toàn cầu.

Đậu nành
• 10:09 06/12/2024

Một số sản phẩm dinh dưỡng phổ biến được dùng để ủ vi sinh

Ủ vi sinh là một quá trình quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, nhằm tối ưu hóa sức khỏe của hệ sinh thái và tăng cường hiệu quả sản xuất.

Vi sinh
• 10:07 19/11/2024

Top 5 men vi sinh xử lý nước chất lượng và đáng tiền nên tham khảo nhất

Từ lâu, men vi sinh đã và đang được nhiều bà con tích cực ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản. Bằng cách cải thiện chất lượng môi trường nuôi, nâng cao sức khỏe và năng suất của vật nuôi, men vi sinh không chỉ góp phần bảo vệ môi trường mà còn đem lại lợi nhuận kinh tế cao cho người nuôi.

Ủ men vi sinh
• 08:00 17/11/2024

[Siêu khuyến mãi] Sale nốt - Chốt năm

Tháng cuối năm là thời điểm diễn ra nhiều sự kiện khuyến mãi tập trung quy mô lớn, nhộn nhịp nhất trong năm nhằm kích cầu tiêu dùng.

Farmext eShop
• 23:53 22/12/2024

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt cá

Chất lượng thịt cá đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị ngành thủy sản. Không chỉ ảnh hưởng đến giá trị kinh tế, chất lượng thịt cá còn quyết định đến độ an toàn thực phẩm và sự hài lòng của người tiêu dùng. Vậy làm sao để nâng cao chất lượng thịt cá? Dưới đây là những giải pháp đã được nghiên cứu và áp dụng thành công trong thực tế.

Cá
• 23:53 22/12/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 23:53 22/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 23:53 22/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 23:53 22/12/2024
Some text some message..