Thuế xuất khẩu cá, tôm vào Mỹ còn nhiều bất hợp lý

Cá tra và tôm là 2 mặt hàng chiếm tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu rất lớn của ngành thủy sản Việt Nam. Trong đó, Mỹ là một trong những thị trường quan trọng nhất, nhưng cũng là thị trường luôn gây hồi hộp vì chuyện áp thuế chống bán phá giá hàng năm. Đó là chưa nói đến việc Luật Nông trại Mỹ (Farm Bill) chuyển việc kiểm soát mặt hàng cá tra từ cơ quan FDA (Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm) sang USDA (Bộ Nông nghiệp Mỹ) với những yêu cầu nghiêm ngặt hơn cho sản phẩm cá tra phi lê vào nước này.

nhà máy chế biến thủy sản
Chế biến tôm xuất khẩu tại KCN Hiệp Phước, TPHCM. Ảnh: Cao Thăng

Tưởng giảm mà không giảm

2 tuần qua, chuyện thời sự về con cá tra và con tôm lại nóng lên với việc Bộ Thương mại Mỹ (DOC) xem xét hành chính hàng năm. Trong đó, DOC công bố chính thức mặt hàng cá tra, còn tôm mới là quyết định sơ bộ. Có thể nói đợt xem xét mức thuế chống bán phá giá 2 mặt hàng này có sự thay đổi các con số nhưng về cơ bản không giảm với mặt hàng phi lê cá tra và tăng khá mạnh với tôm, chỉ hy vọng sẽ giảm khi DOC công bố chính thức.

Với con cá tra, thoạt nhìn có sự giảm mức thuế mạnh khi 2 bị đơn là Công ty Vĩnh Hoàn giảm 14 lần, xuống còn 0,03USD/tấn, Công ty cổ phần Hùng Vương giảm gấp đôi xuống còn 1,2USD/kg và 11 bị đơn tự nguyện đa số ở mức 0,42 USD/kg, nhưng mức thuế chung vẫn cao (2,11 USD/kg) như đợt xem xét POR 8 năm 2013 từng gây tranh cãi khi DOC bất ngờ chuyển quốc gia đối chiếu từ Bangladesh sang Indonesia.

Ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho rằng, với quyết định này DOC vẫn giữ nguyên quan điểm và lập luận trong việc chọn Indonesia là quốc gia tính giá trị thay thế, bất chấp phản đối mạnh mẽ từ các doanh nghiệp (DN) chế biến và xuất khẩu cá tra Việt Nam. Ai cũng biết, Indonesia không nằm trong danh sách các nước có nền kinh tế tương đồng với Việt Nam khi chọn làm quốc gia thay thế tính biên độ phá giá.

Vì chỉ số GNI của Indonesia gấp đôi và GDP gấp 4 lần Việt Nam, do đó các giá trị thay thế của Indonesia mà DOC áp dụng cho Việt Nam như giá cá sống, con giống, thức ăn và phụ phẩm... có sự chênh lệch lớn giữa ngành nuôi cá Việt Nam và Indonesia, làm ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng.

Các chuyên gia nhận định, điều này cho thấy DOC ngày càng siết chặt quy trình tính toán các dữ liệu, chọn quốc gia tính giá trị thay thế để tính biên độ phá giá áp cho Việt Nam một cách không thống nhất và mang tính bảo hộ trong các đợt xem xét gần đây nên luôn gây bất lợi cho các DN xuất khẩu cá tra Việt Nam. VASEP cho rằng, quá trình điều tra và áp thuế chống bán phá giá trong các kỳ xem xét hành chính DOC cần dựa trên tinh thần tôn trọng, dân chủ, bình đẳng vì quyền lợi người tiêu dùng Mỹ, cũng như đời sống hàng triệu người dân phụ thuộc vào ngành sản xuất, chế biến cá tra vùng đồng bằng sông Cửu Long và mối quan hệ thương mại giữa hai quốc gia.

Thực tế cho thấy, việc xuất khẩu cá tra Việt Nam vào Mỹ không đe dọa ngành công nghiệp cá nheo Mỹ, mà còn tạo ra việc làm cho ngành kinh doanh Mỹ. VASEP kêu gọi DOC có chính sách nhất quán, hợp lý và công bằng các kỳ POR vụ kiện chống bán phá giá cá tra tại Mỹ bởi đã bước vào năm thứ 10, cần hướng đến giai đoạn phát triển mới trên tinh thần hợp tác, chia sẻ quyền lợi của DN 2 nước.

Tái cơ cấu

Trước đó, kết quả sơ bộ đợt xem xét hành chính lần thứ 8 (POR8), giai đoạn từ 1-2-2012 đến 31-1-2013 của DOC áp mức thuế chống bán phá giá mặt hàng tôm Việt Nam rất cao, 2 bị đơn bắt buộc là Công ty cổ phần Tập đoàn thủy sản Minh Phú ở mức 4,98% và Công ty cổ phần Thủy sản Sóc Trăng là 9,75%, trong khi 30 DN bị đơn tự nguyện sẽ phải chịu mức thuế chống bán phá giá trung bình giữa 2 công ty trên là 6,37%, và mức thuế suất của những DN còn lại vẫn ở mức 25,7%.

Chủ tịch VASEP Trần Thiện Hải cho rằng, đây chỉ là kết quả sơ bộ, tháng 9 mới công bố kết quả chính thức của POR8. Dù vậy, đây vẫn là một thông tin bất ngờ đối với DN xuất khẩu tôm, khi kết quả đợt xem xét trước POR7, các DN xuất khẩu tôm Việt Nam vào Mỹ của các bị đơn đều có mức thuế 0%.

Với 2 kết quả này cho thấy, cá tra và tôm, 2 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ngành thủy sản sẽ còn gặp nhiều khó khăn trong các đợt POR hàng năm, không năm nào giống năm nào và việc xem xét không dựa trên quy chuẩn thống nhất nên không thể lường hết các tình huống. Năm nào POR xem xét thấp như năm 2013 với con tôm thì DN vui. Nhưng liền ngay năm sau đó (năm 2014) lại cao.

Ông Trương Đình Hòe nhận định, điều lo ngại là cá tra có thể sẽ bị DOC tính toán theo cách của tôm. Nếu như vậy càng khắc nghiệt hơn con cá tra bởi tình hình của cá tra còn khó hơn tôm khi áp dụng thêm Luật Nông trại Mỹ. Điều đáng lo là lộ trình này có vẻ đang diễn ra.

Như vậy, khi nào Việt Nam chưa được công nhận là nước có nền kinh tế thị trường thì DN sẽ còn gặp khó khăn bởi DOC chọn những nước làm căn cứ để so sánh với Việt Nam đều không có sự tương đồng, luôn gây bất lợi cho DN Việt Nam. Có ý kiến cho rằng, cần tham khảo và học tập về cách làm đối với con cá hồi của Na Uy.

Mặc dù bị DOC áp thuế chống bán phá giá, nhưng sau đó ngành hàng cá hồi Na Uy có đợt tái cơ cấu và hiện nay là nước dẫn đầu thế giới về mặt hàng này cả về số lượng, uy tín và thương hiệu.

SGGP/VTV Cần Thơ, 08/04/2014
Đăng ngày 09/04/2014
Công Phiên
Kinh tế

Mỹ áp thuế đối với tôm nhập khẩu: “Cú hích” hay rào cản cho ngành thủy sản Việt Nam?

Vào cuối năm 2024, thông tin về việc Mỹ áp thuế đối với tôm nhập khẩu đã thu hút sự chú ý lớn từ ngành thủy sản toàn cầu. Là một trong những thị trường xuất khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam, Mỹ không chỉ mang lại doanh thu khổng lồ mà còn là điểm tựa giúp nâng cao giá trị và thương hiệu cho tôm Việt.

Tôm thẻ
• 10:15 10/12/2024

Xuất khẩu thủy sản gần tới đích 10 tỷ đô

Xuất khẩu thủy sản trong 11 tháng đã đạt gần 9,2 tỷ USD, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, đích 10 tỷ USD năm 2024 trong tầm tay.

Tôm đông lạnh
• 11:08 03/12/2024

Giải pháp giúp giảm hao hụt trong quá trình vận chuyển thủy sản xuất khẩu

Ngành thủy sản xuất khẩu đang đối mặt với thách thức lớn về việc duy trì chất lượng và độ tươi ngon của sản phẩm trong quá trình vận chuyển quốc tế. Đây là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến uy tín và giá trị kinh tế của ngành thủy sản Việt Nam.

Thủy sản
• 10:49 29/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 10:00 25/11/2024

Ngư dân Bình Định trúng đậm cá chù

Vừa qua, rất nhiều tàu thuyền của ngư dân hành nghề lưới vây rút ngày ở xã Mỹ An, huyện Phù Mỹ, Bình Định cập bến với cá chù đầy khoang. Mỗi thuyền sau mỗi chuyến đánh bắt từ 2 đến 3 ngày thu được sản lượng từ 1 đến 2 tấn cá. Với giá cá chù 50.000 đồng/kg, mỗi thuyền thu nhập từ 50 đến 100 triệu.

Cá chù
• 07:00 16/12/2024

Phòng bệnh tổng hợp cho tôm hùm

Tôm hùm là một trong những loài nuôi có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, để nuôi tôm hùm đạt hiệu quả kinh tế cao, ngoài việc nắm vững kỹ thuật nuôi, người nuôi cần chú ý các biện pháp phòng trị bệnh cho tôm.

Tôm hùm
• 07:00 16/12/2024

VietShrimp 2025: Những vấn đề nóng hổi ngành tôm Việt Nam trên bàn Hội thảo

“Xanh hóa vùng nuôi” sẽ là chủ đề chính, xuyên suốt tại kỳ Hội chợ VietShrimp 2025. Hội chợ quy tụ những doanh nghiệp hàng đầu của ngành tôm Việt Nam – mang tới các giải pháp công nghệ tiên tiến, những mô hình nuôi hiện đại nhằm đẩy nhanh quá trình xanh hóa vùng nuôi tôm.

Vietshrimp 2025
• 07:00 16/12/2024

Chuyển giao cá tra bố mẹ và nâng cao chất lượng giống

Vừa qua, Tép Bạc phản ánh thông tin từ Cục Thủy sản và Hiệp hội Cá tra Việt Nam về chất lượng giống cá tra thấp, hao hụt đến 95% trong ương dưỡng và khi nuôi thương phẩm cũng hao hụt lớn, nhiều bạn đọc muốn biết thêm công tác giống đang thực hiện. Sau đây xin cung cấp thông tin từ Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II (Viện 2)

Cá tra giống
• 07:00 16/12/2024

Rủi ro của việc xét nghiệm không đầy đủ trong quy trình kiểm dịch

Quy trình kiểm dịch đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn và chất lượng cho các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản, và hàng hóa. Đặc biệt trong lĩnh vực nuôi trồng và xuất khẩu thủy sản, các bước xét nghiệm trong kiểm dịch giúp phát hiện và ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, kiểm soát các chất cấm, và đảm bảo sản phẩm đạt chuẩn an toàn thực phẩm.

Thủy
• 07:00 16/12/2024
Some text some message..