Thuốc gây mê hóa học và thuốc gây mê tự nhiên cho cá

Khi nhu cầu gây mê trong ngành thủy sản ngày càng cao thì thuốc mê cho cá, tôm ngày càng đa dạng, đa dạng từ nguồn gốc xuất xứ đến thương hiệu sản phẩm, từ đối tượng sử dụng đến hiệu quả thực tế, từ thành phần hóa học đến thành phần tự nhiên.

Thuốc gây mê cho cá tôm
So sánh thuốc gây mê thành phần hóa học và thành phần tự nhiên cho cá

Hiện nay, rất nhiều người nuôi ưa chuộng các sản phẩm từ thành phần hóa học, trong khi một số khác lại ưu tiên thành phần có nguồn gốc tự nhiên. Vậy giữa hai luồng trái chiều đó, nên chọn theo bên nào để vừa đáp ứng nhu cầu vừa an toàn cho vật nuôi và con người. Bài so sánh dưới đây sẽ giúp bạn đưa ra lựa chọn chính xác hơn. 

Thuốc gây mê cho cá là thuốc gì? 

Thuốc gây mê cho cá là sản phẩm được sản xuất chuyên dụng dùng để kích thích đến hệ thần kinh, làm cá mất cảm giác, bất hoạt cá trong một thời gian mong muốn, hay nói một cách đơn giản là đánh mê hoặc dân giã hơn là “ru ngủ” cho cá. 

Trên thị trường thủy sản hiện đang có rất nhiều loại thuốc gây mê cho tôm cá từ hàng chất lượng cao với giá siêu đắt, đến hàng giá tầm trung và thấp. Các thành phần trong thuốc cũng rất đa dạng, từ thành phần hóa học hiệu quả nhanh chóng, đến thành phần tự nhiên an toàn, lành tính. Điều này giúp người nuôi có nhiều sự lựa chọn hơn nhưng đây cũng là một thử thách để tìm được sản phẩm phù hợp với nhu cầu. 

Tại sao phải gây mê cho tôm cá? 

Ai trong ngành sẽ hiểu, nhiều loại cá rất hung hăng, hiếu động, chúng thường vùng vẫy gây thương tích cho chính mình và đồng loại. Bên cạnh đó, khi vận chuyển đường dài hay san ao với số lượng lớn thì việc bị xây xát càng dễ xảy ra hơn. Một khi tôm cá bị tổn thương, vết thương sẽ rất khó lành, khó giữ được lâu hay thậm chí là chết cá gây thiệt hại nhiều về kinh tế, nhất là những loại có giá trị cao như cá rồng, cá koi, cá mú, cá tầm,... Chính vì những nguyên nhân đó mà người ta thường chọn phương pháp gây mê cho cá, tôm. 

Ngoài ra, vẫn còn một số trường hợp phổ biến cần dùng đến thuốc gây mê có thể kể đến gồm: Kiểm tra bệnh, chữa bệnh/phẫu thuật cho cá, trong quá trình sinh sản hoặc trợ tử cho cá.

CáGây mê cho cá tôm giúp giảm xây xát, chết cá khi vận chuyển, san ao

Đánh thuốc gây mê cho cá tôm như thế nào? 

Nguyên lý gây mê được áp dụng bằng cách hòa tan thuốc trong nước, sau đó thả cá, tôm cần gây mê vào. Thuốc sẽ ngấm vào mang, chuyển vào máu, tác động lên não và thần kinh làm cá mê man. 

Đánh thuốc mê cho cá nghe có vẻ đơn giản, nhưng để thực hiện an toàn và hiệu quả lại là vấn đề khác. Trước khi tiến hành cần lưu ý không cho cá ăn trong khoảng từ 12-24 giờ để đảm bảo cơ quan tiêu hóa trống rỗng, tránh bị ợ thức ăn ra làm mệt cá hoặc chết cá. Cần dùng thuốc đúng với lượng khuyến cáo khi tiến hành thực hiện. Ở giai đoạn hồi phục, đặt cá vào bể nước có ít lượng clo nhất và tiến hành sụt khí tạo môi trường tốt nhất cho cá. 

Nên chọn thuốc mê thành phần hóa học hay thành phần tự nhiên? 

Gây mê thành phần hóa học và thành phần tự nhiên, liệu loại nào sẽ vượt trội hơn? 

Thuốc gây mê hóa học cho cá 

Tricaine Methasesulphonate (còn có tên gọi khác như Metacaine, Tricaine, MS-222, Finquel, TMS) là chất tổng hợp được sử dụng phổ biến trên thế giới để gây mê cho cá. Hiện nay, Mỹ và các nước châu Âu chỉ cho phép sử dụng duy nhất loại thuốc này để gây mê cho cá dùng làm thực phẩm cho người.

Thành phần hóa họcThuốc gây mê thành phần hóa học MS-222 dùng được cho cá dùng làm thực phẩm cho người

Thông thường, chất gây mê sau quá trình tác dụng sẽ bị phân hủy và thải ra môi trường qua hô hấp của cá. Khi cá được đưa vào môi trường nước sạch mới, thuốc mê bị bài thải hết, cá sẽ dần trở lại trạng thái bình thường. 

Tuy nhiên, đã có báo cáo về sự khác biệt về dược động học và dược lực học của MS-222. Cũng đã được báo cáo rằng hợp chất này có tác động tiêu cực đối với một số loài cá. MS-222 có thể gây ra các thay đổi trạng thái trong hệ thống miễn dịch và các thông số sinh hóa như tăng cortisol, thay đổi phản ứng oxy hóa và miễn dịch ở các loài cá khác nhau trong quá trình vận chuyển. 

Ngoài MS-222, một số thuốc khác cũng được sử dụng đối với thủy sản nuôi, nhưng chỉ dùng trên cá cảnh, như thuốc Quacalm (Matomidate hydrochloride), hoặc thuốc Transmore...  Người ta thường dùng những thuốc này để gây mê trong quá trình vận chuyển hoặc phẫu thuật cắt đuôi cho cá rồng. Không được phép dùng cho cá làm thực phẩm cho người. 

Thuốc gây mê cho cá thành phần tự nhiên 

Một số loại thực vật có tác dụng gây mê đối với cá gồm Đinh Hương, Bạc hà, Ngò rí, Cỏ roi ngựa, Nguyệt quế, Sim, Tía tô đất,... Trong những năm gần đây, các hợp chất thảo dược như  linalool, myrcene, cineole, globulol, spathulenol, guaiol, caryophyllene  oxide, terpinen-4-ol và dehydro quinone cũng được nghiên cứu về tác dụng gây mê cho cá. 

Tinh dầu đinh hương 

Tinh Dầu Đinh Hương có chứa eugenol - hợp chất có đặc tính gây mê và giảm đau. Khi đưa vào nước, eugenol đi qua mang cá một cách hiệu quả, gây mê bằng cách ức chế hệ thần kinh trung ương của chúng. Đồng thời, tinh dầu mang lại cảm giác dễ chịu, giảm thiểu căng thẳng và tác hại tiềm tàng cho cá.

Tinh dầu đinh hương - một phương pháp gây mê tự nhiên cho cá

Là chất tự nhiên và có khả năng phân hủy sinh học, tinh dầu đinh hương an toàn cho cá, người thực hiện và cả môi trường. Một nhược điểm duy nhất là liều lượng sử dụng rất nhạy cảm, một chút thay đổi nhỏ cũng có thể kéo dài quá trình phục hồi hay thậm chí là chết cá. 

Gây mê cho cá bằng rau mùi (ngò rí)

Rau mùi chứa hoạt chất linalool, chiếm 50-70% thành phần chính. Hàm lượng tinh dầu trong rau mùi dao động từ 0,03-2 tùy thuộc vào trạng thái khô hay ướt, và 60% hàm lượng tinh dầu được sử dụng cho mục đích gây mê cá. Húng quế cũng đã được xác định là một loại thuốc gây mê hiệu quả và an toàn đối với cá.

Rau mùi Ngò rí chứa hoạt chất linalool có tác dụng gây mê hiệu quả cho cá

Gây mê cho cá bằng tía tô đất 

Trong tía tô đất có chứa Caryophyllen - hợp chất tự nhiên có thể dùng làm thuốc mê cho cá. Nhà sản xuất Norfeed - Pháp đã nghiên cứu và chế tạo thành công sản phẩm gây mê từ loại thảo dược này - Durelax Liquid, có tác dụng gây mê, làm tôm cá thư giãn, giữ bình tĩnh gấp đôi một cách tự nhiên. Với thành phần tự nhiên, Durelax Liquid không chỉ an toàn mà còn thân thiện với môi trường, có thể dùng cho nhiều loại thủy sản, thậm chí là giống và giai đoạn nuôi thương phẩm. 

Tía tôTía tô đất đã được nghiên cứu và chế tạo thành công thuốc gây mê cho cá với sản phẩm Durelax Liquid

So sánh thuốc gây mê hóa học và thuốc gây mê tự nhiên cho cá 

Dưới đây là so sánh ưu và nhược điểm của thuốc mê tự nhiên và thuốc mê MS-222. 

Thuốc mê tự nhiên 
Thuốc mê MS-222 
Mức độ an toàn: Có thể phân hủy sinh học an toàn cho cá và người. 
Mức độ an toàn: An toàn cho cá, dùng được trên cá làm thực phẩm cho người. 
Hiệu quả: Hiệu quả chậm, cần nhiều thời gian hơn để dẫn đến hôn mê hoàn toàn. 
Hiệu quả: Tác dụng gây mê nhanh. 
Đối với môi trường: Thân thiện với môi trường. 
Đối với môi trường: Cần xử lý cẩn thận trước khi thải ra môi trường. 
Chi phí: Giá thành khá rẻ, tiết kiệm chi phí. 
Chi phí: Giá cao đến rất cao. 
Nhược điểm: Sử dụng quá liều có thể gây ra nhiều hệ lụy. 

Nhược điểm: Được xem như là một hóa chất độc hại. Cần sử dụng kính, găng tay và quần áo bảo vệ khi tiếp xúc. 

Có nhiều báo cáo cho rằng, MS-222 có thể làm tăng cortisol, thay đổi phản ứng oxy hóa và miễn dịch ở các loài cá khác nhau trong quá trình vận chuyển. 

Quá liều có thể sẽ để lại tồn dư trên cá, phục hồi chậm hoặc chết cá và ảnh hưởng đến người ăn phải

Chọn thuốc gây mê cho tôm cá cần dựa vào các tiêu chí nào? 

Thuốc gây mê lý tưởng để sử dụng cho thủy sản phải đáp ứng các yêu cầu như: không độc với tôm cá và người sử dụng, thân thiện với môi trường, dễ sử dụng và có tác dụng gây mê nhanh. Chất gây mê phải chuyển hóa hoặc bài tiết nhanh, thời gian phân hủy ngắn, không để lại tồn dư hoặc tồn dư không đáng kể trong vật chủ. Khi được thả vào vùng nước sạch, tôm cá trở lại bình thường với các dấu hiệu chuyển động nắp mang, chuyển động bơi lội và giữ được thăng bằng. 

Gây mê cáThuốc gây mê dễ sử dụng, có tác dụng gây mê nhanh và an toàn là một sản phẩm gây mê lý tưởng cho cá

Ngoài những tiêu chí trên, khi chọn mua thuốc gây mê bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề sau: 

Nguồn gốc xuất xứ, thương hiệu sản phẩm: Chưa bàn tới hiệu quả sử dụng, một sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ và thương hiệu rõ ràng sẽ giúp chúng ta an tâm hơn khi ứng dụng lên vật nuôi. 

Giá thành sản phẩm: Đây cũng là một vấn đề rất đáng cân nhắc. Vì tiết kiệm chi phí luôn là ưu tiên hàng đầu của mỗi người, mỗi nhà. Vấn nạn hàng giả ,hàng nháy khắp nơi, không phải lúc nào hàng đắt cũng tốt và hàng rẻ thì không. Do đó, để tránh mất tiền oan, hiệu quả lại không có hãy tìm hiểu và cân nhắc thật kỹ trước khi mua. 

Địa chỉ mua hàng: Chọn địa chỉ uy tín, có giấy phép kinh doanh rõ ràng để mua hàng chính hãng, chất lượng cao. Nếu chưa biết mua ở đâu, bạn có thể tham khảo trên Farmext eShop - Sàn thương mại cho ngành thủy sản đầu tiên tại Việt Nam được bảo trợ bởi Tepbac. 

Tóm lại, tùy vào mục đích muốn gây mê cho cá mà người nuôi chọn loại thuốc mê phù hợp. Khi chọn mua cần tìm hiểu kỹ về nguồn gốc, thành phần và địa chỉ mua để đảm bảo mua được hàng đúng chuẩn. Khi sử dụng tuân thủ theo khuyến cáo để đảm đạt được hiệu quả tốt nhất. 

Cuối cùng, chúc bạn lựa chọn được loại thuốc gây mê phù hợp, an toàn và hiệu quả! 

Để mua thuốc gây mê cho cá, tôm và một số loại thủy sản khác, bạn có thể truy cập vào trang web theo địa chỉ tepbac.com/eshop/gay-me.html, hoặc có thể liên hệ với chúng tôi qua một số phương thức sau: 

Hotline/Zalo: 0866 156 422 (9:00 - 18:00)  

Chat: Fanpage: facebook.com/Farmext.eshop/ hoặc Website: tepbac.com/eshop

Đăng ngày 15/07/2024
Admin @admin
Doanh nghiệp

[22-28/10/2024] Tháng 10 vàng - Ngàn ưu đãi

Cần sắm giá hời, ưu đãi tháng 10 liền tới!

Farmext eShop
• 12:01 21/10/2024

VietShrimp 2025: Hướng tới phát triển ngành tôm Việt Nam bền vững

Ngành tôm Việt Nam đang trải qua giai đoạn chuyển mình mạnh mẽ để đối phó với những thách thức về môi trường và theo đuổi mục tiêu phát triển bền vững. Đây này sẽ là chủ đề thảo luận chính, xuyên suốt tại kỳ Hội chợ VietShrimp 2025.

Vietshrimp 2025
• 15:47 16/10/2024

Điểm nhấn tại tuần lễ Sinh vật cảnh 2024

Tuần lễ Sinh vật cảnh năm 2024, do Chi hội Cá cảnh Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), sự kiện lần này hứa hẹn mang đến một trải nghiệm sôi động và đa dạng cho những người yêu thích cá cảnh và thú cưng.

Tuần lễ Sinh vật cảnh
• 14:00 11/10/2024

Sinh nhật Farmext eShop 3 tuổi - Chơi Minigame vui trúng quà thiệt - Ưu đãi sốc duy nhất 22/09

Đặc biệt hơn chương trình khuyến mãi hàng tháng khác, cuối tháng 9 này chính là sinh nhật lần thứ 3 của Farmext eShop. Nhằm tri ân khách hàng đã luôn tin tưởng, đồng hành và ủng hộ trong suốt 3 năm qua, eShop mở ra các chương trình hấp dẫn gồm Minigame và ưu đãi hot duy nhất ngày 22/09. Cùng tham gia ngay - Nhận quà ngất ngây nhé!

Farmext eShop
• 11:20 13/09/2024

Có phải khi lột vỏ, tôm sẽ trốn dưới đáy ao?

Hành vi của tôm trong giai đoạn lột vỏ có những đặc điểm rất khác biệt so với lúc bình thường. Trong đó, một trong những hành vi dễ nhận thấy nhất là tôm có xu hướng trốn dưới đáy ao hoặc các khu vực an toàn hơn.

Tôm thẻ
• 21:27 02/11/2024

Chọn và thả giống tôm sú cho ao nuôi quảng canh mùa mưa

Mùa mưa là thời điểm có nhiều biến động môi trường, nên chọn và thả giống tôm sú cần được thực hiện cẩn thận để tối ưu sức khỏe và khả năng phát triển của tôm trong điều kiện khắc nghiệt. Vậy làm sao để có thể chọn và thả giống hạn chế rủi ro nhất có thể?

Tôm sú
• 21:27 02/11/2024

Liên kết khép kín chuỗi rong biển

Sáng 25/10/2024, tại Hà Nội, diễn ra lễ ký liên kết khép kín chuỗi rong biển giá trị cao giữa doanh nghiệp thu mua chế biến và doanh nghiệp cung cấp giống với Trung tâm ICAFIS thuộc Hội Thủy sản Việt Nam (đang phối hợp thúc đẩy chương trình hỗ trợ người dân trồng 1.000 ha rong biển).

Rong biển
• 21:27 02/11/2024

Cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản những tháng cuối năm

Cuối năm là giai đoạn đặc biệt quan trọng với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam, khi nhu cầu nhập khẩu thủy sản trên thị trường quốc tế tăng cao nhằm đáp ứng dịp lễ, tết.

Chế biến tôm
• 21:27 02/11/2024

Đồng Nai kiên quyết dẹp ngư cụ cấm và đánh bắt tự diệt

Trong thời gian qua, Đồng Nai đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp mạnh mẽ nhằm dẹp bỏ ngư cụ cấm và các hình thức đánh bắt kiểu “tự diệt”.

Người dân
• 21:27 02/11/2024
Some text some message..