Thuốc khiến cá, lợn "lăn quay" có hại không?

Những phân tích về mặt khoa học trong bài viết dưới đây của PGS.TS Lê Văn Thọ, Khoa Chăn nuôi thú Y, ĐH Nông lâm TPHCM sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về loại thuốc này.

gây mê cho cá
Gây mê cho cá

Do một số loài cá rất hiếu động, khi nhốt chung thường vùng vẫy gây ra các thương tích cho mình và đồng loại. Cá bị thương sẽ khó giữ được lâu, thậm chí chết, gây thiệt hại cho người kinh doanh đặc biệt là những giống cá có giá trị kinh tế cao. Vì vậy, việc gây mê sẽ giúp tránh được những rủi ro thường xảy ra trong quá trình vận chuyển.

Để gây mê cho thủy sản, người ta thường sử dụng cách cho thuốc vào nước để ngâm, sau đó thả cá, hoặc tôm cần gây mê vào. Phải lưu ý là không cho cá ăn trong khoảng từ 12 - 24 giờ trước khi gây mê để bảo đảm cơ quan tiêu hóa trống rỗng, tránh cá bị ựa thức ăn ra làm mệt hoặc chết cá.

Những loại thuốc được phép sử dụng

Thuốc gây mê lý tưởng để sử dụng trong nuôi trồng thủy sản phải đáp ứng các yêu cầu như không độc với thủy sản và người sử dụng, an toàn với môi trường, tác dụng gây mê nhanh. Chất gây mê phải chuyển hóa hoặc bài tiết nhanh, thời gian phân hủy ngắn, không để lại tồn dư hoặc tồn dư không đáng kể trong các mô của cơ thể.

Dựa vào các tiêu chí nêu trên, hiện nay Mỹ và các nước châu Âu chỉ cho phép sử dụng duy nhất loại thuốc Tricaine methanesulphonate (còn có các tên gọi khác như Metacaine, Tricaine, MS-222, Finquel, TMS) để gây mê cho cá dùng làm thực phẩm cho người. Đây là loại thuốc được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới với độ an toàn cao cho nhiều loài cá và tôm.

Chất gây mê sau quá trình tác dụng sẽ bị phân hủy, và thải ra môi trường qua hô hấp của cá. Khi cá được đưa vào môi trường nước sạch mới, thuốc mê bị bài thải hết, cá sẽ dần trở lại trạng thái bình thường.

Ngoài ra, còn có một số thuốc khác cũng được sử dụng đối với thủy sản nuôi, nhưng chỉ dùng trên cá cảnh, như thuốc Aquacalm là tên thương mại của Metomidate hydrochloride, hoặc thuốc Transmore... Những loại thuốc này thường được sử dụng phổ biến và bán rộng rãi ở những nơi kinh doanh cá cảnh quanh TPHCM để gây mê trong quá trình vận chuyển hoặc phẫu thuật cắt đuôi cho cá rồng. Những thuốc này không được phép dùng cho cá làm thực phẩm cho người.

Không nên dùng cho lợn thịt

Đối với gia súc loại thuốc an thần thường được sử dụng là Stresnil, với hoạt chất chính là azaperone. Người ta thường sử dụng thuốc này để vận chuyển lợn giống nhằm ngăn ngừa tử vong hoặc bị chấn thương trong quá trình vận chuyển. Liều tiêm bắp là 1,6mg/kg thể trọng (1ml/25kg thể trọng). Sau khi tiêm vài phút lợn sẽ nằm xuống sàn. Vì vậy, sàn xe phải đủ rộng và bảo đảm thông thoáng để tăng độ an toàn.

Trong thời gian qua, chỉ với những lợn giống có giá trị kinh tế cao và số lượng vận chuyển ít thì các trại bán lợn giống mới sử dụng thuốc an thần Stresnil để đảm bảo lợn không bị thương tích, đau chân, đau móng khi vận chuyển. Còn đối với lợn thịt, không nên dùng, mà cách vận chuyển hiệu quả nhất là nên vận chuyển vào ban đêm lúc trời mát, không cho lợn ăn no, mà nên cho uống nước có pha vitamin C để tăng sức đề kháng và chống stress cho lợn. Vì vitamin C hòa tan được trong nước nên bài thải ra khỏi cơ thể nhanh và không còn tồn dư trong thịt.

Một số thuốc an thần và thuốc mê nếu sử dụng đúng chủng loại, đúng đối tượng và đúng theo sự khuyến cáo về thời gian ngừng thuốc trước khi giết mổ sẽ an toàn cho người tiêu dùng. Ngược lại, nếu người sử dụng thuốc cố tình dùng thuốc không đúng đối tượng (thuốc an thần cho cá cảnh đem dùng cho cá làm thực phẩm) hoặc không tuân thủ đúng thời gian ngừng thuốc thì lượng tồn dư vẫn còn.

Kiến thức
Đăng ngày 12/03/2013
đồng văn
Kỹ thuật

Thừa Thiên - Huế: Đầm phá ô nhiễm, dân kêu trời

Hàng ngàn hộ dân ở 33 xã, phường, thị trấn sống dựa vào đầm phá Tam Giang - Cầu Hai (tỉnh Thừa Thiên - Huế), đang khốn khổ vì nguồn nước ô nhiễm nghiêm trọng.

Ô nhiễm đầm phá ở Thừa Thiên - Huế
• 14:32 14/03/2023

Yên Bái: Thả hơn 30 nghìn cá giống xuống hồ Thác Bà trong ngày ông Công, ông Táo

Ngày 14/1, huyện Yên Bình (Yên Bái) đã tổ chức thả cá bổ sung nguồn lợi thủy sản hồ Thác Bà năm 2023 gắn với phong tục thả cá chép ngày 23 tháng Chạp.

Thả cá
• 12:02 19/01/2023

Xuất hiện pin làm từ vỏ cua, có thể tái chế 1000 lần

Các nhà khoa học đã phát minh ra một loại pin được làm từ vỏ cua, dễ phân hủy hơn nhiều so với pin lithium-ion.

Pin làm từ vỏ cua
• 09:46 12/01/2023

Túi đựng rác thải nhựa chuyên dùng trên tàu cá

Tiến sỹ Trần Văn Vinh (SN 1968, quê xã Mỹ Thọ, huyện Phù Mỹ, Bình Định), chuyên ngành Quản lý và khai thác thủy sản, hiện là Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản (Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định).

Tàu cá
• 09:46 11/01/2023

Lab lab trong ao tôm và cách phòng trị hiệu quả

Lab lab tập hợp thủy sinh bao gồm tảo, vi sinh vật và nguyên sinh động vật phát triển trong ao tôm. Tập hợp này được gọi bằng một thuật ngữ (có xuất xứ từ Philippines) là lab lab.

Nước ao tôm
• 09:47 22/04/2024

Nhiệt độ và các yếu tố khác ảnh hưởng đến màu sắc tôm như thế nào?

Có thể bà con đã từng tự hỏi vì sao tôm lại có nhiều màu sắc khác nhau như vậy? Liệu màu sắc có thực sự ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng của chúng không? Điều gì tác động từ môi trường bên ngoài có thể ảnh hưởng đến chất lượng, màu sắc của tôm và làm thế nào chúng ta có thể nhận biết được?

Tôm thẻ
• 09:45 22/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 11:20 19/04/2024

Diệt rong đuôi chồn ở ao nuôi quảng canh

Rong đuôi chồn hay còn gọi là rong mép, là loại rong tơ, sợi mảnh, màu xanh lục, thường phát triển mạnh ở đáy ao nuôi tôm quảng canh. Một mặt, loại rong này là nguồn cung cấp thức ăn tự nhiên cho tôm. Tuy nhiên, khi chúng phát triển quá mức sẽ đe dọa đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm quảng canh.

Rong đuôi chồn
• 09:46 16/04/2024

Chiết xuất Yucca giúp tăng cường sức khỏe vật nuôi, cải thiên chất lượng nước ao nuôi

Cây Yucca schidigera thuộc họ Agavaceae là dòng cây bản địa ở sa mạc Mojave và sa mạc Sonoran thuộc đông nam California, ở nam Nevada, tây Arizona. Mặt khác, nó cũng là loài bản địa ở Mexico.

Cây Yucca
• 07:38 24/04/2024

Tuyên truyền pháp luật về biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển

Trong 03 ngày, từ 22 – 24/4/2024, tại các xã Cát Tiến, Cát Khánh (huyện Phù Cát) và phường Tam Quan Nam (thị xã Hoài Nhơn), Sở Ngoại vụ tỉnh Bình Định tổ chức tuyên truyền một số văn bản pháp luật quy định về biển, biên giới trên biển và các vấn đề có liên quan đến biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển trên địa bàn tỉnh.

Biển đảo Việt Nam
• 07:38 24/04/2024

Ra khơi đi tìm kho báu dưới đáy biển

Trào lưu "ra khơi tìm kho báu"  đang xuất hiện rầm rộ và làm dậy sóng cộng đồng mạng những ngày qua, kho báu này có xác thực hay không thì còn là một ẩn số. Tuy nhiên, trong bài viết dưới đây, Tép Bạc sẽ giúp bạn đọc 4 kho báu có thật dưới lòng đại dương. Mời bạn đọc cùng tham khảo nhé!.

Lặn biển
• 07:38 24/04/2024

Giảm thiểu tác động từ biến đổi khí hậu đến hoạt động nuôi trồng thủy sản

Biến đổi khí hậu là một mối đe dọa lớn đối với sản xuất lương thực toàn cầu - bao gồm thủy sản và nuôi trồng thuỷ sản. Nó trực tiếp tác động, làm thay đổi các yếu tố môi trường sinh thái của động vật thủy sản ngoài tự nhiên và trong ao nuôi, do đó ảnh hưởng đến các hoạt động khai thác, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản.

Nuôi trồng thủy sản
• 07:38 24/04/2024

Rong xuất hiện nhiều trên vuông nuôi tôm

Hàng năm vào những thời điểm giao mùa, điều kiện thời tiết thường diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, nguy cơ rủi ro và thiệt hại về dịch bệnh trên tôm nuôi là rất cao. Đặc biệt ở ao nuôi tôm quảng canh, rong xuất hiện rất nhiều và gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi dưới ao.

Rong tảo dày đặc
• 07:38 24/04/2024