Thuốc trừ sâu và hiện tượng tôm vểnh mang

Mối quan hệ mật thiết giữa thuốc trừ sâu hoạt chất deltamethrin và hiện tượng vểnh mang ở tôm nuôi.

tôm vểnh mang
Hiện tượng vểnh mang ở tôm.

Thuốc trừ sâu hoạt chất deltamethrin được sử dụng rộng rãi không những trong lĩnh vực trồng trọt mà còn được người nuôi sử dụng trong nuôi tôm để xử lý nước, kích thích lột xác và làm giảm các vấn đề bệnh.

Hoạt chất này thuộc nhóm cúc tổng hợp và thường gây chết sinh vật ở nồng độ thấp và nồng độ dưới ngưỡng gây chết ảnh hưởng bất lợi đến sinh lý và sinh hoá sinh vật. Theo Nguyễn Thanh Phương và ctv. (2010), nồng độ deltamethrin 1%, 10% và 50% LC50-96 giờ (ở độ mặn 25‰) không ảnh hưởng đến tăng trưởng nhưng làm tăng tỉ lệ tôm chết và kéo dài chu kỳ lột xác của tôm.

Trần Quốc Việt và ctv. (2015) xác định độ độc mãn tính của cypermethrin (hoạt chất cùng nhóm cúc tổng hợp với deltamethrin) ghi nhận tôm có sự biến đổi là tế bào máu tập trung xung quanh vùng gan tụy và một số thay đổi về cấu trúc của ống gan tụy ở ngày thứ 10 và 20 sau khi tiếp xúc với cypermethrin ở nồng độ thấp (10-60% LC50). Hoạt chất deltamethrin cũng được xác định là có ảnh hưởng đến tôm sú và tôm thẻ chân trắng sau 10 ngày cho tôm tiếp xúc với deltamethrin ở nồng độ 20%, 40% và 60% LC50 nhưng không ghi nhận được dấu hiệu hoại tử hay dấu hiệu bệnh lý trên gan tụy của tôm thí nghiệm do ảnh hưởng của deltamethrin (Nguyễn Hồng Sơn và Đặng Thị Hoàng Oanh, 2015). 

Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 6 nghiệm thức cho mỗi đối tượng tôm sú và tôm thẻ chân trắng (mật độ bố trí 30 tôm/bể). Các nghiệm thức bố trí gồm 1 nghiệm thức đối chứng (không có deltamethrin và 5 nghiệm thức ở nồng độ lần lượt là 5%, 10%, 15%, 20% và 25% nồng độ gây chết 50% cá thể thí nghiệm (trị số LC50) của hoạt chất deltamethrin (0,010 mg/L đối với tôm sú; 0,001 mg/L đối với tôm thẻ chân trắng).

Thuốc bảo vệ thực vật DECIS 2,5EC (hoạt chất deltamethrin 25g/L) (Bayer, Đức) được sử dụng cho thí nghiệm bằng cách pha với nước muối tiệt trùng thành dung dịch có nồng độ hoạt chất 1g/L, sau đó cho vào bể thí nghiệm theo từng nồng độ thử nghiệm. 

Tôm được cho ăn thức ăn công nghiệp (4 lần/ngày) với lượng thức ăn khoảng 5% trọng lượng cơ thể. Tình trạng sức khỏe của tôm, các dấu hiệu bất thường và số tôm chết được ghi nhận hàng ngày. Thí nghiệm được theo dõi trong thời gian 60 ngày từ khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.

Tôm thẻ chân trắng vểnh mang sau 12-13 ngày tiếp xúc với deltamethrin ở các nghiệm thức deltamethrin là 5%, 10% và 15% LC50. Tỉ lệ tôm thẻ chân trắng vểnh mang ở các nồng độ deltamethrin 5% và 15% LC50 là 4,4±1,9%. Tỉ lệ vểnh mang ở nồng độ deltamethrin 10% LC50 là 5,6±1,9%.

Tôm bắt đầu chết từ ngày thứ 3 sau khi bổ sung deltamethrin vào bể thí nghiệm. Tôm ở các nghiệm thức deltamethrin 20% và 25% LC50 có tỉ lệ chết cao hơn ở các nghiệm thức có nồng độ deltamethrin 5%, 10% và 15%. Tỉ lệ sống sau 60 ngày tiếp xúc với deltamethrin của tôm thí nghiệm ghi nhận được ở Bảng 1.


Biểu hiện bệnh lý ở tôm thẻ chân trắng và tôm sú tiếp xúc với deltamethrin tương tự nhau, gồm: mềm vỏ, mang bẩn, trên cơ thể có đốm đem và đặc biệt là mang vểnh ra.


(A và B): Tôm sú vểnh mang thu từ ao nuôi. (C và D) tôm thẻ vểnh mang khi tiếp xúc với deltamethrin. (E và F) tôm sú vểnh mang khi tiếp xúc với deltamethrin. Mũi tên chỉ mang tôm vểnh ra.

Tôm bị vểnh mang và cong lên không khép lại được, để lộ các tơ mang ra bên ngoài, làm tơ mang dễ bị tổn thương, ảnh hưởng đến quá trình hô hấp của tôm làm tôm bị suy yếu và chết (FICEN, 2017)

Kết quả phân tích mô bệnh học ghi nhận tôm vểnh mang có cấu trúc mô mang và  gan tụy bình thường, không có biến dạng trên các sợi mang sơ cấp và thứ cấp cũng không có  thay đổi về cấu trúc của gan tụy. 

Kummari et al. (2018) đã thực hiện một khảo sát ở các ao nuôi tôm thẻ chân trắng ở bang Andhra Pradesh (Ấn độ) nhằm phân tích mối liên quan giữa các các biện pháp quản lý ao nuôi tôm và nguyên nhân gây tôm vểnh mang. Kết quả khảo sát và phân tích đã cho thấy có mối quan hệ giữa mật độ  thả, các thông số chất lượng nước ao và sự hiện diện của tôm vểnh mang nhưng vẫn chưa có cơ sở khoa học xác định tác nhân gây vểnh mang ở tôm. 

Kết quả  từ nghiên cứu nhằm cung cấp thông tin làm cơ sở khoa học cho việc quản lý sử dụng thuốc trừ sâu có hoạt chất deltamethrin trong nuôi tôm.

Theo Đặng Thị Hoàng Oanh và Trương Quốc Phú

Đăng ngày 23/06/2020
NH
Kỹ thuật

Có phải khi lột vỏ, tôm sẽ trốn dưới đáy ao?

Hành vi của tôm trong giai đoạn lột vỏ có những đặc điểm rất khác biệt so với lúc bình thường. Trong đó, một trong những hành vi dễ nhận thấy nhất là tôm có xu hướng trốn dưới đáy ao hoặc các khu vực an toàn hơn.

Tôm thẻ
• 14:26 01/11/2024

Diệt nấm bám trên thiết bị ao nuôi

Trong ao nuôi tôm, các thiết bị như máy sục khí, hệ thống cấp thoát nước, và các công cụ khác rất dễ bị nấm bám trong môi trường nước giàu chất hữu cơ. Nấm không chỉ làm hỏng thiết bị mà còn ảnh hưởng đến chất lượng nước, gây nguy hiểm cho tôm.

Nấm ao nuôi
• 10:27 30/10/2024

Một số kỹ thuật chọn và thả tôm giống

Trong nuôi tôm việc chọn và thả giống là một kỹ thuật hết sức quan trọng, có thể quyết định tới thành bại của vụ nuôi. Khi chọn tôm giống, người nuôi cần nắm thông tin về nguồn gốc bố mẹ của con giống, quy trình nuôi và các loại thức ăn đã sử dụng để đảm bảo chúng là những con giống chất lượng, khỏe mạnh, có khả năng sống tốt.

Thả giống
• 10:12 28/10/2024

Nuôi nước trước, nuôi tôm sau: Bí quyết giúp tăng hiệu quả trong nuôi tôm

Chuẩn bị và quản lý nguồn nước trước khi thả tôm vào ao là một yếu tố vô cùng quan trọng, thậm chí có thể nói là yếu tố quyết định đến sự thành bại của vụ nuôi. Câu nói “nuôi nước trước, nuôi tôm sau” đã trở thành kim chỉ nam cho nhiều người nuôi tôm thành công.

Tôm thẻ
• 10:52 24/10/2024

Có phải khi lột vỏ, tôm sẽ trốn dưới đáy ao?

Hành vi của tôm trong giai đoạn lột vỏ có những đặc điểm rất khác biệt so với lúc bình thường. Trong đó, một trong những hành vi dễ nhận thấy nhất là tôm có xu hướng trốn dưới đáy ao hoặc các khu vực an toàn hơn.

Tôm thẻ
• 03:21 03/11/2024

Chọn và thả giống tôm sú cho ao nuôi quảng canh mùa mưa

Mùa mưa là thời điểm có nhiều biến động môi trường, nên chọn và thả giống tôm sú cần được thực hiện cẩn thận để tối ưu sức khỏe và khả năng phát triển của tôm trong điều kiện khắc nghiệt. Vậy làm sao để có thể chọn và thả giống hạn chế rủi ro nhất có thể?

Tôm sú
• 03:21 03/11/2024

Liên kết khép kín chuỗi rong biển

Sáng 25/10/2024, tại Hà Nội, diễn ra lễ ký liên kết khép kín chuỗi rong biển giá trị cao giữa doanh nghiệp thu mua chế biến và doanh nghiệp cung cấp giống với Trung tâm ICAFIS thuộc Hội Thủy sản Việt Nam (đang phối hợp thúc đẩy chương trình hỗ trợ người dân trồng 1.000 ha rong biển).

Rong biển
• 03:21 03/11/2024

Cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản những tháng cuối năm

Cuối năm là giai đoạn đặc biệt quan trọng với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam, khi nhu cầu nhập khẩu thủy sản trên thị trường quốc tế tăng cao nhằm đáp ứng dịp lễ, tết.

Chế biến tôm
• 03:21 03/11/2024

Đồng Nai kiên quyết dẹp ngư cụ cấm và đánh bắt tự diệt

Trong thời gian qua, Đồng Nai đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp mạnh mẽ nhằm dẹp bỏ ngư cụ cấm và các hình thức đánh bắt kiểu “tự diệt”.

Người dân
• 03:21 03/11/2024
Some text some message..