Thuốc từ các loài cá

Trong Đông y, nhiều loại cá được đề cập không phải là món ăn mà là để chữa bệnh (Nam dược thần hiệu). Các nhà khoa học đã chứng minh trong cá có nhiều vitamin D tạo điều kiện cho việc hấp thu canxi của cơ thể, ngoài ra trong cá còn có nhiều kẽm là một vi chất có lợi cho sức khỏe.

Cá chép
Cá chép là món quen thuộc cũng là vị thuốc trong Đông y

Cá chép

Cá chép gọi là lý ngư, vị ngọt, tính bình, không độc nhập tỳ thận vị kinh, có tác dụng lợi thủy tiêu thũng, kiện tỳ khai vị, hạ thủy thông sữa, thai động bất an, rất tốt cho phụ nữ mang thai.

Chữa nôn mửa: Cá chép 1 con, đánh vảy, mổ bỏ ruột, rửa sạch, sa sâm 6g giã dập, gừng tươi 10g thái mỏng, nước 2 bát. Sa sâm + gừng cho vào bụng cá hầm chín, ăn trong ngày.

Tác dụng an thai, chữa động thai: Cá chép to 1 con để cả vảy, mổ bỏ ruột; gạo nếp vừa đủ, cho thêm ít vỏ quýt, gừng sống, gia vị, nấu thành cháo ăn hàng ngày rất tốt.

Chủ trị phụ nữ có thai bị phù: Cá chép to 1 con, đậu đỏ 100g, cho thêm gừng, hành trắng, nấu chín, ăn nhạt. Ăn cái, uống nước, ăn hết 1 lần để thải độc.

Tăng tiết sữa: Cá chép 1 con, chân giò lợn 1 phần, thông thảo 3g. Tất cả hầm mềm, chia ăn nhiều lần trong ngày.

Trị ứ huyết, đau bụng dưới sau sinh: Vảy cá chép sấy khô, nghiền nhỏ uống với ít rượu nếp.

Kiện tỳ vị, trị bệnh hư hàn: Cá chép 1 con đem luộc lấy nước, thêm hành tươi cắt khúc, gừng, gia vị vừa đủ, ăn cá, uống canh.

Cá chạch

Cá chạch bùn giàu chất dinh dưỡng; theo Đông y, chạch bùn vị cam, tính bình, có tác dụng ôn trung, ích khí, trừ tà thấp. Chạch bùn bổ mà không tanh, không kiêng kỵ với bất cứ bệnh gì. Là thực phẩm tốt với người bệnh gan, tiểu đường, liệt dương và các chứng bệnh đường tiết niệu... chạch bùn đều có tác dụng trị liệu nhất định. Các nhà y học Trung Quốc còn cho rằng, cá chạch có tác dụng lợi mật, làm hết vàng da và có khả năng bảo vệ tế bào gan, làm hạ men gan, cải thiện chức năng gan với với trường hợp viêm gan mạn tính...


Cá chạch bùn rán vàng trị suy nhược cơ thể.

Trị suy nhược cơ thể, gầy yếu, thiếu máu, trẻ em suy dinh dưỡng: Cá chạch rán vàng 120g, hoàng kỳ 15g, đẳng sâm 15g, hoài sơn 30g, đại táo 15g, gừng tươi 5g, nước 250ml. Tất cả đem hầm kỹ, còn 100 ml nước. Chia ăn trong ngày.

Trị viêm gan vàng da, bổ tỳ vị, trừ thấp: Cá chạch 250g, đậu phụ 500g. Cá chạch rán qua thêm gừng tươi, hành khô, hạt tiêu, gia vị tẩm ướp cá cho thơm, nấucanh, canh sôi cho đậu phụ cắt miếng vào

Bổ thận, trợ dương, hỗ trợ điều trị liệt dương, suy giảm khả năng tình dục: Cá chạch 250g, mỡ lợn, hạt tiêu, gia vị vừa đủ, thêm chút rượu vang, hầm nhừ.

Chữa bệnh trĩ xuất huyết: Cá chạch 250g, cát cánh 6g, địa du 18g, hoa hòe 9g, kha tử 9g. Tất cả đem hầm kỹ, lấy nước uống.

Trị bệnh tiểu đường: Cá chạch 10 con bỏ đầu đuôi, làm sạch, phơi hoặc sấy khô, đốt thành than rồi tán bột; lá sen tươi phơi khô tán bột, hai thứ lượng bằng nhau, trộn đều, uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 1 thìa cà phê.

Chữa mẩn ngứa, giải độc gan: Cá chạch 30g, đại táo 15g, gia vị vừa đủ, nấu canh ăn ngày một lần. Ăn 7- 10 ngày.

Chữa suy nhược cơ thể, bổ tỳ vị: Cá chạch 250g, thịt lợn nạc 50g, lạc nhân 100g, gừng, hạt tiêu. Cá chạch rán qua, thịt, gừng,  gia vị, nước 250 ml; hầm nhừ còn 100ml nước. Ăn trong 1 tuần, ngày 1 lần. Nghỉ 1 tuần lại tiếp tục. Dùng trong 3 tháng.

Trị viêm gan cấp tính và viêm gan mạn tính: Cá chạch bỏ đầu đuôi, làm sạch, đem sấy khô, tán nhỏ thành bột, cất trong lọ kín dùng dần. Mỗi lần uống 10g, ngày uống 3 lần.

Chữa khí hư, người mệt mỏi, trẻ em mồ hôi trộm: Cá chạch 200g làm chín, gỡ lấy thịt nấu với gạo tẻ thành cháo.

Cá diếc

Cá diếc được Đông y sử dụng làm thuốc chữa bệnh từ lâu với tên thuốc là tức ngư. Cá diếc có vị ngọt nhạt, tính ấm, không độc. Tác dụng bổ tỳ, vị, hành thủy, tiêu thũng, chỉ khát, làm se, sát khuẩn... được dùng trong các trường hợp sau:

Chữa tiểu đường: Cá diếc 1 con, làm sạch, lá chè non 20-30g rửa sạch cho vào bụng cá, bọc giấy nhiều lần quanh cá, đem đốt chín cá, tán nhỏ chia ra làm nhiều lần uống trong ngày với nước ấm.


Cá diếc được Đông y sử dụng làm thuốc chữa bệnh từ lâu với tên thuốc là tức ngư

Chữa viêm phế quản mạn: Thịt cá diếc sấy khô 50g, bột bán hạ 3g, bột gừng sống 3g, trộn đều. Uống với nước ấm.

Chữa viêm đại tràng: Cá diếc 1 con, gạo tẻ 50g. Hầm mềm với gạo thành cháo, thêm gia vị, hành, rau thơm, ăn nóng.

Chữa viêm gan vàng da: Cá diếc 1 con, làm sạch, bỏ ruột, nướng qua, sau cho rau má, lá mơ vào hấp chín.

Thuốc bổ huyết và dưỡng da: Cá diếc 1 con, câu kỷ tử 12g, hoàng kỳ 12g, gừng sống 3 lát, hành, giấm, đường, hạt tiêu, rượu vang. Hầm mềm.

Chữa viêm loét dạ dày: Bong bóng cá diếc rửa sạch rán giòn tán bột. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 6g hòa với với nước ấm.

Chữa tăng huyết áp: Cá diếc 1 con, đánh vảy, bỏ mang, ruột, rửa sạch, bột mẫu lệ 12g, ướp cá với gia vị, gừng tươi, 1 ít rượu trắng, hành khô, bột mẫu lệ trong 20-30 phút. Thêm đậu phụ, rau cải xanh, nước dùng (có thể dùng nước luộc gà) vừa đủ, nấu thành canh. Ăn hàng ngày.

Chữa viêm túi mật: Lấy mật cá diếc uống với rượu.

Dùng cho thai phụ nôn mửa, tinh thần mỏi mệt, tay chân rã rời, có thể có phù nhẹ hai chi dưới: Sa nhân 3g, cá diếc 1 con, gừng tươi, hành và gia vị vừa đủ. Cá diếc làm sạch, cho sa nhân vào trong bụng rồi kho nhừ, chế đủ gia vị, ăn nóng.

Sức khỏe & Đời sống
Đăng ngày 15/06/2020
Lương y Hoài Vũ
Ẩm thực

Bùng phát bệnh nhiễm trùng nguy hiểm liên quan đến nguồn cá nước ngọt ở Hong Kong

Ngày 20/10, cơ quan y tế Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) xác nhận sự bùng phát của một bệnh nhiễm trùng nguy hiểm sau khi phát hiện nhiều trường hợp mắc bệnh có liên quan đến cùng một nguồn cá nước ngọt.

chợ cá Hongkong
• 12:56 22/10/2021

Bạc Liêu: Phát hiện ổ dịch tại công ty thủy sản với 50 ca dương tính Covid-19

Tỉnh Bạc Liêu vừa ghi nhận 100 trường hợp dương tính Covid-19, trong đó có đến 50 ca qua xét nghiệm, sàng lọc trong cộng đồng liên quan ổ dịch tại Công ty TNHH thủy sản Tấn Khởi (khóm 2, P.1, TX.Giá Rai).

công ty thủy sản
• 11:34 20/10/2021

Tài xế chở cá mắc COVID-19 lây nhiễm cho 30 công nhân khác

Một tài xế chở cá từ tỉnh Trà Vinh đến bãi cá Dương Lan ở An Giang giao cá thì phát hiện dương tính COVID-19. Sau đó, có thêm 30 trường hợp khác là công nhân khuân vác cá tại bãi này cũng bị nhiễm COVID-19.

Trung tâm y tế An Phú
• 16:46 06/08/2021

Vũng Tàu lấy hơn 4.000 mẫu xét nghiệm của thuyền viên tàu cá

Theo Ban Quản lý (BQL) cảng cá Tân Phước, xã phước Tỉnh (huyện Long Điền), tính từ ngày 30/6 đến 29/7, các lực lượng chức năng đã tiến hành lấy hơn 4.000 mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 cho các thuyền viên khi tàu cập cảng cá Tân Phước, xã Phước Tỉnh vàđều có kết quả âm tính.

Lấy mẫu covid
• 15:35 29/07/2021

Hương vị ốc ruốc

Tại Bình Định, thời gian từ tháng Giêng đến tháng Ba (âm lịch) là thời điểm nhiều người đổ về các vùng biển để cào ốc ruốc. Ốc ruốc có kích thước bằng đồng đều hạt cúc áo, đủ màu sắc, khá xinh xắn, khi ăn xong có nhiều người gom vỏ ốc để kết thành rèm cửa, xâu chuỗi đeo tay…

Ốc ruốc
• 11:00 26/03/2024

Vào mùa cá dìa Bình Định với các món ngon

Tại tỉnh Bình Định, Cá Dìa bông (Siganus guttatus, Bloch 1787) là loài cá nước lợ - mặn, có giá trị kinh tế khá cao. Khi còn nhỏ, cá sống chủ yếu ở vùng đầm phá, cửa sông; lúc trưởng thành thì di cư ra biển, tìm đến các ghềnh đá, bãi san hô... để sinh sản.

Cá dìa
• 10:10 13/03/2024

Gợi ý những món khô để nhâm nhi ngày cuối tuần

Cuối tuần là khoảng thời gian để gia đình, bạn bè hội họp để gặp gỡ nhau, vậy bạn đã chuẩn bị những món gì để chiêu đãi cả nhà đây ạ? Sau đây, Tép Bạc sẽ gợi ý cho bạn những món khô để nhậu nhâm nhi, góp phần tăng không khí vui vẻ và đầm ấm nhé!.

Món khô ngon
• 08:00 21/02/2024

Điểm danh các loài hải sản tươi sống làm Sashimi

Sashimi là một món ăn khá đặc biệt trong ẩm thực Nhật Bản. Không giống như Sushi với sự kết hợp đa dạng của nhiều nguyên liệu, Sashimi chỉ tập trung vào duy nhất một thành phần chính: hải sản tươi sống. Cùng Tép Bạc điểm danh các loại hải sản làm Sashimi ngon nhất Nhật Bản nhé.

Sashimi
• 10:26 17/02/2024

Các loài cá lóc nuôi cảnh thú vị cho người chơi cá cảnh

Trong những năm gần đây, việc nuôi cá lóc cảnh tại Việt Nam đã trở nên phổ biến hơn. Đây là loại cá săn mồi có nhiều màu sắc đẹp, mà trước đây chỉ được một số ít người chơi quan tâm.

Cá lóc cảnh
• 17:38 29/03/2024

Những điều cần biết về bệnh đốm trắng và biện pháp phòng bệnh hiệu quả

Bệnh đốm trắng trên tôm do virus gây ra là một trong những bệnh vô cùng nguy hiểm, tỷ lệ chết của tôm lên tới 90 – 100% chỉ sau từ 3 – 10 ngày nhiễm bệnh, xuất hiện chủ yếu khi nhiệt độ xuống thấp dưới 320C.

Bệnh đốm trắng trên tôm
• 17:38 29/03/2024

Công tác chuẩn bị để khởi đầu vụ nuôi mới thành công

Khi bắt đầu nuôi tôm hoặc sau mỗi kỳ thu hoạch, mọi người thường quan tâm đến việc chuẩn bị những gì để khởi đầu vụ nuôi mới thành công hơn và đạt được thuận lợi. Để bảo đảm rằng quá trình chuẩn bị ao nuôi tôm mới ít gặp rủi ro, tôm phát triển đều, cũng như để làm cho các vụ nuôi sau này trở nên dễ dàng hơn. Bài viết dưới đây sẽ trình bày những điểm cần lưu ý khi tiến hành chuẩn bị khởi đầu vụ nuôi mới cho bà con.

Tôm thẻ chân trắng
• 17:38 29/03/2024

Chuyển dịch xanh: Yêu cầu và cơ hội tăng cao với thủy sản

Ngày 28/3/2024, VCCI Cần Thơ tổ chức hội thảo “Chuyển dịch xanh: Thách thức, cơ hội cho doanh nghiệp ĐBSCL và giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp” trao đổi về những yêu cầu và cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu trong bối cảnh giảm phát thải khí nhà kính.

Thủy sản
• 17:38 29/03/2024

Chất kích thích hệ miễn dịch ở tôm

Nhắc đến tôm, có lẽ bạn chưa biết chúng là một loài động vật không có cơ quan miễn dịch. Vì vậy, việc sử dụng chất kích thích miễn dịch là biện pháp hiệu quả giúp tăng cường đề kháng cho tôm, công cụ quan trọng trong quá trình kiểm soát bệnh tôm nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 17:38 29/03/2024