Thủy điện sông Mê Kông khiến Việt Nam mất 1 tỉ USD/năm

Ước tính mỗi năm các đập thủy điện trên sông Mê Kông gây thiệt hại về kinh tế cho người dân sống hai bên lưu vực sông khoảng 500 triệu đô la Mỹ. Còn nếu 19 đập thủy điện trên dòng chính của sông Mê Kông xây dựng xong thì thiệt hại sẽ không thể xác định được.

Các đập thủy điện khiến cho tổn hại nguồn lợi thủy sản ước tính từ 500 triệu USD đến 1 tỉ USD mỗi năm.
Các đập thủy điện khiến cho tổn hại nguồn lợi thủy sản ước tính từ 500 triệu USD đến 1 tỉ USD mỗi năm.

Còn với Việt Nam, giới chuyên môn đánh giá do nằm ở hạ nguồn sông Mê Kông, Việt Nam đang đứng trước nguy cơ phải gánh chịu tác động to lớn, chưa thể lường trước từ các dự án thủy điện ở thượng nguồn: thiếu hụt nguồn nước ở hạ lưu; xâm nhập mặn nghiêm trọng; suy giảm lượng phù sa bồi đắp cho đồng bằng từ 26 triệu tấn/năm xuống còn 7 triệu tấn/năm; tổn hại nguồn lợi thủy sản từ 500 triệu USD đến 1 tỉ USD mỗi năm.

Những lo ngại này liên tục được nhắc tới trên các diễn đàn và mới đây Diễn đàn Mê Kông và đập thủy điện trên ba sông Sesan, Srepok và Sekong (3S) do Tổ chức phi chính phủ TERRA và Tổ chức Sông ngòi thế giới tổ chức tại thủ đô Phnom Penh, Campuchia, các nhà khoa học, các nhà hoạt động môi trường một lần nữa nhấn mạnh thông điệp làm sao cứu được dòng sông Mê Kông trước hàng loạt đập thủy điện.

Hiện có 19 đập thủy điện đã và nằm trong kế hoạch xây dựng trên sông chính Mê Kông, trong đó, 8 cái ở Trung Quốc với 5 đập đã đi vào hoạt động và 3 đập đang có kế hoạch xây dựng, 9 cái tại Lào và 2 cái ở địa phận Campuchia đang nằm trong dự án sẽ xây dựng của Chính phủ. Đó là chưa kể, hàng chục thủy điện lớn nhỏ tại các nhánh sông của sông Mê Kông.

Theo các đại biểu tham dự diễn đàn, hàng loạt đập thủy điện đã được xây dựng và đang có kế hoạch xây dựng sẽ ảnh hưởng đến sinh kế của 60 triệu người dân sống ở đây; trong đó, 80% phụ thuộc trực tiếp vào sông vì lương thực và sinh kế của mình.

Tổ chức Sông ngòi quốc tế cho rằng, việc các chính phủ, người dân cần có chiến lược để cứu các dòng sông trên sông Mê Kông là một cách để bảo tồn những giá trị văn hóa hai bên dòng sông vốn tồn tại hàng trăm năm nay.

Theo Tổ chức Sông ngòi quốc tế, sông Mê Kông hiện có khoảng gần 1.000 loài cá, trong đó một phần ba các loài có đời sống di chuyển khoảng 1.000 km để kiếm ăn và sinh sản. Ở một số vùng, vào mùa sinh sản lượng cá di chuyển có thể lên đến 3 triệu con mỗi giờ, khiến sông Mê Kông trở thành vùng di cư lớn nhất thế giới.

Thế nhưng, nghiên cứu mới đây của Ủy hội sông Mê Kông về đánh giá môi trường chiến lược của các đập thủy điện trên sông Mê Kông cho biết, hệ thống các đập thủy điện đã khiến các dòng chảy ở hạ lưu sông Mê Kông trở thành các hồ chứa nước tù đọng. Sự xuất hiện của các đập thủy điện đã ngăn chặn sự di cư của các loài cá cũng như làm thay đổi môi trường tự nhiên của chúng.

Qua kết quả nghiên cứu này, Ủy hội sông Mê Kông cho rằng, từ những ảnh hưởng nêu trên đã khiến lượng cá trên sông Mê Kông đã suy giảm 26-42%, dẫn đến thiệt hại khoảng 500 triệu đô la Mỹ/năm. Ngoài ra, có khoảng hơn 100 loài cá đứng trước nguy cơ tuyệt chủng và an ninh lương thực của khoảng 2 triệu người bị ảnh hưởng. Đó là chưa kể hàng triệu người sẽ phải hứng chịu các tác động lên nguồn lương thực, thu nhập và lối sống.

Cũng theo đánh giá này, nếu tất cả các đập thủy điện được xây dựng trên sông Mê Kông thì chất dinh dưỡng, trầm tích đổ vào ĐBSCL chỉ còn khoảng 25%, tức là giảm 75% dinh dưỡng, trầm tích so với trước đây và qua đó, gián tiếp ảnh hưởng đến vựa lúa và nông sản của Việt Nam. Như vậy, một khi vựa lúa ĐBSCL bị ảnh hưởng thì gián tiếp ảnh hưởng đến an ninh lương thực thế giới vì 90% lượng gạo xuất khẩu mỗi năm của Việt Nam là từ ĐBSCL.

Trước đó TS Đào Trọng Tứ, Giám đốc Trung tâm Tài nguyên nước và Thích nghi biến đổi khí hậu (CEWAREC), cũng nhiều lần lên tiếng về các con đập ngăn dòng trên sông Mê Kông.

Theo TS Tứ, việc 12 đập  đã được xây dựng trên dòng chính sông Mê Kông là đập dâng, dung tích từ 200 triệu đến 2 tỉ mét khối nước/đập, sẽ tác động rất lớn đến an ninh lượng thực, an ninh nguồn nước và an ninh xã hội của 18 triệu dân vùng ĐBSCL”.

Ông Tứ cũng cho biết ở thượng nguồn sông Mekong, đến năm 2040, Trung Quốc sẽ xây dựng 15 đập thủy điện lớn và đã đưa vào hoạt động 4 đập, trong khi Trung Quốc không tham gia Ủy hội sông Mekong quốc tế (MRC).

“Có thể nói Trung Quốc hoàn toàn chủ động sử dụng và chi phối đối với các bậc thang thủy điện ở hạ lưu vực”.

TS Đào Trọng Tứ nhấn mạnh và kiến nghị: “Là quốc gia cuối nguồn, chịu tác động mạnh từ thượng lưu, Việt Nam cần có đối sách hợp lý và kiên định mới bảo đảm được sự phát triển của ĐBSCL trong tương lai”.

Sở dĩ cần phải có những động thái như vậy là vì Mekong là 1 trong 10 con sông lớn nhất thế giới; nơi cung cấp gạo lớn nhất thế giới; có nguồn cá và đa dạng sinh học lớn thứ hai thế giới; có tải lượng phù sa thứ sáu trên thế giới (160 triệu tấn/năm) và là vùng đất có đa dạng văn hóa nhất trên thế giới.

Đất Việt
Đăng ngày 07/06/2013
Bích Ngọc (Tổng hợp CAND, TBKTSG)
Môi trường

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 10:55 20/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Tìm hiểu các loại vi sinh vật trong nước thải

Vi sinh vật trong nước thải đóng vai trò quan trọng trong việc phân hủy các chất hữu cơ và làm sạch nước. Hiểu biết về các loại vi sinh vật này sẽ giúp chúng ta tối ưu hóa quá trình xử lý nước thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ nguồn nước.

Nước thải ao nuôi
• 09:38 12/11/2024

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:53 05/11/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 06:56 23/11/2024

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 06:56 23/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 06:56 23/11/2024

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 06:56 23/11/2024

Thần tình yêu đại dương - Cá thần tiên rạn san hô

Cá thần tiên rạn san hô Tosanoides Aphrodite là một phát hiện đầy bất ngờ trong thế giới sinh vật biển. Được các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học California (Mỹ) công bố, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ đẹp lộng lẫy mà còn khiến cộng đồng khoa học ngạc nhiên khi chúng chưa từng được ghi nhận trước đây. Cùng tìm hiểu về loài cá được mệnh danh là "thần tình yêu đại dương" này!

Tosanoides Aphrodite
• 06:56 23/11/2024
Some text some message..