Thủy điện thượng nguồn giảm xả nước bắt đầu tác động tới ĐBSCL

(VLO) Theo Viện Khoa học thủy lợi Miền Nam, việc đập thủy điện Cảnh Hồng ở thượng nguồn sông Mekong giảm xả nước từ ngày 5- 24/1/2021 đã chính thức có tác động đến ĐBSCL từ 25/1/2021 và mặn ở ĐBSCL lên cao nhất sẽ diễn ra từ ngày 8- 16/2/2021.

đập thủy điện
Đập thủy điện thượng nguồn gây nhiều tác động đến ĐBSCL. (Ảnh minh họa)

(VLO) Theo Viện Khoa học thủy lợi Miền Nam, việc đập thủy điện Cảnh Hồng ở thượng nguồn sông Mekong giảm xả nước từ ngày 5- 24/1/2021 đã chính thức có tác động đến ĐBSCL từ 25/1/2021 và mặn ở ĐBSCL lên cao nhất sẽ diễn ra từ ngày 8 - 16/2/2021.

Việc giảm xả thủy điện kéo dài 20 ngày sẽ ảnh hưởng đến ĐBSCL vào cuối tháng 1 và đầu tháng 2, dự báo hết ảnh hưởng ra đến biển tới 25/2/2021 và mặn lên cao nhất từ ngày 8 - 16/2/2021, đúng dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu.

Độ mặn 4‰ có thể xâm nhập vào sâu trên dòng chính, các cửa sông Cửu Long từ 50 - 70 km. Viện Khoa học thủy lợi Miền Nam khuyến cáo, các địa phương vùng ĐBSCL tăng cường các giải pháp tích nước vào hệ thống kinh, mương, ao, các dụng cụ trữ khác chậm nhất đến ngày 7/2/2021 nhằm hạn chế thiệt hại do đợt mặn tăng cao từ ảnh hưởng của giảm xả nước thủy điện thượng nguồn.

Từ 17 - 23/1/2021, mực nước đầu nguồn cao hơn cùng thời kỳ năm 2020 lần lượt là 0,24 m và 0,25 m. Tại trạm Cần Thơ (sông Hậu), mực nước cao nhất là 1,56 m, cao hơn cùng thời kỳ năm trước là 0,21 m, mực nước thấp nhất là - 0,67 m, cao hơn cùng thời kỳ năm trước là 0,32 m.

Tại trạm Mỹ Thuận (sông Tiền), mực nước cao nhất là 1,46 m, cao hơn cùng thời kỳ năm trước là 0,16 m, mực nước thấp nhất là -1,06 m, cao hơn cùng thời kỳ năm trước là 0,21 m. Độ mặn lớn nhất tại các nơi xuất hiện ở mức 0,1 - 2,8 ‰.

Theo ông Trương Hoàng Giang- Phó Giám đốc phụ trách Đài Khí tượng - Thủy văn tỉnh Vĩnh Long, hiện nay độ mặn đang có xu hướng tăng lên theo kỳ triều cường rằm tháng Chạp. Độ mặn lớn nhất tuần này (đến 30/1/2021) chủ yếu ở mức nhỏ hơn 8 ‰.

Cụ thể như sau: cống Nàng Âm (xã Trung Thành Đông) 5,5- 6,5‰, Tích Thiện 3 - 4 ‰, Quới An 0,5 - 1,5 ‰, Trà Ôn 0,5 - 1 ‰, vàm rạch Cái Muối (xã Bình Hòa Phước) 0- 0,5‰, Đồng Phú 0 - 0,5 ‰, Ngã Tư (xã Hựu Thành) 1 - 1,5 ‰.

Độ mặn lớn nhất xuất hiện tại cống Nàng Âm vào ngày 28/1, các trạm còn lại xuất hiện vào ngày 30/1. Mức độ rủi ro thiên tai do xâm nhập mặn trên các sông chính trong tỉnh ở cấp độ 1.

Ông Lưu Nhuận - Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi (Sở Nông nghiệp- PTNT), Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh thông tin: Số liệu đo mặn cập nhật lúc 7 giờ ngày 25/1/2021 của văn phòng thường trực cho thấy độ mặn tại cống Nàng Âm (xã Trung Thành Đông- Vũng Liêm) lên mức 3,4 ‰; độ mặn tại các trạm còn lại như sau: Quới An 0,2 ‰, Trà Ôn 0,1‰, Tích Thiện 0,7 ‰, Ngã Tư (xã Hựu Thành - Trà Ôn) 0,5 ‰, vàm rạch Cái Muối (xã Bình Hòa Phước- Long Hồ) 0,1 ‰.

Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh đề nghị các địa phương thường xuyên kiểm tra độ mặn để có phương án phòng chống, ứng phó xâm nhập mặn.

Dự báo xâm nhập mặn khu vực Nam Bộ từ nay đến cuối tháng 1/2021, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia đưa ra nhận định xu thế xâm nhập mặn vùng ĐBSCL mùa khô năm nay ở mức cao hơn trung bình nhiều năm nhưng không nghiêm trọng như mùa khô 2019 - 2020.

Các đợt xâm nhập mặn cao nhất ở cửa sông Cửu Long khả năng tập trung trong tháng 2 (từ 10 - 15/2 và từ 26/2 - 2/3) và tháng 3 (từ 12 - 16/3 và 25 - 29/3). Tình hình xâm nhập mặn còn phụ thuộc vào nguồn nước thượng nguồn, triều cường và những biến động trong thời gian tới.

Hiện mực nước các trạm trên dòng chính sông Mekong giảm dần. Mực nước ở các trạm hạ lưu ở mức tương đương trung bình nhiều năm. Mực nước trên sông Tiền và sông Hậu biến đổi chậm theo triều. Mực nước cao nhất tuần tại Tân Châu là 1,6 m, tại Châu Đốc là 1,7 m, cao hơn trung bình nhiều năm cùng thời kỳ từ 0,25 - 0,35m.

Tuần cuối của tháng 1/2021, xu thế xâm nhập mặn ở ĐBSCL tăng dần và đạt mức cao nhất vào những ngày cuối tháng nhưng vẫn thấp hơn độ mặn cao nhất vào tháng 1/2020. Chiều sâu ranh mặn 4 ‰ trong thời kỳ này có phạm vi xâm nhập 40 - 48 km phía sông Cổ Chiên, Hàm Luông và 35 - 45 km phía sông Hậu.

Báo Vĩnh Long
Đăng ngày 05/02/2021
Thành Long
Nuôi trồng

Cách kiểm soát lượng thức ăn để giảm chi phí

Việc nuôi tôm một cách hiệu quả và tiết kiệm không chỉ là việc cung cấp đủ thức ăn cho chúng, mà còn là sự kết hợp hài hòa giữa các biện pháp quản lý môi trường, lịch trình cung cấp thức ăn, và sử dụng thông minh nguồn thức ăn tự nhiên và nhân tạo, sử dụng công nghệ mới.

Tôm thẻ
• 08:00 28/01/2025

Lợi ích kinh tế và mô hình nuôi cá lóc hiệu quả cho nông dân

Trong bối cảnh phát triển bền vững ngành nông nghiệp, việc kết hợp giữa nuôi trồng thủy sản và canh tác truyền thống đang trở thành xu hướng.

Nuôi cá lóc
• 08:00 27/01/2025

Khoáng tạt và khoáng trộn: Ưu và nhược điểm từng loại

Trong nuôi tôm, cung cấp đầy đủ khoáng chất là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự phát triển và sinh trưởng đồng đều của tôm. Hiện nay, người nuôi thường sử dụng hai hình thức bổ sung khoáng chất: khoáng tạt và khoáng trộn. Mỗi hình thức đều có những ưu và nhược điểm riêng, phù hợp với tùy tình huống và mục đích sử dụng.

Khoáng cho tôm
• 09:00 26/01/2025

Tái chế nước thải trong ao nuôi để bảo vệ môi trường

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển, vấn đề xử lý nước thải trong ao nuôi đang trở thành một trong những mối quan tâm hàng đầu.

Ao nuôi tôm
• 09:41 24/01/2025

Nhu cầu tiêu thụ thủy sản hữu cơ tại các nước phát triển

Trong xu hướng tiêu dùng bên vực, ngày càng nhiều quốc gia phát triển chú trọng đến sản phẩm hữu cơ, bao gồm cả thủy sản. Sản phẩm hữu cơ được đánh giá cao nhờ quy trình sản xuất an toàn, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và giảm thiểu tác động đến môi trường.

Thủy sản
• 22:50 27/01/2025

Lợi ích kinh tế và mô hình nuôi cá lóc hiệu quả cho nông dân

Trong bối cảnh phát triển bền vững ngành nông nghiệp, việc kết hợp giữa nuôi trồng thủy sản và canh tác truyền thống đang trở thành xu hướng.

Nuôi cá lóc
• 22:50 27/01/2025

Khoáng tạt và khoáng trộn: Ưu và nhược điểm từng loại

Trong nuôi tôm, cung cấp đầy đủ khoáng chất là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự phát triển và sinh trưởng đồng đều của tôm. Hiện nay, người nuôi thường sử dụng hai hình thức bổ sung khoáng chất: khoáng tạt và khoáng trộn. Mỗi hình thức đều có những ưu và nhược điểm riêng, phù hợp với tùy tình huống và mục đích sử dụng.

Khoáng cho tôm
• 22:50 27/01/2025

Tép hòa vị Tết 2025: Cách làm chả cá thác lác dai ngon đúng chuẩn cho ngày Tết

Chả cá thác lác là món ăn quen thuộc trong ẩm thực Việt Nam, nổi bật với hương vị thơm ngon, dai giòn đặc trưng và cực kỳ bổ dưỡng. Làm chả cá thác lác tưởng chừng đơn giản nhưng để đạt được độ dai ngon đúng chuẩn, người làm cần nắm rõ từng bước từ chọn nguyên liệu đến chế biến.

Chả cá thác lác
• 22:50 27/01/2025

Áp dụng nhiều công nghệ mới để chống khai thác IUU

Sáng ngày 14/1/2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì hội nghị lần thứ 12 về chống khai thác IUU, chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban Châu Âu lần thứ 5. Phó Thủ tướng chỉ đạo, áp dụng nhiều công nghệ mới để tăng cường quản lý đội tàu cá. Một số chuyên gia cho biết, Ấn Độ đã sử dụng máy bay không người lái để giám sát tàu cá, ngăn chặn khai thác IUU.

Tàu thuyền
• 22:50 27/01/2025
Some text some message..