Thủy sản nhập lậu: Họa khôn lường

Cá tầm nhập lậu khiến mức giá giảm đột ngột. Ngoài ra cá trê, cá quả, ếch… của Trung Quốc cũng nhập vào Việt Nam ồ ạt. Người tiêu dùng trong nước mỗi ngày một hoang mang, lo ngại hơn, bởi chẳng còn biết ăn gì, uống gì khi không thể phân biệt được thực phẩm nhập lậu này có độc hại không?

Cá tầm Trung Quốc
Cá tầm Trung Quốc

Cá chạy đường bộ

Ngày 2/5, Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (PC49), Công an Hà Nội phối hợp với Đội Quản lý thị trường số 1 (Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội) bắt quả tang hai vụ vận chuyển cá trê giống, cá quả, ếch nhập lậu từ Trung Quốc. Tại Quốc lộ 2 (đoạn qua xã Kim Anh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội) lực lượng chức năng kiểm tra xe tải do ông Nguyễn Văn Học (trú Xuân Sơn, huyện Đông Triều, Quảng Ninh) cầm lái, phát hiện trên xe chở 9.000 con cá trê giống (208kg).

Chủ lô hàng Nguyễn Văn Thịnh (trú tại Đại Đồng, huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) không xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ số cá trê giống trên và khai nhận đã mua từ Trung Quốc với giá 90.000đồng/kg.

Lực lượng chức năng kiểm tra một xe tải đang dừng trên Quốc lộ 5 (đoạn qua thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm, Hà Nội), phát hiện trên xe có nhiều thùng xốp chứa 133 con cá quả (trọng lượng 149kg) và 360 con ếch (trọng lượng 72kg). Chủ hàng là ông Nguyễn Xuân Tư (trú tại phường Bàng La, quận Đồ Sơn, Hải Phòng) khai nhận số cá và ếch trên được mua từ Trung Quốc, không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ.

Trước đó, ngày 29/4, cơ quan chức năng cũng tiến hành kiểm tra xe ôtô tải mang biển kiểm soát 14C-05189 do Trần Ngọc Thịnh (trú Phúc Xá, Ba Đình, Hà Nội) điều khiển, đang dừng đỗ trên đường Tam Trinh (Hoàng Mai), phát hiện trên thùng xe có nhiều bể nước đựng 210 con cá tầm (trọng lượng 525kg).

Tại một số chợ, cá tầm Trung Quốc được bán với giá 70.000 đồng/kg, chỉ bằng 1/3 giá bán buôn của các công ty trong nước, còn ếch Trung Quốc to gấp rưỡi ếch ta nhưng giá rẻ hơn nhiều. Hiện nay, một số loại thủy sản được nhập lậu từ Trung Quốc, chủ yếu là các loại cá quả, cá tầm, cá chép, ếch tươi sống. Sau khi được vận chuyển về Hà Nội các loại cá, ếch được tập trung tại chợ cá đầu mối Yên Sở rồi phân phối về các chợ Cầu Giấy, Nghĩa Tân, Ngã Tư Sở…

Tại các chợ và cửa hàng kinh doanh cá tầm, chủ hàng thường quảng cáo là cá nuôi ở Sa Pa nhưng thực chất phần nhiều là cá tầm Trung Quốc. Theo một đầu nậu, cá tầm nhập lậu thường được phân chia thành 2 loại, loại 1 là cá sống được làm cho ngất, giá tại chợ Yên Sở là 70-80.000 đồng/kg, còn loại cá chết, được ướp đá, gia vị để tránh ôi thiu, giá bán trên dưới 50 nghìn đồng/kg.
Còn cá lóc và ếch Trung Quốc có giá 70-75.000 đồng/kg. Sau khi phân phối về các chợ nhỏ, ếch và cá lóc nhập lậu được “dán tem” Việt Nam và đội giá lên 100-120.000 đồng/kg.

Đội Quản lý Thị trường số 10 - Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội, đơn vị quản lý khu vực sân bay Nội Bài nắm được thông tin “Có hiện tượng cá tầm Trung Quốc “bay lậu” qua đường hàng không nội địa”. Tuy nhiên, các chủ hàng thường hợp thức hóa các thủ tục về kiểm dịch, nguồn gốc xuất xứ và quay vòng các giấy tờ này nên lực lượng quản lý thị trường rất khó xử lý.

Sau khi báo chí đưa tin, lượng cá tầm đi bằng đường hàng không giảm rõ rệt, theo như nhận định của nhân viên đội quản lý thị trường thì “bây giờ chỉ chuyển vài tạ/ngày”. Đơn vị này luôn than rằng, do lực lượng mỏng nên không thể kiểm soát hết tất cả các lô cá tầm, đặc biệt là vào ngày nghỉ.
Vướng cơ chế

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) Vũ Văn Tám khẳng định, ông sẽ kiến nghị Ban Chỉ đạo Chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại Trung ương (Ban 127 Trung ương) giải quyết vấn đề cá tầm Trung Quốc “bay lậu” vào Việt Nam.

“Là Bộ chỉ đạo sản xuất nông nghiệp, chúng tôi rất bức xúc trước hiện tượng gia cầm, cá tầm nhập lậu. Chúng tôi sẽ phối hợp tích cực với các bộ, ngành có chức năng chính về chống buôn lậu để giải quyết” - ông Vũ Văn Tám nói. Dù vậy, nhiều ý kiến cho rằng còn có không ít kẽ hở trong kiểm soát cá tầm thông qua công tác kiểm dịch, mà đây là trách nhiệm của Bộ NN&PTNT.

Thì ra là Cục Thú y vẫn có trạm kiểm soát tại sân bay Nội Bài nhưng chỉ thực hiện kiểm soát hàng hóa xuất nhập khẩu mà không kiểm soát hàng lưu thông trên các chuyến nội địa. Sở NN&PTNT Hà Nội cũng không có trạm kiểm soát thú y tại sân bay Nội Bài. Trong khi đó, cá tầm Trung Quốc được nhập lậu vào nội địa qua đường bộ, rồi “thẩm lậu” từ Bắc vào Nam qua đường hàng không nội địa.

Thứ trưởng Vũ Văn Tám lý giải: Do đã bố trí các trạm kiểm dịch ở đường bộ, cũng là trên đường đi và đến các sân bay nên không nhất thiết phải có các trạm tại cảng hàng không nội địa. Thế nhưng tại sao có trạm đường bộ, nhưng cá tầm lậu lại lọt qua đường không và “bay lậu” trong nội địa? Phó cục trưởng Cục Thú y Đàm Xuân Thành cho biết sẽ nghiên cứu có nên lập trạm kiểm dịch nội địa tại cảng hàng không hay không. Còn Phó cục trưởng Cục Quản lý thị trường Trần Hùng cho rằng, để giải quyết triệt để việc buôn lậu cá tầm và hàng hóa khác nói chung cần sự thống nhất và vào cuộc quyết liệt của các ban, ngành liên quan.

Ông Vũ Văn Tám, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT cho rằng, trên thực tế số lượng hàng nhập lậu còn lớn hơn nhiều so với số lượng đã bị cơ quan chức năng bắt giữ, xử lý. Lượng cá tầm Trung Quốc giá rẻ đổ bộ qua biên giới vào nội địa nhiều, khiến người nuôi cá tầm trong nước khốn khó. Theo nhiều chuyên gia trong lĩnh vực thủy sản, cá tầm Trung Quốc có giá rẻ là do Trung Quốc tự sinh sản được giống trong khi Việt Nam phải nhập khẩu từ Nga và đặc biệt, giá thức ăn rẻ hơn nhiều lần.

Bởi vậy, doanh nghiệp nuôi cá tầm trong nước đều khó cạnh tranh được về mặt giá thành. Hầu hết doanh nghiệp nuôi và kinh doanh cá nước lạnh đang hoạt động rất cầm chừng vì không chịu đựng nổi sự xâm lấn của cá tầm Trung Quốc. Mặt khác, hiện chế tài xử phạt cho việc buôn lậu cá từ Trung Quốc rất thấp, chưa đủ sức răn đe. Trong khi đó, lợi nhuận từ những chuyến hàng này lại rất lớn. Do đó, các đối tượng vẫn cố tình vi phạm.

Ông Đỗ Thanh Lam, Phó cục trưởng Cục Quản lý thị trường cho biết, mỗi năm lực lượng quản lý thị trường xử lý tới 90.000 vụ vi phạm pháp luật về nhập lậu các mặt hàng, thu trên dưới 400 tỉ đồng, đối với một số mặt hàng như cá nhập lậu từ Trung Quốc, lực lượng chức năng sẽ tăng cường kiểm tra hằng ngày hằng, giờ.

Trung tá Phạm Giang Sơn, Đội trưởng Đội 6, Phòng Cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường, Công an Hà Nội cho biết, có khoảng 10 đường dây buôn lậu cá từ Trung Quốc về Hà Nội đã “lọt tầm ngắm” của cơ quan chức năng. Mỗi cá nhân có hành vi vận chuyển lậu bị phạt hành chính 2,5 triệu đồng kèm tịch thu, tiêu hủy lô hàng. Nhưng: “Mức phạt trên quá nhẹ, chưa đủ sức răn đe vì mức lãi lớn hơn số tiền phạt rất nhiều”, ông Sơn cho biết.

Lý giải về nguyên nhân nhập lậu của hàng hóa Trung Quốc, cơ quan quản lý thị trường cho rằng, do thu được lợi nhuận cao, các đối tượng không từ thủ đoạn để thẩm lậu vào Việt Nam. Ngoài ra, hoạt động của các cơ quan chức năng còn chưa chặt chẽ khiến các đối tượng lợi dụng lúc sơ hở, nhập lậu vào thị trường trong nước. Bởi vậy, quá trình triệt phá các đường dây nhập lậu cần có sự phối hợp chặt chẽ của cảnh sát biển, hải quan, quản lý thị trường phối hợp với công an, thanh tra chuyên ngành.

Petrotimes
Đăng ngày 20/05/2013
Kinh tế

Mỹ áp thuế đối với tôm nhập khẩu: “Cú hích” hay rào cản cho ngành thủy sản Việt Nam?

Vào cuối năm 2024, thông tin về việc Mỹ áp thuế đối với tôm nhập khẩu đã thu hút sự chú ý lớn từ ngành thủy sản toàn cầu. Là một trong những thị trường xuất khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam, Mỹ không chỉ mang lại doanh thu khổng lồ mà còn là điểm tựa giúp nâng cao giá trị và thương hiệu cho tôm Việt.

Tôm thẻ
• 10:15 10/12/2024

Xuất khẩu thủy sản gần tới đích 10 tỷ đô

Xuất khẩu thủy sản trong 11 tháng đã đạt gần 9,2 tỷ USD, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, đích 10 tỷ USD năm 2024 trong tầm tay.

Tôm đông lạnh
• 11:08 03/12/2024

Giải pháp giúp giảm hao hụt trong quá trình vận chuyển thủy sản xuất khẩu

Ngành thủy sản xuất khẩu đang đối mặt với thách thức lớn về việc duy trì chất lượng và độ tươi ngon của sản phẩm trong quá trình vận chuyển quốc tế. Đây là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến uy tín và giá trị kinh tế của ngành thủy sản Việt Nam.

Thủy sản
• 10:49 29/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 10:00 25/11/2024

Ngư dân Bình Định trúng đậm cá chù

Vừa qua, rất nhiều tàu thuyền của ngư dân hành nghề lưới vây rút ngày ở xã Mỹ An, huyện Phù Mỹ, Bình Định cập bến với cá chù đầy khoang. Mỗi thuyền sau mỗi chuyến đánh bắt từ 2 đến 3 ngày thu được sản lượng từ 1 đến 2 tấn cá. Với giá cá chù 50.000 đồng/kg, mỗi thuyền thu nhập từ 50 đến 100 triệu.

Cá chù
• 19:50 15/12/2024

Phòng bệnh tổng hợp cho tôm hùm

Tôm hùm là một trong những loài nuôi có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, để nuôi tôm hùm đạt hiệu quả kinh tế cao, ngoài việc nắm vững kỹ thuật nuôi, người nuôi cần chú ý các biện pháp phòng trị bệnh cho tôm.

Tôm hùm
• 19:50 15/12/2024

VietShrimp 2025: Những vấn đề nóng hổi ngành tôm Việt Nam trên bàn Hội thảo

“Xanh hóa vùng nuôi” sẽ là chủ đề chính, xuyên suốt tại kỳ Hội chợ VietShrimp 2025. Hội chợ quy tụ những doanh nghiệp hàng đầu của ngành tôm Việt Nam – mang tới các giải pháp công nghệ tiên tiến, những mô hình nuôi hiện đại nhằm đẩy nhanh quá trình xanh hóa vùng nuôi tôm.

Vietshrimp 2025
• 19:50 15/12/2024

Chuyển giao cá tra bố mẹ và nâng cao chất lượng giống

Vừa qua, Tép Bạc phản ánh thông tin từ Cục Thủy sản và Hiệp hội Cá tra Việt Nam về chất lượng giống cá tra thấp, hao hụt đến 95% trong ương dưỡng và khi nuôi thương phẩm cũng hao hụt lớn, nhiều bạn đọc muốn biết thêm công tác giống đang thực hiện. Sau đây xin cung cấp thông tin từ Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II (Viện 2)

Cá tra giống
• 19:50 15/12/2024

Rủi ro của việc xét nghiệm không đầy đủ trong quy trình kiểm dịch

Quy trình kiểm dịch đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn và chất lượng cho các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản, và hàng hóa. Đặc biệt trong lĩnh vực nuôi trồng và xuất khẩu thủy sản, các bước xét nghiệm trong kiểm dịch giúp phát hiện và ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, kiểm soát các chất cấm, và đảm bảo sản phẩm đạt chuẩn an toàn thực phẩm.

Thủy
• 19:50 15/12/2024
Some text some message..