Thủy sản “sạch”, xu hướng tương lai

“Hiện nay, ngày càng nhiều người trên thế giới có xu hướng sử dụng các sản phẩm nuôi trồng được sản xuất có trách nhiệm với môi trường và xã hội”.

nghề nuôi tôm
Việt Nam đang khuyến khích người nuôi trồng thủy sản áp dụng các tiêu chuẩn sản xuất sạch, an toàn

 Đó là nhận định của ông Ngô Tiến Chương – Điều phối viên Chương trình nuôi trồng thủy sản của WWF-Việt Nam tại Hội thảo “Vai trò của dịch vụ hệ sinh thái trong quản lý nuôi trồng thủy sản bền vững và thích ứng với biến đối khí hậu” tại Bến Tre ngày 18 - 19/12/2012.

Xu hướng thủy sản “sạch”

Theo ông Ngô Tiến Chương: “Hiện nay, người tiêu dùng trên thế giới có xu hướng sử dụng các sản phẩm nuôi trồng được sản xuất có trách với môi trường và xã hội hay thủy sản “sạch”. Họ sẵn sàng chi trả cao hơn cho các sản phẩm này và một phần lợi nhuận này được trích ra để tái đầu tư cho dịch vụ từ môi trường và xã hội.
Đơn giản như, khi chúng ta bỏ tiền ra mua một sản phẩm, chúng ta luôn quan tâm đến sản phẩm đó được sản xuất từ đâu, như thế nào, có đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm hay không? Tương tự, người tiêu dùng các sản phẩm thủy sản cũng thế, đặc biệt là người tiêu dùng tại các nước phát triển đều rất quan tâm đến vấn đề nguồn gốc của sản phẩm, vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm và sản phẩm đó liệu có được sản xuất một cách có trách nhiệm hay không?”.

Để sản xuất thủy sản “sạch”, theo ông Chương, điều này cần cả một quá trình sản xuất chuẩn, đáp ứng nhiều yêu cầu. Hiện, tất cả các tiêu chuẩn cho ngành nuôi trồng thủy sản đều được xây dựng dựa trên các tiêu chí nhằm đảm bảo sản phẩm được sản xuất có trách nhiệm. Có thể nói, căn bản nhất vẫn dựa trên một số yếu tố như: Đầu vào sản xuất phải đáp ứng được các yêu cầu như con giống, thức ăn; sản xuất phải phù hợp với điều kiện môi trường để bảo tồn đa dạng sinh học và các hệ sinh thái quan trọng xung quanh nhằm đảm bảo trách nhiệm với môi trường và xã hội; Hệ thống xử lý nước xả thải phải đạt yêu cầu.

“Nút thắt” cần được tháo gỡ

Trong thời gian qua, ngành sản xuất và xuất khẩu thủy sản Việt Nam đã có bước phát triển đáng kể. Theo đó, mục tiêu tổng quát của ngành thủy sản là tiếp tục phát triển xuất khẩu theo hướng bền vững, nâng cao khả năng cạnh tranh, giữ vị trí trong nhóm 10 nước xuất khẩu thủy sản hàng đầu thế giới. Phát triển xuất khẩu vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy phát triển nuôi trồng, khai thác và dịch vụ thủy sản, góp phần ổn định và từng bước nâng cao thu nhập cho nông, ngư dân.

Chỉ tiêu cụ thể, đến năm 2015, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu thủy sản trên 8%/năm; Giá trị xuất khẩu năm 2015 đạt 7,5 tỉ đô la, trong đó tỷ trọng sản phẩm giá trị gia tăng đạt trên 60%; Giá trị sản phẩm xuất khẩu từ nuôi trồng chiếm khoảng 70%.

Định hướng đến năm 2020, thủy sản tiếp tục là ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam với tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm trên 7%; Giá trị xuất khẩu dự kiến đạt 10,0 - 10,5 tỉ đô la; xây dựng được các thương hiệu thủy sản lớn có uy tín, giữ vững và phát triển thị trường truyền thống, từng bước khai thác và xâm nhập vào các thị trường mới.

Mặc dù đã đạt nhiều thành tựu đáng kể và có định hướng chiến lược rõ ràng, tuy nhiên, sự phát triển của ngành thủy sản vẫn chưa thật sự toàn diện và bền vững, vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do chủ yếu vẫn gia tăng về lượng, còn sự chuyển biến về chất còn rất hạn chế.

Ông Ngô Tiến Chương chia sẻ: “Chúng ta cần tập trung đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm thay vì phát triển ồ ạt mà thiếu kiểm soát hay thiếu quy hoạch tốt, nhằm gia tăng giá trị của sản phẩm thay vì gia tăng số lượng. Áp dụng các tiêu chuẩn bền vững một cách có hệ thống để tạo lòng tin của người tiêu dùng và sản xuất có trách nhiệm với môi trường và xã hội. Đồng thời, cũng cần có chiến lược thị trường tốt để đảm bảo tính cạnh tranh cao đối với các sản phẩm thủy sản “Made in Vietnam”, chẳng hạn như cá tra Việt Nam”.

Còn theo ông Nguyễn Thành Tâm – Giảng viên Trường Đại học Nông Lâm TPHCM: “Hiện nay, giá trị xuất khẩu của các mặt hàng thủy sản Việt Nam trên thị trường thế giới chưa cao. Thời gian qua, ngành thủy sản nước ta chỉ mới gia tăng về lượng mà chưa chú trọng đến chất. Thủy sản Việt Nam cần phải nâng cao chất lượng, nâng cao giá trị của sản phẩm xuất khẩu, để từ đó nâng cao lợi nhuận”.

TBKTSG
Đăng ngày 22/12/2012
Sao Mai
Nuôi trồng

Sinh vật bám phao và ảnh hưởng đến tôm

Trong quá trình nuôi tôm, người nuôi thường quan tâm đến chất lượng nước, thức ăn và các yếu tố môi trường khác. Tuy nhiên, một vấn đề ít được chú ý nhưng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm chính là sự xuất hiện của các sinh vật bám trên phao và các bề mặt khác trong ao nuôi. Những sinh vật này bao gồm thực vật thủy sinh, riêu, tảo và hàu chỉ, có thể tác động đến môi trường ao nuôi và sức khỏe của tôm theo nhiều cách khác nhau. Hiểu rõ về nhóm sinh vật này và cách kiểm soát chúng sẽ giúp người nuôi tối ưu hóa quy trình quản lý ao tôm một cách hiệu quả hơn.

Hàu chỉ
• 10:18 18/02/2025

Top 5 tỉnh có sản lượng nuôi tôm thẻ chân trắng lớn nhất Việt Nam

Tôm thẻ chân trắng là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu thủy sản mỗi năm. Với ưu thế về tốc độ tăng trưởng nhanh, khả năng thích nghi tốt và hiệu quả kinh tế cao, tôm thẻ chân trắng được nuôi rộng rãi tại nhiều tỉnh thành, đặc biệt là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Nuôi tôm thẻ chân trắng
• 10:04 17/02/2025

Lợi ích kinh tế của công nghệ thông minh trong nuôi trồng thủy sản

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển, việc áp dụng công nghệ thông minh đã trở thành xu hướng tất yếu để tối ưu hóa chi phí, nâng cao năng suất và cải thiện chất lượng sản phẩm.

Ao nuôi tôm
• 08:00 15/02/2025

Đầu tư nạo vét kênh mương và công trình phục vụ thủy lợi

Đầu tư nạo vét kênh mương và các công trình phục vụ thủy lợi đang trở thành một yếu tố quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp bền vững và ứng phó với các thách thức về biến đổi khí hậu. Như vậy, bài viết sau đây sẽ tìm hiểu về tầm quan trọng của việc đầu tư vào các công trình này, cũng như những lợi ích lâu dài mà nó mang lại cho nền nông nghiệp và đời sống cộng đồng.

Nạo vét kênh
• 10:36 13/02/2025

Ảnh hưởng của dinh dưỡng đến tỷ lệ sống của tôm giống

Trong nuôi tôm giống, dinh dưỡng đóng vai trò cực kỳ quan trọng quyết định đến tỷ lệ sống và khả năng phát triển của tôm. Tôm giống khỏe mạnh, phát triển đều đặn không chỉ giúp người nuôi đạt năng suất cao mà còn giảm thiểu rủi ro trong suốt quá trình nuôi. Để đạt được điều này, người nuôi cần hiểu rõ vai trò của dinh dưỡng và cách tối ưu hóa khẩu phần ăn cho tôm giống.

Tôm giống
• 20:39 18/02/2025

Ứng dụng một số công nghệ trong chế biến và bảo quản thủy sản

Công nghệ chế biến và bảo quản thủy sản đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn chất lượng, kéo dài thời gian sử dụng, và nâng cao giá trị thương mại của các sản phẩm thủy sản.

Thủy sản
• 20:39 18/02/2025

Sinh vật bám phao và ảnh hưởng đến tôm

Trong quá trình nuôi tôm, người nuôi thường quan tâm đến chất lượng nước, thức ăn và các yếu tố môi trường khác. Tuy nhiên, một vấn đề ít được chú ý nhưng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm chính là sự xuất hiện của các sinh vật bám trên phao và các bề mặt khác trong ao nuôi. Những sinh vật này bao gồm thực vật thủy sinh, riêu, tảo và hàu chỉ, có thể tác động đến môi trường ao nuôi và sức khỏe của tôm theo nhiều cách khác nhau. Hiểu rõ về nhóm sinh vật này và cách kiểm soát chúng sẽ giúp người nuôi tối ưu hóa quy trình quản lý ao tôm một cách hiệu quả hơn.

Hàu chỉ
• 20:39 18/02/2025

Ba tỉnh hàng đầu nuôi và xuất khẩu tôm nước lợ

Ngày 14/2/2025, tại tỉnh Bạc Liêu, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị phát triển ngành tôm nước lợ năm 2025.

Nuôi tôm
• 20:39 18/02/2025

Phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026 - 2030

Vừa qua, UBND tỉnh Bình Định thông qua Quyết định phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026- 2030, định hướng đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Ngư dân
• 20:39 18/02/2025
Some text some message..