Thủy sản và hải sản giống nhau hay khác nhau? Các loại thủy sản phổ biến

Thuật ngữ “thủy sản và hải sản" có lẽ đã không còn quá xa lạ đối với đa số những người làm trong nghề lâu năm. Thế nhưng, đôi khi chúng thường được gọi chung với nhau và khiến cho mọi người nhầm lẫn và nghĩ chúng đều có chung một nghĩa, nhưng thật chất là không phải như vậy!

Thủy sản hay hải sản
Thuật ngữ thủy sản và hải sản vẫn còn gây nhầm lẫn cho nhiều người chưa biết cách phân biệt. Ảnh: Tép Bạc

Vậy trong giao tiếp hay thực hiện bất cứ việc gì đó cần phải dùng đến 2 cụm từ trên nên chọn “Thủy” hay “Hải” là hợp lí nhất, khi nào nên là “Thủy sản” và khi nào nên là “Hải sản”. Sau đây, Tép Bạc sẽ phân biệt rõ hơn về định nghĩa của hai khái niệm trên để giúp mọi người có thêm những thông tin hữu ích nhé! 

Thuỷ sản là gì?

Thủy sản (Aquaculture) là các loài có trong hoạt động nuôi trồng, khai thác, thu hoạch trong môi trường nước nhân tạo của con người (như thâm canh, quảng canh,...) nhằm mục đích thương mại hoặc tiêu dùng cá nhân. Các loài trong nhóm Thuỷ sản đều có năng suất cao, cho ra lợi nhuận lớn. Việc nuôi trồng thuỷ sản góp phần tác động lớn đến nền kinh tế của một đất nước, giúp đất nước phát triển.

Thủy sản và hải sản khác nhau như thế nào? 

Thường có rất ít người có thể phân biệt rõ giữa thủy sản và hải sản như thế nào cho đúng, vì vậy đa phần mọi người đều gọi chung với cái tên là thủy hải sản cho nhanh, khiến cái tên trở nên quen thuộc và dễ lầm tưởng là chúng giống nhau.

Thủy hải sảnĐa phần mọi người sẽ thường gọi chung cả 2 thuật ngữ trên dưới cái tên là Thủy-hải sản

Thế nhưng, nếu xét theo phiên âm Hán Việt “thủy sản” tức là những loài được nuôi trồng trong nước, còn “hải sản” dùng chỉ những loài được nuôi ở ngoài biển. Nhưng mà, biển thì cũng là nước mà? Vậy thì chúng khác nhau như thế nào và làm sao để phân biệt được rõ hơn? 

Vậy thì chúng ta sẽ tiếp tục xét theo như phiên dịch từ Anh ngữ, thủy sản sẽ thường được gọi là “Aquatic products” còn hải sản sẽ là “Seafood”. Đó đó, các bạn đã nhận ra sự khác biệt chưa nào? Một tên sẽ có hậu tố là “Product” và tên còn lại sẽ có hậu tố là “Food”.  

Như vậy, chúng ta có thể ngầm hiểu rằng thủy sản chính là cách gọi tên chung để chỉ những sản vật, những nguồn lợi cung cấp cho con người từ môi trường nước đến từ việc nuôi trồng và khai thác, và những loài thủy sản này có thể sẽ được đem bán vì mục đích thương mại, thực phẩm, nguyên liệu hoặc dùng cho mục đích trang trí.

Thủy hải sảnCó thể phân biệt một phần định nghĩa của 2 cụm từ “Thủy sản” và “Hải sản” dựa theo từng phiên âm. Ảnh: Tép Bạc  

Phân biệt thủy sản và hải sản

Thủy sản

Thủy sản bao gồm các loại động vật, thực vật dưới nước. Có thể liệt kê và phân loại các loài thủy sản phổ biến dựa trên từng đặc điểm, cấu tạo, môi trường sống và khí hậu được phân chia thành những nhóm riêng biệt như sau: 

Nhóm cá (fish) 

Là những động vật nuôi có đặc điểm cá rõ rệt, chúng có thể là cá nước mặn, ngọt hoặc cá nước lợ. 

Ví dụ: cá tra, cá bống tượng, cá chình,… 

Nhóm giáp xác (crustaceans) 

Phổ biến nhất là nhóm giáp xác mười chân, trong đó tôm và cua là các đối tượng nuôi quan trọng đặc biệt là đối với nền kinh tế thủy sản Việt Nam.  

Ví dụ: Tôm càng xanh, tôm sú, tôm thẻ, tôm đất, cua biển…

Tôm thẻNhóm giáp xác có đa dạng loài, nhưng hầu hết đều quen thuộc với người dân Việt Nam

Nhóm động vật thân mềm (Nhuyễn thể- Molluscs) 

Gồm các loài có vỏ vôi, nhiều nhất là nhóm hai mảnh vỏ và đa số sống ở biển như nghêu, sò huyết, hàu,... và một số ít sống ở nước ngọt như  trai ngọc, trai...

Nhóm rong (Seaweeds) 

Là các loài thực vật bậc thấp, đơn bào, đa bào, có loài kích thước nhỏ, nhưng cũng có loài có kích thước lớn như  Chlorella, Spirulina, Chaetoceros, Sargassum (Alginate), Gracilaria

Nhóm bò sát (Reptiles) và lưỡng cư (Amphibians) 

Bò sát là các động vật bốn chân có màng ối ví dụ như cá sấu. Lưỡng cư là những loài có thể sống cả trên cạn lẫn dưới nước chẳng hạn như ếch sẽ được nuôi để lấy thịt, lấy da dùng làm thực phẩm hoặc dùng trong lĩnh vực trang trí, thời trang. 

Hải sản

Thế còn hải sản thì sao? Hải sản cũng gần giống như là thủy sản, nói một cách dễ hiểu hơn thì đây là cách gọi để chỉ những sinh vật biển, tức là sống, được nuôi trồng và được đánh bắt ở biển. Chúng có thể được bán với mục đích thương mại hoặc dùng để ăn.

Và hải sản bao gồm những loài có khả năng được chế biến thành các món có thể ăn được, cung cấp chất dinh dưỡng và đem lại rất nhiều lợi ích lớn cho cơ thể con người như các loại cá biển (cá bớp, cá ngừ…), động vật giáp xác (cua và tôm), động vật thân mềm (mực, sò, hàu,…) và động vật da gai (nhím biển), động vật thủy sinh khác như sứa, thậm chí gồm cả  rong biển và vi tảo.

Hải sản Hải sản có thể chế biến thành những món ăn bổ dưỡng cho con người

Thế nhưng… 

Có thêm một câu hỏi được đặt ra… cũng có nhiều người hỏi rằng thủy sản cũng có nhiều loài ăn được sao không gọi là hải sản?  

Thật chất, thủy sản là tên gọi chung của các loài sinh sống dưới nước và được đánh bắt trong môi trường nước, nhưng thủy sản có thể là những loài dùng để làm thức ăn hoặc có thể dùng để làm những vật dụng trang trí hay thời trang như da cá sấu. Và chắc chắn những loài thủy sản có thể ăn được cũng có thể gọi là hải sản như tôm, cá, cua,… nhưng trừ khi chúng được nuôi trong môi trường nước biển thì khi đó mới có thể chính xác gọi chúng vừa là thủy sản và vừa là hải sản.

Thủy hải sảnChỉ có những loài vừa sống dưới biển vừa có thể nấu thành món ăn mới có thể gọi là thủy sản và vừa gọi là hải sản  

Cũng thật dễ hiểu đúng không nào? Và hi vọng qua nội dung bài viết của ngày hôm nay, Tép Bạc đã mang đến cho mọi người một cái nhìn rõ nét nhất về định nghĩa của 2 cụm từ “Thủy sản” và “Hải sản” để mọi người có thể dùng chúng một cách chính xác hơn trong lời văn hoặc câu nói của mình!

Xem thêm video về “Thuỷ sản hay Hải sản giống nhau hay khác nhau?”


Đăng ngày 14/03/2023
Phạm Mét Tơ @pham-met-to
Tổng hợp

Cảnh báo về cơn bão Yinxing cho người dân nuôi trồng thủy sản

Sáng ngày 8/11/2024, cơn bão Yinxing chính thức đi vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 7 của năm. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, đây là một trong những cơn bão mạnh nhất năm nay, với sức gió vùng gần tâm bão đạt cấp 14 (từ 150 đến 166 km/h), giật đến cấp 17

Bão
• 10:43 08/11/2024

Bạch tuộc Dumbo: Sinh vật dưới nước độc đáo bơi bằng tai

Bạch tuộc Dumbo – một cái tên đáng yêu, đầy gợi nhớ đến chú voi biết bay trong bộ phim hoạt hình nổi tiếng của Disney – là một trong những loài sinh vật độc đáo và quyến rũ nhất dưới đáy đại dương. Loài bạch tuộc này không chỉ nổi bật bởi ngoại hình dễ thương mà còn bởi cách di chuyển đặc biệt bằng "tai" của mình.

Bạch tuộc
• 10:36 07/11/2024

Các loài không mong muốn xuất hiện trong ao nuôi ngày mưa

Những sinh vật này bao gồm các loại cá tạp, côn trùng, giáp xác không mong muốn và vi sinh vật có hại. Việc hiểu rõ những loài không mong muốn này cùng với tác hại và biện pháp kiểm soát sẽ giúp bà con nông dân duy trì môi trường nuôi tôm ổn định và hiệu quả.

Sinh vật phù du
• 12:07 04/11/2024

Một loài cá sở hữu “chiếc nanh” độc lạ

Dường như những sinh vật biển bao giờ cũng có sức hấp dẫn vô cùng tận với con người, bởi tạo hóa đã ban cho chúng nhiều đặc điểm hình thể mà những sinh vật trên cạn phải đặt dấu chấm hỏi vì sự khác thường và kỳ lạ của chúng.

Cá nanh heo
• 09:00 26/10/2024

Khám phá sự thật thú vị về cá mắt thùng

Cá mắt thùng, hay còn gọi là Barreleye Fish, là một trong những loài cá kỳ lạ nhất và độc đáo nhất trong thế giới động vật biển sâu. Hãy cùng khám phá những sự thật thú vị về cá mắt thùng qua bài viết dưới đây.

Cá mắt thùng
• 23:55 14/11/2024

7 sự thật thú vị và xu hướng xuất khẩu tôm hiện nay

Tôm đã trở thành mặt hàng xuất khẩu quan trọng khi liên tục ghi nhận mức giá trị tăng cao qua từng năm, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế một quốc gia. Đây chắc chắn là tín hiệu tích cực cho các nhà sản xuất tôm, tuy nhiên người nuôi cũng phải nhận thức được xu hướng hiện tại trong xuất khẩu tôm trước khi thâm nhập vào thị trường toàn cầu.

Tôm xuất khẩu
• 23:55 14/11/2024

Tầm quan trọng của việc chọn lọc gen cho tôm giống

Chọn lọc gen cho tôm giống là một quá trình quan trọng giúp cải thiện năng suất và hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản. Việc sử dụng tôm giống có gen tốt, đã được chọn lọc, giúp nâng cao sức khỏe và khả năng kháng bệnh cho tôm, từ đó giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả sản xuất.

Tôm giống
• 23:55 14/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 23:55 14/11/2024

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 23:55 14/11/2024
Some text some message..