Thủy sản xuất khẩu không đạt chuẩn đã có sự cải thiện

Trên báo Nông nghiệp VN số 253 ra ngày 21/12/2015 có bài "Trên 8.000 tấn thủy sản XK bị... trả về”. Tôi đã đọc rất kỹ và có đôi điều về bài viết này.

công nghệ chế biến tôm
Ảnh minh họa

Thông tin của mọi quốc gia đều theo chủ trương, đường lối chung. Tôi thấy các thông tin ngành thủy sản các nước có điểm nhất quán: (1) Cái gì không hay thì hạn chế thông tin, thậm chí không thông tin; (2) Cái gì tuy tốt, nhưng thông tin rộng rãi không có lợi thì hạn chế thông tin hoặc thông tin khéo léo; (3) Cái gì tuy không tốt, nhưng thông tin rộng rãi có lợi thì tin lan rầm rộ.

Dẫn chứng là, khi tôm nuôi thất bại (theo ý 3) thì Thái Lan thông tin ồn ào, nhằm đưa thông điệp tới nhà tiêu dùng là hàng ít, giá phải cao. Khi tôm thu nhiều, giá tôm ở chợ tôm Mahachai không bao giờ ghi giảm như thực tế, chỉ ghi giảm nhẹ trên các thông tin rộng rãi.

Khi tôm nuôi trúng, đầu vụ họ không bao giờ thông tin, gần cuối vụ mới “tổng kết” là tôm tăng sản lượng bao nhiêu phần trăm. Điều này theo ý 2, bởi thông tin sớm tình hình cung tăng, thì sẽ bị người mua ép giá.

Những quốc gia đối thủ của ta như Ấn Độ, tôm của họ cũng bị sự cố ở các thị trường nhưng có bao giờ thấy thông tin “tổng kết” như ta năm 2014 thủy sản bị trả về 24.000 tấn, năm 2015 là 8.000 tấn. Từ cách đặt vấn đề trên, tôi góp ý: 

- Thủy sản xuất khẩu bị trả về là "vết thương" lâu năm, chưa thể lành của ngành chế biến, nhưng cũng là vết thương chung của ngành nông nghiệp theo nghĩa rộng.

Quan điểm chúng ta không giấu cái không hay, phải nêu ra để nhìn nhận thấu đáo và tìm giải pháp chữa trị, khắc phục. Cuộc họp của Bộ NN-PTNT cuối tháng 11 vừa qua, có nêu thông tin hàng bị trả về. Các báo nhà thông tin ồn ào. Các báo nước ngoài dẫn tin.

Thế là khách hàng của công ty tôi từ Canada, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc gởi tin… đầy âu lo cho mối quan hệ thương mại thủy sản với đối tác từ Việt Nam.

Nhìn cho thấu đáo, năm 2014 hàng bị trả về 24.000 tấn, năm nay còn 1/3. Đó là tín hiệu tốt, sao không đặt tít bài viết có hướng bào chữa, động viên và theo ý số 2.

Theo tôi đáng lẽ cái tít nên là "Năm 2015 thủy sản xuất khẩu không đạt đã có sự cải thiện" thì thỏa đáng hơn. Cái tít trên báo vô tình như xát thêm muối vào vết thương của ngành như đã nói.

- Cuối cột 1 đầu cột 2 của bài viết, tác giả phân tích nguyên nhân hàng trả về có nói một số DN chế biến XK thủy sản sử dụng kháng sinh trong bảo quản, áp dụng HACCP lỏng lẻo…

Tôi thống kê, thấy rằng để xuất khẩu thủy sản đạt 1 triệu USD, các nhà máy chế biến tốn 80-100 triệu đồng cho chi phí kiểm tra sản phẩm các mặt.

Thí dụ năm nay, xuất khẩu thủy sản đạt 7 tỷ USD, ngành mất 5-7 tỷ đồng cho chi phí này. Con số quá lớn, không thể nói DN chế biến lấy kháng sinh bảo quản, họ sẽ tự giết chết mình. Tuy nhiên, theo tôi biết cũng không loại trừ một số thủy sản khô, giá rẻ rơi vào tình huống này khi DN đi thu mua gom.

Thực ra, rủi ro từ các chất cấm trong thủy sản xuất khẩu nằm ở ngoài tường rào nhà máy; tập trung ở khâu nuôi trồng, bảo quản khai thác… 

Tình hình nuôi tôm của ta là manh mún, thực trạng này không ai chối bỏ được; làm sao nhà máy quản lý xuể số hộ, địa bàn nuôi tôm rộng lớn; rủi ro cho nhà máy chế biến là rất cao (nên dẫn đến chi phí kiểm tra ngất ngưởng nhằm ngăn chặn rủi ro trong chế biến, nhưng không trọn vẹn), và hàng trả về là điều không nhà máy nào muốn, thiệt hại sẽ vô cùng lớn.

Tóm lại, cân nhắc khi nói rằng DN chế biến XK thủy sản sử dụng kháng sinh trong bảo quản, dù chỉ là một số. Bởi số này rất, rất nhỏ, không thể nêu lên là một nguyên nhân đáng ghi, kẻo bị báo nước ngoài khai thác thì xuất khẩu thủy sản đang rối càng thêm khó.

Nói rõ ra nguyên nhân là ở sự không đồng bộ trong việc cho phép sử dụng kháng sinh. Thí dụ trong nuôi thủy sản cấm sử dụng Cloramphenicol, Enrofloxacine, nhưng Bộ NN-PTNT cho phép sử dụng cho vật nuôi trên cạn và Bộ Y tế cho sử dụng trị bệnh ở người.

Việc quản lý bán thuốc kháng sinh lỏng lẻo, người nuôi thấy ao tôm có sự cố thì mua thuốc dễ dàng, xài thuốc tự ý. Nhà máy làm sao quản lý xuể. Khó khăn đang vây quanh nhà máy, các DN đang khốn khổ tìm đường bơi cho tôm, cá. Hãy tiếp tay hơn là bàng quan trong câu chữ. Sự góp ý này xuất phát từ tình hình chung, tôi không đả phá bất kỳ nhà báo nào.

Báo Nông nghiệp VN, 30/12/2015
Đăng ngày 30/12/2015
HỒ QUỐC LỰC (TGĐ Cty CP thực phẩm Sao Ta)
Kinh tế

Điểm mặt rào cản chuyển đổi xanh trong chế biến tôm đông lạnh

Chuyển đổi xanh trong ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là tôm đông lạnh, không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh biến đổi khí hậu và yêu cầu ngày càng khắt khe từ thị trường quốc tế. Tuy nhiên, hành trình này đang gặp nhiều rào cản lớn liên quan đến chi phí, cơ sở hạ tầng và quản lý năng lượng.

Chế biến tôm
• 10:29 21/11/2024

Cua ghẹ Việt Nam tăng trưởng ấn tượng khi hút hàng tại Trung Quốc

Xuất khẩu cua ghẹ và các loại giáp xác khác của Việt Nam đang có sự bứt phá ngoạn mục trên thị trường quốc tế, đặc biệt là tại Trung Quốc. Số liệu từ tháng 9/2024 cho thấy, ngành hàng này tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng, mở ra nhiều cơ hội phát triển trong thời gian tới.

Ghẹ
• 09:34 20/11/2024

Xuất khẩu cua ghẹ và nhuyễn thể tiếp tục tăng từ đầu năm đến nay

Ngành thủy sản Việt Nam đã ghi nhận những tín hiệu khả quan trong xuất khẩu, đặc biệt đối với nhóm sản phẩm cua ghẹ và nhuyễn thể có vỏ. Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản cả nước đã đạt mức ấn tượng trong tháng 10/2024, với kim ngạch hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhuyễn thể
• 11:14 18/11/2024

Phát triển các sản phẩm thủy sản có giá trị gia tăng

Ngành thủy sản là một trong những trụ cột kinh tế quan trọng của Việt Nam, đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu và giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động. Tuy nhiên, để nâng cao giá trị, tăng sức cạnh tranh và mở rộng thị trường, phát triển các sản phẩm thủy sản có giá trị gia tăng là hướng đi tất yếu và bền vững.

Tôm chế biến sẵn
• 10:07 18/11/2024

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 11:28 22/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 11:28 22/11/2024

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 11:28 22/11/2024

Thần tình yêu đại dương - Cá thần tiên rạn san hô

Cá thần tiên rạn san hô Tosanoides Aphrodite là một phát hiện đầy bất ngờ trong thế giới sinh vật biển. Được các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học California (Mỹ) công bố, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ đẹp lộng lẫy mà còn khiến cộng đồng khoa học ngạc nhiên khi chúng chưa từng được ghi nhận trước đây. Cùng tìm hiểu về loài cá được mệnh danh là "thần tình yêu đại dương" này!

Tosanoides Aphrodite
• 11:28 22/11/2024

Tôm vào vụ đông - Sale không giới hạn

Khi tôm vào vụ mới công tác chuẩn bị vật tư, vệ sinh ao, nguồn nước,... là những khâu quan trọng để có một mùa vụ thành công. Việc này ngoài bỏ công sức ra thì cũng tốn khá nhiều chi phí. Để tiết kiệm hơn, bà con hãy ghé ngay Farmext eShop, tại đây sắp diễn ra nhiều ưu đãi cực to cho các sản phẩm phục vụ nuôi tôm vụ đông.

Tôm vào vụ đông
• 11:28 22/11/2024
Some text some message..