Thụy Sĩ hỗ trợ Indonesia công nghiệp hóa ngành thủy sản

Theo thông cáo báo chí của Bộ Biển và Nghề cá Indonesia (MAFF), chính phủ Thụy Sĩ thông qua Ban thư ký Nhà nước về các vấn đề kinh tế (SECO) đã phê chuẩn Chương trình hỗ trợ kỹ thuật giúp Indonesia tăng cường năng lực xuất- nhập khẩu các sản phẩm thủy sản, bao gồm cả đào tạo nguồn nhân lực, chế biến sau thu hoạch, và tiếp thị sản phẩm.

chợ cá
Một chợ cá ở Indonesia. (Nguồn: mattprater.com)

Chương trình hỗ trợ năm năm nói trên - tập trung vào nâng cao giá trị và chất lượng các mặt hàng thủy sản cao cấp như tôm, cá ngừ, cá tra, cá măng, rong biển và chế biển thủy sản, được triển khai đồng thời trong khuôn khổ Chương trình công nghiệp hóa ngành thủy sản của MMAF. 

Việc hỗ trợ sẽ được tiến hành tại Sidoarjo và Banten với sản phẩm tôm, tại Ambon và Pelabuhan Ratu với cá ngừ, tại Đông Sumba và Trung Lombok với rong biển, tại Java, Sumatra và Kalimantan với cá tra, tại Java với cá măng, tại Bắc Sumatra, Lampung, Java, Bali và Tây Nusa Tenggara với chế biến thủy sản.

Chương trình hỗ trợ của Thụy Sĩ còn dành sự quan tâm nâng cao năng lực cho ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy sản các địa phương ở Indonesia về ký kết hợp đồng, nâng cao tay nghề, tuân thủ các yêu cầu xuất khẩu, xây dựng thương hiệu và xúc tiến tại các thị trường nước ngoài.

MMAF đánh giá cao sự hỗ trợ của Thụy Sĩ, sẽ giúp Indonesia hoàn thành mục tiêu xuất khẩu thủy sản đề ra cho năm 2014 và các năm sau đó.

Năm 2013, xuất khẩu các sản phẩm thủy sản của Indonesia đạt 4,16 tỷ USD, trong khi nhập khẩu đạt 467,4 triệu USD, và con số mục tiêu đề ra cho năm 2014 là 5,6 tỷ USD và năm 2019 là 9,43 tỷ USD.

Hiện ngành thủy sản Indonesia có tới 63.000 cơ sở chế biến thủy sản, song hầu hết có quy mô nhỏ và công nghệ chế biến còn lạc hậu, trong khi số có quy mô lớn chỉ chiếm chưa đầy 1% (624 cơ sở)./.

JAKARTA/Vietnam+, 13/02/2014
Đăng ngày 14/02/2014
Việt Tú
Kinh tế

Giải pháp giúp giảm hao hụt trong quá trình vận chuyển thủy sản xuất khẩu

Ngành thủy sản xuất khẩu đang đối mặt với thách thức lớn về việc duy trì chất lượng và độ tươi ngon của sản phẩm trong quá trình vận chuyển quốc tế. Đây là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến uy tín và giá trị kinh tế của ngành thủy sản Việt Nam.

Thủy sản
• 10:49 29/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 10:00 25/11/2024

Điểm mặt rào cản chuyển đổi xanh trong chế biến tôm đông lạnh

Chuyển đổi xanh trong ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là tôm đông lạnh, không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh biến đổi khí hậu và yêu cầu ngày càng khắt khe từ thị trường quốc tế. Tuy nhiên, hành trình này đang gặp nhiều rào cản lớn liên quan đến chi phí, cơ sở hạ tầng và quản lý năng lượng.

Chế biến tôm
• 10:29 21/11/2024

Cua ghẹ Việt Nam tăng trưởng ấn tượng khi hút hàng tại Trung Quốc

Xuất khẩu cua ghẹ và các loại giáp xác khác của Việt Nam đang có sự bứt phá ngoạn mục trên thị trường quốc tế, đặc biệt là tại Trung Quốc. Số liệu từ tháng 9/2024 cho thấy, ngành hàng này tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng, mở ra nhiều cơ hội phát triển trong thời gian tới.

Ghẹ
• 09:34 20/11/2024

Cách tăng cường hoạt tính của các Enzyme tiêu hóa

Trong nuôi tôm, một trong những yếu tố quyết định đến tốc độ tăng trưởng và sức khỏe của tôm chính là hệ tiêu hóa. Các enzym tiêu hóa đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn. Tuy nhiên, không phải lúc nào tôm cũng có đủ enzym tiêu hóa hoặc enzym tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Sau đây là một số cách tăng cường hoạt tính của các Enzym tiêu hóa cho tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 08:02 30/11/2024

Giải pháp giúp giảm hao hụt trong quá trình vận chuyển thủy sản xuất khẩu

Ngành thủy sản xuất khẩu đang đối mặt với thách thức lớn về việc duy trì chất lượng và độ tươi ngon của sản phẩm trong quá trình vận chuyển quốc tế. Đây là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến uy tín và giá trị kinh tế của ngành thủy sản Việt Nam.

Thủy sản
• 08:02 30/11/2024

Vai trò của các thành phần ion đối với sự phát triển của tôm

Để vụ nuôi tôm được thành công thì việc quản lý chất lượng, môi trường nước ao nuôi là một trong những yếu tố chủ chốt không thể bỏ qua, ngoài những thông số chính thì các thành phần ion trong ao cũng đóng vai trò quan trọng không kém đối với sức khỏe và sự tăng trưởng của tôm.

Tôm thẻ
• 08:02 30/11/2024

Lợi ích và tác động của thực phẩm thủy sản đối với chế độ ăn kiêng hiện nay

Thủy sản không chỉ là nguồn thực phẩm ngon miệng mà còn là lựa chọn lý tưởng cho những ai đang tìm kiếm một chế độ ăn kiêng lành mạnh. Với hàm lượng protein cao, ít calo và chứa nhiều omega-3, thủy sản đang ngày càng được ưa chuộng trong các chế độ ăn giảm cân và duy trì sức khỏe.

Thủy hải sản
• 08:02 30/11/2024

Khi mua men vi sinh cần quan tâm

Men vi sinh không chỉ là một sản phẩm hỗ trợ mà còn là yếu tố quyết định thành bại trong nuôi trồng thủy sản. Việc chọn lựa sản phẩm phù hợp có thể giúp người nuôi cải thiện môi trường ao, giảm nguy cơ dịch bệnh và nâng cao năng suất.

Ủ men vi sinh
• 08:02 30/11/2024
Some text some message..