“Thủy thần sông Lam” vắng bóng

Sú vàng, loài cá được mệnh danh là thủy thần trên sông Lam, đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng khi người dân đầu tư phương tiện, lùng sục săn tìm cả ngày lẫn đêm

cá sú vàng
Cá sú vàng nặng 67 kg do anh Đậu Nghi Lới (huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh) bắt năm 1998. (Ảnh do gia đình cung cấp)

Sông Lam chiều đông, nước lặng. Trên con thuyền nhỏ của ngư dân Nguyễn Văn Mạo (xã Hưng Hòa, TP Vinh, tỉnh Nghệ An), chúng tôi ngược dòng tìm kiếm cá sú vàng.

Đổi đời bởi trúng cá sú vàng

Xóm chài Hòa Lam những ngày giáp Tết đìu hiu, vắng vẻ. Tiếp chúng tôi trong căn nhà nhỏ nằm sát sông Lam, lão ngư Nguyễn Văn Hải, người được xem là sát thủ của loại cá sú vàng ở khu vực cửa sông Lam đổ ra biển, cho biết khoảng những năm 1990“Từ tháng 9, 10 âm lịch hằng năm, cá từ ngoài biển bơi từng đàn theo con nước ngược dòng để sinh sản. Cá nhiều, bắt bán không ai mua nên chỉ đem làm thịt ăn. Loại cá này hồi đó không ai muốn bắt, chỉ gõ mạnh vào mạn thuyền đuổi chúng đi cho khỏi bị hư lưới. Vậy mà bây giờ, chúng cực hiếm nên giá ngày càng đắt đỏ” - ông nói.

Từ năm 1990 tới nay, ở xóm chài Hòa Lam, rất nhiều người bắt được cá sú vàng nặng 40-60 kg, bán thu về hàng trăm triệu đồng. Lão ngư Đậu Nghi Lới (ngụ xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh) kể gần 50 năm đánh cá, ông bắt được tổng cộng 23 con cá sú vàng lớn. Giá trị nhất là con cá sú vàng nặng 67 kg bắt năm 1998, bán được 170 triệu đồng. Nhờ đó, ông Lới xây được căn nhà 2 tầng khang trang cũng như có tiền đầu tư cho con đi xuất khẩu lao động.

“Nếu trời không cho trúng con cá sú vàng năm 1998 thì có nằm mơ tôi cũng không dám nghĩ mình có được cuộc sống sung túc như bây giờ” - ông Lới cho biết.

Năm 2005, một ngư dân ở xã Phúc Thọ, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An lại bắt được con cá sú vàng 62 kg, bán được 421 triệu đồng. Đến năm 2008, anh Nguyễn Văn Thành (ngụ xã Nghi Xuân, huyện Nghi Lộc) cũng bắt được cá sú vàng nặng 58 kg, trị giá 525 triệu đồng.

Đổ xô đánh bắt

Theo người dân, cá sú vàng chỉ xuất hiện từ khoảng tháng 10 đến tháng 4 âm lịch hằng năm ở đoạn hạ lưu sông Lam (từ cầu Bến Thủy đến Cửa Hội).

Trên con thuyền nhỏ của ngư dân Nguyễn Văn Mạo, chúng tôi ngược xuôi trên khúc sông này tìm kiếm cá sú vàng. Anh Mạo cho biết: “Đi săn cá sú vàng, ngoài việc quan sát tốt thì cần có đôi tai thính, bởi loại cá này khi bơi trên sông thỉnh thoảng lại kêu eng éc như tiếng lợn con kêu. Khi phát hiện tiếng kêu này thì phải bí mật vây lưới rồi nằm trên thuyền phục bắt. Có thể phải chờ 1-2 ngày, thậm chí cả tháng mới bắt được chúng”.

Đi dọc theo sông Lam, suốt chiều dài khoảng 20 km, chúng tôi bắt gặp nhiều ghe hút cát trái phép và các thuyền nhỏ đang đánh bắt cá. Hỏi các ngư dân về cá sú vàng, ai cũng lắc đầu bởi khoảng từ năm 2008 tới nay, không ai bắt gặp loại cá quý hiếm này trên sông Lam nữa.

Ngư dân Nguyễn Văn Nguyệt (trú xóm chài Hòa Lam) ngày nào cũng đánh bắt cá trên khúc sông này. Ông kể mấy năm nay, người đi tìm bắt cá sú vàng rất nhiều. Ngoài người dân sống dọc sông Lam còn có cả đội thợ lặn chuyên nghiệp từ tỉnh Thanh Hóa, TP Hải Phòng vào săn lùng nhưng không thấy ai bắt được loài cá này.

Trời về chiều càng lạnh, sau gần 2 giờ đi dọc sông Lam, chiếc thuyền nhỏ của anh Mạo quay về cập bến đò nhỏ tại xóm chài Hòa Lam. Chiến lợi phẩm mà bố con anh Mạo thu được chỉ khoảng 5 kg cá nhỏ.

Ngồi nhặt vội mớ cá nhỏ để kịp đi bán buổi chợ chiều, chị Hà (vợ anh Mạo) thở dài: “Hai bố con đi cả buổi được 5 kg cá, đem bán được khoảng 120.000-150.000 đồng, trừ tiền dầu ra chỉ kiếm được 80.000 đồng. Tàu khai thác cát, nguồn nước ô nhiễm nên giờ đừng nói cá sú vàng, ngay cả các loại cá bình thường như chép, trắm, mè… cũng hiếm lắm”.
về trước, cá sú vàng trên sông Lam rất nhiều.

Người lao động, 11/01/214
Đăng ngày 13/01/2014
Đức Ngọc
Sinh học

Ứng dụng một số công nghệ trong chế biến và bảo quản thủy sản

Công nghệ chế biến và bảo quản thủy sản đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn chất lượng, kéo dài thời gian sử dụng, và nâng cao giá trị thương mại của các sản phẩm thủy sản.

Thủy sản
• 10:34 18/02/2025

Bản chất kiềm trong ao nuôi tôm

Độ kiềm là tổng lượng các ion bicarbonate (HCO₃⁻), carbonate (CO₃²⁻) và đôi khi hydroxide (OH⁻) trong nước. Các ion này có khả năng trung hòa axit trong nước.

Ảnh bìa
• 10:00 05/12/2024

Vai trò của các thành phần ion đối với sự phát triển của tôm

Để vụ nuôi tôm được thành công thì việc quản lý chất lượng, môi trường nước ao nuôi là một trong những yếu tố chủ chốt không thể bỏ qua, ngoài những thông số chính thì các thành phần ion trong ao cũng đóng vai trò quan trọng không kém đối với sức khỏe và sự tăng trưởng của tôm.

Tôm thẻ
• 10:28 29/11/2024

Sự hỗ trợ nhau ở các bộ phận trên cơ thể tôm

Mỗi bộ phận của tôm, từ vỏ ngoài cứng cáp đến các cơ quan tiêu hóa, hô hấp và bài tiết, đều giữ vai trò riêng biệt nhưng lại không thể hoạt động một cách độc lập. Sự liên kết này giúp tôm bảo vệ bản thân trước các mối nguy, tận dụng dinh dưỡng và duy trì sức khỏe.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:33 13/11/2024

Ảnh hưởng của dinh dưỡng đến tỷ lệ sống của tôm giống

Trong nuôi tôm giống, dinh dưỡng đóng vai trò cực kỳ quan trọng quyết định đến tỷ lệ sống và khả năng phát triển của tôm. Tôm giống khỏe mạnh, phát triển đều đặn không chỉ giúp người nuôi đạt năng suất cao mà còn giảm thiểu rủi ro trong suốt quá trình nuôi. Để đạt được điều này, người nuôi cần hiểu rõ vai trò của dinh dưỡng và cách tối ưu hóa khẩu phần ăn cho tôm giống.

Tôm giống
• 00:20 19/02/2025

Ứng dụng một số công nghệ trong chế biến và bảo quản thủy sản

Công nghệ chế biến và bảo quản thủy sản đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn chất lượng, kéo dài thời gian sử dụng, và nâng cao giá trị thương mại của các sản phẩm thủy sản.

Thủy sản
• 00:20 19/02/2025

Sinh vật bám phao và ảnh hưởng đến tôm

Trong quá trình nuôi tôm, người nuôi thường quan tâm đến chất lượng nước, thức ăn và các yếu tố môi trường khác. Tuy nhiên, một vấn đề ít được chú ý nhưng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm chính là sự xuất hiện của các sinh vật bám trên phao và các bề mặt khác trong ao nuôi. Những sinh vật này bao gồm thực vật thủy sinh, riêu, tảo và hàu chỉ, có thể tác động đến môi trường ao nuôi và sức khỏe của tôm theo nhiều cách khác nhau. Hiểu rõ về nhóm sinh vật này và cách kiểm soát chúng sẽ giúp người nuôi tối ưu hóa quy trình quản lý ao tôm một cách hiệu quả hơn.

Hàu chỉ
• 00:20 19/02/2025

Ba tỉnh hàng đầu nuôi và xuất khẩu tôm nước lợ

Ngày 14/2/2025, tại tỉnh Bạc Liêu, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị phát triển ngành tôm nước lợ năm 2025.

Nuôi tôm
• 00:20 19/02/2025

Phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026 - 2030

Vừa qua, UBND tỉnh Bình Định thông qua Quyết định phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026- 2030, định hướng đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Ngư dân
• 00:20 19/02/2025
Some text some message..