Thủy triều đỏ - "ác mộng" của người nuôi thủy sản

Tại khu vực ven biển Hải Phòng vừa qua đã liên tiếp xảy ra các đợt thủy triều đỏ ven đảo Cát Bà và Đồ Sơn, ảnh hưởng xấu đến việc nuôi trồng thuỷ sản.

Người dân nuôi ngao ở Cát Bà thu dọn xác ngao do ảnh hưởng thủy triều đỏ.

Người dân nuôi ngao ở Cát Bà thu dọn xác ngao do ảnh hưởng thủy triều đỏ.

Dồn dập gây thiệt hại

Hiện tượng thủy triều đỏ lần đầu tiên được ghi nhận tại Hải Phòng vào tháng 6.2002 tại Cát Bà. Đợt bùng phát đó đã khiến cho tỷ lệ cá lồng chết tăng lên hơn 20 lần so với bình thường. Trong một năm qua, Viện Nghiên cứu hải sản thực hiện đề tài nghiên cứu về hiện tượng thuỷ triều đỏ và ghi nhận liên tiếp 3 đợt bùng phát thuỷ triều đỏ ở Cát Bà, gây thiệt hại nhiều tỷ đồng cho các hộ nuôi ngao ở khu vực ven biển Đồng Bài, Phù Long, Hiền Hào thuộc huyện Cát Hải.

Ông Bùi Đình Như - người có diện tích nuôi ngao trên 1ha ở thôn Ngoài, xã Phù Long, huyện Cát Hải cho biết: Nhiều hộ nuôi ngao ở địa phương vừa mới khôi phục sau đợt ngao chết tháng 11 năm 2011, thật không may, đợt cuối tháng 3 đến đầu tháng 4 vừa rồi ngao lại chết rải rác với tỷ lệ trung bình trên 50% do thủy triều đỏ.

Rủi ro hơn cả là trường hợp hộ gia đình ông Lưu Đức Trình (SN 1963), ở thôn Trấn, xã Đồng Bài, huyện Cát Hải. Mấy tháng trước, gia đình ông Trình chung vốn với một người cùng địa phương, kết hợp cả vay mượn được gần 2 tỷ đồng mua ngao giống thả trên 3,5ha. Thế nhưng chưa kịp đến kỳ thu hoạch thì gặp đợt thuỷ triều đỏ vừa qua khiến ngao chết tới 70%. Ngao chết không thu được vốn, gia đình còn phải mất tiền thuê lao động về dọn xác ngao trên bãi.

Chưa có giải pháp hữu hiệu

Ông Lê Thanh Tùng - Phó Trưởng phòng Công nghệ sinh học biển Viện Nghiên cứu hải sản cho biết thêm: Qua đợt lấy mẫu phân tích đầu tháng 4 vừa qua tại khu vực ven biển Đồ Sơn và Cát Bà của Viện, được biết, tác nhân gây ra thuỷ triều đỏ là loài tảo giáp Noctiluca scintillans, thuộc chủng màu đỏ. Mặc dù không sinh độc tố, nhưng với mật độ cao, chúng gây nên tình trạng cạn kiệt nhanh ôxy trong thủy vực. Mặt khác, với khả năng tiêu hóa mạnh các loài thực vật phù du khác, chúng làm cạn kiệt nguồn dinh dưỡng của nhiều loài thủy sinh, từ đó có thể gây chết thuỷ sản.

Trao đổi với NTNN về hướng phòng tránh, tiến sĩ Nguyễn Văn Nguyên - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu hải sản cho biết: Trên cơ sở các kết quả phân tích diễn biến về hiện tượng thủy triều đỏ bùng phát đầu tháng 4.2012 tại khu vực Cát Bà và Đồ Sơn, Hải Phòng, Viện Nghiên cứu hải sản đã kịp thời đưa ra các thông báo, cảnh báo tới các ban ngành quản lý liên quan kết hợp với các địa phương có hiện tượng trên tích cực tuyên truyền giải pháp, phòng tránh nhằm giảm thiểu tối đa thiệt hại về kinh tế cho người nuôi thuỷ sản.

Tuy nhiên, hiện chưa có nhiều giải pháp hữu hiệu phòng tránh thuỷ triều đỏ và giải pháp giảm thiểu tác hại vẫn chủ yếu là né tránh. Trong trường hợp bị dải thuỷ triều đỏ đậm đặc bao phủ, các hộ nuôi cá lồng bè nên chủ động hạ thấp lồng để tạo không gian cho cá tránh lớp nước thuỷ triều đỏ, vốn chỉ dày khoảng 3-5cm trên tầng mặt, khi tình hình ổn định, không còn xuất hiện hiện tượng thuỷ triều đỏ mới tiếp tục thả con giống trở lại.

Báo Dân Việt
Đăng ngày 18/05/2012
Trần Phượng
Dịch bệnh

Nấm đồng tiền xuất hiện trên nhá tôm: Nhận biết và cách xử lý

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó, theo cách gọi dân gian của người nuôi, thực chất là một loại địa y chứ không đơn thuần là một loại nấm. Nấm đồng tiền có mùi tanh nồng, thường xuất hiện trong các ao nuôi tôm lâu năm, bám chặt vào nhá cho ăn, bạt, đất, đá và các dụng cụ trong ao gây nhiều khó khăn cho người nuôi.

Nấm đồng tiền
• 11:01 17/12/2024

Không nên tin tưởng sản phẩm quảng cáo "trị dứt điểm EHP"

Hiện nay, nhiều người nuôi tôm đang đối mặt với những lời quảng cáo đầy hứa hẹn về các sản phẩm “trị dứt điểm EHP”.

EHP trên tôm
• 11:00 16/12/2024

EHP: Cơn ác mộng của người nuôi tôm

Trong những năm gần đây, ngành nuôi tôm đã đối mặt với nhiều thách thức, trong đó EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) đã nổi lên như một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất.

Tôm bệnh EHP
• 09:50 12/12/2024

Hạn chế thiệt hại từ EHP trong nuôi tôm

Bệnh do ký sinh trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) là một trong những thách thức lớn đối với ngành nuôi tôm hiện nay.

Tôm EHP
• 09:51 10/12/2024

[Siêu khuyến mãi] Sale nốt - Chốt năm

Tháng cuối năm là thời điểm diễn ra nhiều sự kiện khuyến mãi tập trung quy mô lớn, nhộn nhịp nhất trong năm nhằm kích cầu tiêu dùng.

Farmext eShop
• 14:38 21/12/2024

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt cá

Chất lượng thịt cá đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị ngành thủy sản. Không chỉ ảnh hưởng đến giá trị kinh tế, chất lượng thịt cá còn quyết định đến độ an toàn thực phẩm và sự hài lòng của người tiêu dùng. Vậy làm sao để nâng cao chất lượng thịt cá? Dưới đây là những giải pháp đã được nghiên cứu và áp dụng thành công trong thực tế.

Cá
• 14:38 21/12/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 14:38 21/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 14:38 21/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 14:38 21/12/2024
Some text some message..