Tỉ phú chồn hương, lươn bể

Ở tuổi 32, anh Đặng Ngọc Tuân (xã Minh Lập, H.Chơn Thành, Bình Phước) nổi danh “triệu phú trẻ” khi sở hữu trong tay mô hình kinh tế hiệu quả “chồn hương, lươn bể”.

Anh Tuân chia sẻ nghề nuôi chồn hương - Ảnh Nhật Văn
Anh Tuân chia sẻ nghề nuôi chồn hương - Ảnh Nhật Văn

Trại nuôi chồn hương, lươn bể chỉ rộng khoảng 270 m2, nhưng lại thu lời gần 2 tỉ đồng/năm.

180m2, nuôi chồn lời hơn tỉ đồng/năm

Dẫn chúng tôi dạo quanh trại nuôi chồn hương, anh Tuân trò chuyện: “Như các anh thấy, diện tích đâu quyết định được ý tưởng làm giàu. Cái quan trọng là mình phải biết đầu tư con gì vào thời điểm này trên diện tích nhỏ nhất để cho hiệu quả kinh tế cao”. Và rồi, anh kể tiếp chuyện liều lĩnh của mình khi quyết định đầu tư nuôi chồn hương đúng vào thời điểm khủng hoảng kinh tế.

Cuối năm 2008, nhiều nông dân tỉnh Bình Phước đổ xô nuôi nhím, rắn ri voi, còn anh Tuân lại nuôi chồn hương (còn gọi cầy vòi hương, tên khoa học vivericula indica). Dốc hết vật lực trong nhà và vay mượn thêm bạn bè được gần 200 triệu đồng, anh đã đầu tư xây 28 chuồng (1m2/chuồng/1 con), rồi lên tận Củ Chi (TP.HCM) mua 14 cặp chồn giống về nuôi (giá 6-7 triệu đồng/cặp).

Anh phấn khởi nói tiếp: “Sau 1 năm, 14 cặp chồn bắt đầu sinh sản, đẻ ra được 60 chồn con (1 con cái đẻ 4-6 con/lứa). Tôi quyết định bán hết số chồn con này, được gần 200 triệu đồng. Đến năm thứ 2, các cặp bố mẹ đã thuần hoá giống, đẻ 2 lứa/năm, bắt đầu từ đó có lời (350 triệu đồng/năm)”. Sang năm thứ 3, anh Tuân quyết định mở rộng quy mô chăn nuôi lên 180 chuồng và con số thu lời đạt hơn 1 tỉ đồng/năm. Cơ sở của anh hiện chỉ bán chồn giống, không bán chồn thịt, vì nhu cầu chồn giống còn khát.

Theo anh Tuân, chồn hương rất dễ nuôi, lại ít bị bệnh, tuổi thọ trung bình trên 10 năm. Sau 1 năm nuôi, con đực trưởng thành nặng khoảng 5-7kg, con cái 3-5kg. Chồn ăn tạp, thức ăn là động thực vật, dễ tìm mua. Anh Tuân thường cho chồn ăn cháo, chuột, rắn, ếch, đặc biệt là trái cà phê. Trung bình 1 con chồn 4kg ăn hết 1kg trái cà phê tươi/ngày và cho ra 150-200 gam cà phê chồn (tương đương 170-220.000đồng).

6m2 xuất 1,4 tấn lươn/năm.

Một bất ngờ nữa đến với chúng tôi, khi anh Tuân dẫn thăm 9 bể nuôi lươn (rộng khoảng 6m2/bể) nằm song song cách trại nuôi chồn khoảng 1,5m. Anh Tuân chậm rãi phân tích: “Nuôi lươn lời, không thua gì nuôi chồn, công cán bỏ ra không nhiều. Một bể (6m2) nuôi lươn tương đương trồng 1ha cao su”. Anh lại giải thích, một bể nuôi 100-150kg lươn giống, 6 tháng sau xuất bán đạt 700kg/bể. Mỗi năm nuôi được 2 lứa (tức xuất bán 1,4 tấn/bể), trừ 50% chi phí nuôi, còn lãi khoảng 80 triệu đồng/bể (tương đương 1 ha cao su).

Theo anh Tuân, nuôi lươn như kiểu “làm chơi ăn thiệt”. Buổi trưa, anh cho người thu mua cá ươn, cá nhỏ ở chợ hoặc những người đánh bắt cá ven sông, suối đem về xay cho lươn ăn, thỉnh thoảng kết hợp cho lươn ăn con trùn quế. Chiều tối thay nước mới cho bể nuôi (duy trì mức nước 30-40cm), để giúp môi trường nước sạch, hạn chế bệnh cho lươn. Cứ thế, lươn lớn nhanh trông thấy hàng tuần.

“Trước kia người ta nuôi lươn thường đổ bùn vào trong bể, kiểu nuôi này đã lạc hậu vì khó thay nước, bể bị ô nhiễm làm lươn hay bị bệnh hoặc chậm lớn”, anh Tuân chia sẻ. Thay vì nuôi bùn, anh đã đóng 2 khung tre (mỗi khung kết nhiều nan tre cách nhau 10cm, diện tích khung khoảng 2m2), rồi chập 2 khung vào nhau (giữa hai khung cách nhau 5cm) để làm nơi cho lươn trú ngụ.

Cà phê chồn hảo hạng

Cứ vào khoảng tháng 10, anh Tuân lại cho bầy chồn của mình “di cư” lên xã Tu Tra (H.Đơn Dương, Lâm Đồng) để sản xuất cà phê chồn. Anh cho biết, chồn hương rất thích ăn cà phê chín, nhưng lại biết kén chọn hạt ngon. Khi ăn, chúng chỉ ăn phần vỏ và cùi trái, còn phần hạt chúng nuốt vào bụng nhưng không tiêu hoá được. Khi đi qua dạ dày và ruột, những hạt này được thẩm thấu các chất enzyme và hệ men tiêu hoá của chồn, làm biến đổi chất, mùi vị trong hạt. Sau đó chúng thải hạt ra ngoài, đem chế biến thành cà phê chồn hương thơm ngon đặc biệt.

 

Thanh niên
Đăng ngày 21/11/2012
nhật văn
Nông thôn

Bình Định tổ chức gặp mặt ngư dân đầu xuân 2024

Chiều 23.2, phường Tam Quan Bắc, thị xã Hoài Nhơn, Bình Định tổ chức buổi gặp mặt 200 chủ tàu và ngư dân trên địa bàn triển khai kế hoạch khai thác hải sản năm 2024 và tuyên truyền động viên ngư dân kiên trì vươn khơi, bám biển khai thác hải sản đạt kết quả cao nhất.

Họp
• 11:12 04/03/2024

Kết quả sản xuất tôm nước lợ năm 2023

Tình hình thời tiết trong năm 2023 tương đối thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản (NTTS).

Tôm thẻ
• 10:16 27/02/2024

Thả 57.400 con cá giống để tái tạo nguồn lợi thủy sản đầm Trà Ổ

Nhằm tích cực tái tạo nguồn lợi thủy sản đầm Trà Ổ, sáng ngày 24.2 tại Nhà máy điện năng lượng mặt trời đầm Trà Ổ ở thôn Mỹ Phú Bắc xã Mỹ Lợi, UBND huyện Phù Mỹ tổ chức Lễ thả 57.400 con cá giống các loại gồm cá Trê lai, cá Trắm cỏ, cá rô đầu vuông, cá mè, cá trôi…

Thả giống
• 10:33 26/02/2024

Cận cảnh: Nuôi cá bằng... smartphone ở Vĩnh Phúc

Mấy năm gần đây, nhờ có sự hỗ trợ, hướng dẫn của các cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh Vĩnh Phúc, nhiều nông dân nuôi cá nước ngọt ở các xã, huyện trên địa bàn đã áp dụng phần mềm mới thông qua điện thoại thông minh (smartphone) để chăm sóc vật nuôi hiệu quả hơn.

Điện thoại
• 14:35 05/02/2024

Bạc Liêu: Tiến độ xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm

Tép Bạc đã phản ánh, năm 2023, tỉnh Bạc Liêu đứng đầu cả nước về sản lượng tôm nước lợ và kim ngạch xuất khẩu nhờ phát triển nuôi siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao. Bạn đọc muốn biết thêm tiến độ đầu tư xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm nổi tiếng ở Bạc Liêu nên xin cung cấp thêm thông tin.

Khu nuôi tôm công nghệ cao
• 04:27 29/03/2024

Tập huấn ứng dụng công nghệ trong bảo quản cá ngừ đại dương

Chiều ngày 27.3, Hiệp hội Thủy sản Bình Định phối hợp với Liên hiệp các hội KHKT Bình Định và Chi cục Thủy sản ( Sở NN&PTNT) tổ chức tập huấn quy trình công nghệ khí nitơ nano trong bảo quản cá ngừ đại dương cho 50 ngư dân làm nghề câu cá ngừ trên địa bàn phường Tam Quan Bắc, TX Hoài Nhơn.

Cá ngừ
• 04:27 29/03/2024

Như thế nào để tôm được vận chuyển đúng cách?

Tôm cũng giống như các hàng hóa khác, phân loại theo nhu cầu của khách hàng mà được vận chuyển đến các nơi khác nhau, với hai giai đoạn cơ bản như tôm giống được vận chuyển từ các trại giống đến ao nuôi và tôm thương phẩm được vận chuyển đến các chợ đầu mối, nhà máy chế biến. Vậy cách nào để có thể vận chuyển chúng một cách an toàn, tiết kiệm mà vẫn hiệu quả nhất? Hãy cùng tìm hiểu dưới đây nhé!

Tôm đông lạnh
• 04:27 29/03/2024

Biện pháp hạ phèn hiệu quả nhanh chóng

Chắc chắn rằng việc ao nuôi bị nhiễm phèn không còn là điều quá xa lạ đối với những người nuôi trồng thủy sản. Phèn xuất hiện trong ao nuôi tôm sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất và sản lượng của vụ nuôi.

Ao nuôi tôm bị nhiễm phèn
• 04:27 29/03/2024

Tôm đang trong ao bị thối đuôi: Nguyên nhân và cách điều trị

Tôm bị thối đuôi là một trong những bệnh nguy hiểm thường gặp ở tôm, đặc biệt là tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Bệnh có thể gây ra tỷ lệ tử vong cao, ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ thương phẩm
• 04:27 29/03/2024